Monday, September 30, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnÔng Biden từ chối Nhật, trao US Steel cho TQ

Ông Biden từ chối Nhật, trao US Steel cho TQ

US Steel là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất của Hoa Kỳ, nhưng tập đoàn thép Nippon (NSC), nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản, đã thực hiện một thương vụ mua lại toàn bộ US Steel. Nghĩa là Nippon Steel sẽ sở hữu mọi thứ mà US Steel sở hữu, bao gồm tất cả cơ sở vật chất và đất đai, nhưng sẽ không có bất kỳ tổn thất việc làm đáng kể nào liên quan đến giao dịch này. Tức là lợi ích về việc làm mà US Steel mang lại không hề bị xáo trộn, chỉ khác nhau ở tư cách sở hữu tài sản. Giá mua là 55 USD/cổ phiếu (tương đương khoảng 14,9 tỷ USD cho mọi thứ). Đó là một thỏa thuận hoàn toàn bằng tiền mặt.

Nhà máy của US Steel tại Clairton, Pennsylvania.

Theo thông cáo từ US Steel, giao dịch này đã được Hội đồng Quản trị của cả NSC và US Steel nhất trí thông qua. Tưởng mọi việc đã xong, tuy nhiên, theo thông tin mà CNN đưa Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự phản đối công khai đối với đề xuất bán US Steel cho công ty Nippon Steel của Nhật Bản. Điều này đã phủ bóng đen không chỉ lên chuyến thăm cấp nhà nước sắp tới của Thủ tướng Nhật Bản mà còn cả mối quan hệ đồng minh nói chung.

Nhật Bản là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ và Hội đồng An ninh Quốc gia. Trong khi đó, NSC hiện đang vận hành nhiều cơ sở thép trên khắp Hoa Kỳ. Đó cũng là một công ty được tôn trọng và đáng tin cậy, đã đưa ra những cam kết đáng kể trong việc hỗ trợ cho công nhân viên của US Steel đại diện. Điều này sẽ củng cố ngành công nghiệp thép của Mỹ, việc làm của Mỹ, an ninh quốc gia của Mỹ, cũng như an ninh chuỗi cung ứng của Mỹ. Thế nhưng quyết định của ông Biden khi đưa ra những tuyên bố như vậy trong bối cảnh quốc tế đầy biến động ngày nay đã khiến Nhật Bản và nhiều người Mỹ tỏ ra thất vọng.

Trong suốt thời gian qua, Nhật Bản đã rất thiện ý trong việc bày tỏ lòng trung thành đối với Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Fumio Kishida, chính phủ của Nhật Bản đã thực hiện các bước đi chưa từng có để hỗ trợ và gắn kết với các ưu tiên chiến lược của Mỹ, tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng và thực hiện các động thái trong nước gây tranh cãi khác.

Gần đây, Nhật Bản đã phá vỡ mọi tiền lệ khi lấp đầy khoảng trống của Mỹ trong việc trợ giúp Ukraina chống lại Nga, bất chấp những tổn thương kinh tế và an ninh mà Nhật Bản sẽ gặp phải khi tham gia vào chương trình nghị sự chống Nga của chính quyền Biden. Trong một động thái khiến giới quan sát châu Á ngạc nhiên, Nhật Bản thậm chí đã vận chuyển tên lửa Patriot tới Mỹ để giúp Ukraina cung cấp những loại vũ khí rất cần thiết. Đây là một hành động dũng cảm về mặt chính trị của Tokyo, báo hiệu sự sẵn sàng làm nhiều hơn nữa để tăng cường liên minh Mỹ – Nhật.

Tokyo làm như vậy chính là để bày tỏ sự đồng hành cùng nước Mỹ trước cam kết và tầm nhìn về một thế giới an toàn hơn. Thế nhưng, chính quyền của ông Biden đã xếp Nhật Bản vào cùng hạng với Trung Quốc và Nga một cách không công bằng khi công khai phản đối đề xuất mua lại một công ty thép Mỹ của Nippon. Vấn đề nằm ở chỗ việc mua lại công ty thép của Mỹ chính là việc Nhật Bản đầu tư vào mối quan hệ với đồng minh mạnh nhất của mình. Người Nhật đặt mục tiêu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Mỹ, điều này sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế của Mỹ với dòng vốn và tài nguyên chưa từng có, đồng thời hồi sinh một ngành công nghiệp quan trọng trong công nghiệp sản xuất vũ khí. Sự phản đối của Tổng thống Biden cho thấy chính quyền của ông đã từ chối những lợi ích cho đất nước và người dân Mỹ.

Lợi ích kinh tế và quốc gia đang đặt sau lợi ích chính trị.

Ở góc độ chiến lược, Nhật Bản mua được công ty sản xuất thép Hoa Kỳ sẽ giúp Tokyo giải quyết được những vấn đề sau:

Một là, có thể cung cấp nguyên liệu thép chất lượng cao cho Nhật Bản thông qua việc xuất khẩu thép và nguyên liệu thép từ Hoa Kỳ, điều này có thể giúp Nhật Bản đảm bảo nguồn cung lượng thép ổn định và đa dạng.

Hai là, tạo thế mạnh trong cạnh tranh thép giữa các nhà sản xuất thép trên thị trường quốc tế mà Trung Quốc lại là một tay chơi lớn trong thị trường này.

Ba là, US Steel có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Sự phát triển của quan hệ này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa hai quốc gia.

Bốn là, US Steel đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thép của Hoa Kỳ và sức khỏe của ngành công nghiệp này có thể có tác động đến nền kinh tế của Hoa Kỳ và quan hệ kinh tế toàn cầu.

Vậy khi US Steel không được bán cho Nhật Bản thì nó có thể mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc?

Theo đánh giá của Hiệp hội sản xuất thép quốc tế, Trung Quốc là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, chiếm gần một nửa tổng sản lượng thế giới. Các nước sản xuất thép lớn khác bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc và Hoa Kỳ, mà Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản lại là đồng minh của Hoa Kỳ. Do đó, trong thế cạnh tranh này, nếu Nhật Bản và Hoa Kỳ hợp nhất, đương nhiên sẽ tạo thế mạnh vững chắc trước Trung Quốc. Còn Nga, trong cuộc cạnh tranh mà có lợi cho mình về giá cả, đương nhiên họ cũng sẽ không bỏ qua. Do đó, chỉ cần Hoa Kỳ giữ Nga ở đó với vai trò là người chơi hưởng lợi về giá thì việc cạnh tranh với Trung Quốc không thành vấn đề.

Nhưng nếu US Steel không được bán cho Nhật Bản, Trung Quốc có thể xem đó là một cơ hội để thống trị thị trường quốc tế trong lĩnh vực thép. Bắc Kinh có thể nhìn nhận việc US Steel tiếp tục hoạt động như một đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế và họ sẽ đối phó với từng đối tượng dễ dàng hơn đối đầu với một khối liên minh thị trường. Về nguyên tắc, người chơi lớn nhất sẽ được áp đặt luật chơi, Trung Quốc lại là một quốc gia sản xuất thép lớn nhất.

Do đó, Trung Quốc có thể tận dụng sự cạnh tranh từ US Steel để kiểm soát giá cả trên thị trường quốc tế. Việc giữ chặt kiểm soát này có thể giúp Trung Quốc duy trì hoặc tăng giá cả để hỗ trợ các nhà sản xuất thép trong nước. Do vậy, Trung Quốc có thể tận dụng việc không được bán của US Steel để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này có thể bao gồm việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc tăng cường khả năng xuất khẩu.

Trong trường hợp US Steel không được bán cho Nhật Bản, Trung Quốc có thể tập trung vào việc phát triển ngành công nghiệp thép nội địa. Điều này có thể giúp Bắc Kinh giảm độ phụ thuộc vào việc nhập khẩu thép và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Cho nên, việc Washington cố gắng ngăn chặn sự sáp nhập này không chỉ gây nguy hiểm cho mối quan hệ với một đồng minh quan trọng mà còn cung cấp cho Trung Quốc một phương tiện đòn bẩy khác giúp họ trở thành kẻ bất bại. Điểm này sẽ khiến Bắc Kinh ngày càng hiếu chiến hơn. Tuyên truyền chống Mỹ từ Bắc Kinh cũng đã trở nên sắc bén hơn, bắt đầu bằng những cáo buộc bài ngoại và bầu không khí căm ghét người châu Á. Đây là đường tấn công được gia tăng mạnh mẽ kể từ sau đại dịch Covid-19. Với những nỗ lực gần đây hơn của Quốc hội nhằm cấm nền tảng truyền thông xã hội TikTok của Trung Quốc, Bắc Kinh lại có một cơ hội khác để vũ khí hóa tình cảm chống Mỹ. Bắc Kinh cũng không ngại gọi Mỹ là “kẻ thù chung” của thế giới.

Để đáp lại báo cáo của Lầu Năm Góc vào tháng 10/2023, tiết lộ kho vũ khí hạt nhân ngày càng gia tăng của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã gán cho Hoa Kỳ là “kẻ phá hoại” hòa bình và ổn định khu vực lớn nhất. Đương nhiên, lập luận của Trung Quốc sẽ được liên kết với những gì mà chính quyền của ông Biden đang làm tại Ukraina và Gaza, có thể gây được tiếng vang với những người hoài nghi về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Do đó, quyết định tố cáo một thỏa thuận kinh doanh với đồng minh thân cận nhất là Nhật Bản chỉ đổ thêm dầu vào lửa cho nước Mỹ mà thôi. Vì rõ ràng, việc từ chối thỏa thuận với Nippon Steel của Mỹ sẽ làm suy yếu một trong những thế mạnh lớn nhất của Mỹ trong việc liên minh với các đối tác cùng chí hướng như Nhật Bản.

Một điểm đáng lưu ý là tổn hại lòng tin giữa quan hệ đồng minh. Khi lòng tin bị thay thế bằng sự hoài nghi, nhiều đồng minh khác cũng sẽ thận trọng với mọi thứ của Mỹ. Hơn bao giờ hết, thế giới cần thể hiện sự lãnh đạo và cam kết hợp tác toàn cầu từ Hoa Kỳ. Từ cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraina, và sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng với Nga và Trung Quốc, bây giờ Mỹ lại phải tiếp tục đương đầu với thách thức cả trong và ngoài nước. Việc nghi ngờ lời đề nghị đầu tư vào nền kinh tế của đồng minh thân cận nhất của Mỹ sẽ chỉ làm bạn bè của Mỹ thất vọng và làm hài lòng các đối thủ của Mỹ trên khắp thế giới mà thôi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới