Tuesday, December 24, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiCây cầu cao nhất thế giới ở TQ, chỉ tốn 3.500 tỷ...

Cây cầu cao nhất thế giới ở TQ, chỉ tốn 3.500 tỷ và 3 năm xây dựng

Cầu Bắc Bàn Giang ở Trung Quốc được công nhận là cây cầu cao nhất thế giới với chiều cao tương đương tòa nhà 200 tầng.

Cầu Bắc Bàn Giang bắc qua một khe núi nối hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu của Trung Quốc. Với chiều cao 565 m so với mặt sông bên dưới, tương đương với chiều cao của tòa nhà 200 tầng, được Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là cây cầu cao nhất thế giới.

Cầu Bắc Bàn Giang dài 1.341 m (nhịp chính ở giữa dài 720 m), với hai trụ chính cao 269 m và 247 m được. Toàn bộ cây cầu sử dụng hàng chục nghìn bộ phận bằng thép, có tổng trọng lượng gần 30.000 tấn, được kéo bằng 112 cặp dây cáp.

Việc thi công cầu Bắc Bàn Giang gặp rất nhiều trở ngại do điều kiện địa hình hiểm trở, địa chất chủ yếu là đá vôi với độ cứng cực kỳ kém và nhiều hang động ẩn bên trong. Để tránh những hang động, khe nứt khắp ngọn núi, các nhà thiết kế đã phải liên tục khảo sát, di chuyển cây cầu lên cao hơn và cuối cùng đặt mặt cầu ở độ cao chóng mặt 565 m.

Quá trình xây dựng cầu Bắc Bàn Giang cũng là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng công nghệ ghép nối hệ thống treo di chuyển dọc để nâng các đoạn dầm dầm thép khi xây dựng một cây cầu dây văng giàn thép nhịp dài ở khu vực miền núi.

Công nghệ này dùng để nâng các đoạn dầm thép dài 12 m và nặng khoảng 160 tấn trên mặt đất thông qua cần cẩu và các thiết bị khác.Về thời gian xây dựng, so với quy trình truyền thống, một nhịp cầu có thể tiết kiệm thời gian xây dựng từ một đến hai ngày.

Cầu Bắc Bàn Giang khởi công xây dựng vào năm 2013 và chỉ mất hơn 3 năm để hoàn thành, với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ nhân dân tệ (hơn 3.500 tỷ đồng), giúp giảm thời gian đi lại giữa huyện Tuyên Uy (Vân Nam) và huyện Lục Bàn Thủy (Quý Châu) từ gần 5 giờ xuống còn 1 giờ.

Cầu Bắc Bàn Giang được đánh giá có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu. Trước đây, do địa hình dốc, giao thông đi lại bất tiện nên sự phát triển kinh tế của khu vực này bị tụt hậu. Với sự xuất hiện của cây cầu này, việc giao lưu của người dân trở nên thuận tiện hơn, dòng chảy vật chất thông thoáng hơn, tiếp thêm sức sống mới cho sự phát triển kinh tế địa phương.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới