Friday, September 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSự nguy hiểm của sinh viên khi bị kích động biểu tình

Sự nguy hiểm của sinh viên khi bị kích động biểu tình

“Hãy tưởng tượng chúng ta cần hòa bình ổn định hay là cần những khẩu hiệu hào nhoáng?”

Sinh viên Bangladesh biểu tình tại thủ đô Dhaka (Bangladesh).

Bangladesh là một câu trả lời không thể chân thật hơn. Qua trường hợp này, có thể thấy những nguy cơ nào có thể xảy ra với Việt Nam.

Nhìn vào Bangladesh hiện nay, dù kịch bản nào xảy ra, bên nào có thể lên nắm quyền đi chăng nữa, một kịch bản hiện hữu trước mắt đó là kinh tế suy giảm và hỗn loạn là điều đang diễn ra ngay lập tức.

Quay trở lại với thời gian trước năm 2008, Bangladesh từng bị coi là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và từng bị Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger gọi là “trường hợp không thể cứu vãn về kinh tế”.

Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi 180° khi cựu Thủ tướng Sheikh Hasina lên nắm quyền từ năm 2009. Với một loạt những chính sách hợp lý, kinh tế Bangladesh đã bắt đầu phát triển với tốc độ chóng mặt lên tới 6% một năm; tình trạng đói nghèo ở nước này cũng đã giảm mạnh; hơn 95% trong tổng số 170 triệu dân của nước này hiện đã có điện sinh hoạt.

Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của Bangladesh đã vượt qua Ấn Độ. Tuổi thọ của người dân Bangladesh đã tăng hơn 50%, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm gần 90%. Ngoài kinh tế, bà Hasina cũng được ca ngợi vì đã mạnh tay trấn áp các băng nhóm phiến quân Hồi giáo. Bà được gọi là “người đàn bà thép” của Bangladesh. Bằng những chính sách cứng rắn và hợp lý, bà đã biến Bangladesh từ một quốc gia nghèo đói thành một quốc gia phát triển theo định hướng xuất khẩu, với lĩnh vực chính là ngành dệt may. Bangladesh đã vượt qua Việt Nam để trở thành công xưởng dệt may lớn thứ hai thế giới, chỉ sau mỗi Trung Quốc.

Hiện nay, 90% xuất khẩu của Bangladesh đều phụ thuộc vào dệt may. Tuy nhiên, Bangladesh đã phải trải qua một thời kỳ kinh tế đầy khó khăn sau đại dịch COVID-19 và cuộc chiến giữa Nga và Ukraina. Hai sự kiện này đã khiến cho một loạt những nền kinh tế như EU, Anh, Nhật Bản, vốn được xem là những khách hàng chủ yếu của Bangladesh, bị rơi vào cảnh suy thoái. Đơn đặt hàng giảm mạnh và lạm phát bắt đầu tăng cao, lên tới 11% một năm.

Đồng Taka của nước này đã mất hơn 40% giá trị so với đồng USD. Lượng dự trữ ngoại tệ đã giảm hơn một nửa. Giá nhiên liệu gia tăng, đẩy chi phí thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cũng tăng cao. Lạm phát tăng vọt khiến đời sống của người dân trở nên bấp bênh, nhiều người rơi vào tình cảnh đói nghèo và dẫn tới các cuộc biểu tình liên tục diễn ra. Kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, nhiều nhà máy phải đóng cửa cũng khiến cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Ước tính gần 32 triệu thanh niên Bangladesh đã không có việc làm hoặc không được học hành.

Tất cả những điều trên, cộng với chính sách phân bổ hạn ngạch công chức nhà nước đầy tranh cãi, đã kích phát cuộc biểu tình và tình trạng bạo loạn như hiện nay. Theo quan sát của các tờ báo quốc tế và những gì đang diễn ra ở hiện tại, cuộc bạo loạn này sẽ tiếp tục nhấn chìm Bangladesh vào sâu trong khủng hoảng. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất khi mà hiện nay đang có dấu hiệu cho thấy rằng Bangladesh đang đứng trước nguy cơ của một cuộc nội chiến giống như Myanmar, khi mà phe ủng hộ bà Hasina ở trong nước cũng đã chính thức đứng lên biểu tình và chống lại nhóm biểu tình đối lập.

Theo tờ nhật báo Daily Observer, một cuộc bạo loạn khác đã bắt đầu ở thành phố Gopalganj thuộc vùng Dhaka. Hàng chục ngàn người ủng hộ Đảng Liên đoàn Awami, tức là Đảng của bà Hasina, đã xuống đường biểu tình.

Họ đã có những cuộc đụng độ với quân đội vào ngày 10/8. Chỉ trong một buổi chiều, đã có 2 quân nhân thiệt mạng, 4 quân nhân bị thương, 20 người biểu tình thiệt mạng, 1 xe quân sự bị đốt cháy.

Hiểu đơn giản, Bangladesh hiện nay đang bị chia làm 2 phe: phe do các sinh viên biểu tình làm nòng cốt đòi lật đổ bà Hasina và phe ủng hộ chính quyền cũ của Cựu Thủ tướng Hasina. Một vòng xoáy hỗn loạn đang bắt đầu, còn chính phủ lâm thời của thủ lĩnh sinh viên Muhammad Yunus thì vẫn đang chuẩn bị cho bầu cử. Điều đáng nói là khi nhậm chức, ông này đã cam kết kiểm soát các cuộc bạo loạn và cướp phá tài sản. Thế nhưng mọi thứ mới chỉ dừng ở biển hiệu chứ chưa thấy biểu hiện gì cả.

Nhìn vào bối cảnh Bangladesh hiện nay, có thể có câu trả lời cho câu hỏi “Hãy tưởng tượng chúng ta cần hòa bình ổn định hay là cần những khẩu hiệu hào nhoáng?” Đầu tiên, có thể thấy lực lượng gây bạo loạn chính ở đây đều là sinh viên, những người đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nền kinh tế suy thoái. Đây là lực lượng đầy nhiệt huyết, thế nhưng lại thiếu suy nghĩ chín chắn và sự thấu đáo. Hay như ở Việt Nam, các cụ vẫn nói rằng “khôn đâu tới trẻ mà khỏe đâu tới già”. Những người này rất dễ bị dụ dỗ bởi những luận điệu chưa rõ trắng đen, từ đó bị kích động và gây bạo loạn, trở thành những bình phong cho những kẻ đứng phía sau mặc sức thao túng.

  1. Ở góc độ khách quan, có thể thấy rằng việc đập phá các nhà xưởng không những không giải quyết được vấn đề thiếu việc làm mà thậm chí còn làm cho nó trầm trọng hơn. Như đã nói ở trên, 90% xuất khẩu của Bangladesh là ngành dệt may. Khi bạo loạn xảy ra, toàn bộ các công xưởng ở đây đã phải dừng hoạt động vô thời hạn.

Không những vậy, đã có tới 13 xưởng bị phá hủy và đốt cháy, nhiều công xưởng khác bị lực lượng biểu tình cướp phá. Nếu sử dụng Telegram hay TikTok, sẽ không khó để thấy được hình ảnh những nhóm này đã đập phá, hôi của những tài sản công cộng.

Theo tờ Business Standard của Bangladesh, số đơn hàng của Bangladesh đã giảm tới 40% trong vòng chưa đầy 1 tháng. Đa phần các đơn hàng của Bangladesh đã được chuyển tới Việt Nam, công xưởng dệt may lớn thứ 3 thế giới. Với ngành xuất khẩu phụ thuộc tới 90% vào dệt may, chuyện gì xảy ra, đều có thể hiểu được. Mặt khác, điều này cũng sẽ đẩy Bangladesh vào một thảm cảnh khác, đó là thất nghiệp.

Ước tính hiện nay, ngành dệt may của nước này đang có khoảng 4,4 triệu lao động. Việc đơn hàng giảm đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ buộc phải cắt giảm lao động và giảm lương thưởng. Không những vậy, cuộc bạo loạn này cũng sẽ làm giảm vị thế và uy tín của Bangladesh trong mắt các nhà đầu tư. Đơn giản là chẳng ai muốn đổ tiền vào một quốc gia có khả năng xảy ra bạo loạn và tài sản của mình sẽ bị cướp phá bất kỳ lúc nào.

  1. Biểu tình không phải là tự phát mà có sự chỉ đạo điều khiển của một tổ chức thì nó bài bản. Vậy những kẻ đứng phía sau đó có mục đích gì?

Ngay cả một người bình thường cũng có thể thấy đập phá cơ sở hạ tầng không phải là cách để giải quyết vấn đề. Vậy thì chẳng có lý do gì mà những kẻ tự xưng là thủ lĩnh sinh viên, đại diện cho thế hệ trẻ, đòi hỏi quyền lợi và cải cách theo hướng dân chủ tự do lại không thể nhìn ra được. Mục đích của những kẻ này không phải là đòi dân chủ, tự do, thúc đẩy đất nước phát triển mà là lợi dụng một vấn đề nào đó để gây nên sự hỗn loạn, tranh tối tranh sáng, rồi từ đó tập trung lợi ích về mình và những kẻ đứng phía sau họ.

Ví dụ như ở Bangladesh hiện nay, vấn đề ban đầu chính là chính sách phân bổ viên chức. Sinh viên đã từ đó mà xuống đường biểu tình. Tuy nhiên, khi Chính phủ đã xuống thang, bãi bỏ chính sách ưu tiên cho con cháu của các cựu chiến binh, đồng thời sẵn sàng đàm phán vô điều kiện với những thủ lĩnh sinh viên, tình hình đã không hề xuống thang mà họ còn đẩy lên cao hơn, dẫn tới sự sụp đổ của cả một chính phủ.

Hiện nay, Muhammad Yunus, thủ lĩnh sinh viên, đã thành lập ra chính phủ lâm thời tại Bangladesh. Ông này từng nhận được học bổng Fulbright của Bộ Ngoại giao Mỹ theo một chương trình được gọi là Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ. Hiểu đơn giản, Hoa Kỳ đã cung cấp khoảng 5 triệu USD để thành lập quỹ YSEALI đặt tại Đại học Fulbright ở Việt Nam nhằm xây dựng năng lực cho các chuyên gia trẻ từ sơ tới trung cấp, có độ tuổi từ 25 – 40 từ khắp châu Á.

Không chỉ có Yunus, một nhân vật khác cũng nổi tiếng không kém đi từ cái sáng kiến này đó là Hoàng Chi Phong, người từng gây ra bạo loạn ở Hồng Kông vào năm 2019. Tại Indonesia và Thái Lan vào năm 2020, những kẻ đứng đầu đều tự xưng là thủ lĩnh sinh viên đến từ quỹ YSEALI, dẫn đầu những lực lượng này, lợi dụng một vấn đề nào đó để kích động những người trẻ tuổi, gây bạo loạn, dẫn tới hàng trăm người thương vong và khiến gián đoạn nền kinh tế.

Ví dụ như vụ Thiên An Môn, sự kiện này diễn ra vào năm 1989. Thế nhưng thực tế, mọi chuyện được bắt đầu sớm hơn trước đó 3 năm. Từ giữa năm 1986, một giáo sư vật lý thiên văn tên là Phương Lệ Chi trở về từ Đại học Princeton và bắt đầu một chuyến du lịch cá nhân của mình quanh các trường đại học ở Trung Quốc.

Giáo sư Phương Lệ Chi đã đi diễn thuyết khắp nơi và tuyên truyền việc cải cách ở Trung Quốc diễn ra một cách chậm chạp là do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và cho rằng để đất nước phát triển thì cần phải đi theo xu hướng của phương Tây. Các bài diễn thuyết của Phương đã được thu âm và lan truyền khắp Trung Quốc. Lập tức sau đó, nó đã tác động mạnh mẽ tới sinh viên trên khắp các trường đại học ở Trung Quốc và các cuộc biểu tình đầu tiên cũng đã bắt đầu từ đây.

Tại Hồng Kông vào năm 2019, nhân sự việc cải cách luật dẫn độ, nó đã dẫn tới cuộc biểu tình của hơn 1 triệu người. Một nhân vật có tên là Hoàng Chi Phong, tự xưng là thủ lĩnh sinh viên, đã đứng ra kích động sinh viên xây dựng những pháo đài trong trường học để chống lại lực lượng chức năng. Kịch bản của Hồng Kông ban đầu khá là giống với Bangladesh hiện tại, khi mà những cuộc biểu tình đi dần từ đòi hỏi chính quyền sang cướp phá và bạo loạn. Động cơ phía sau là những bất công trong xã hội của giới trẻ. Nếu Bangladesh đối mặt với vấn đề việc làm thì Hồng Kông phải đối mặt với sự chênh lệch giàu nghèo.

Đồng thời, cuộc sống của người trẻ ngày càng khó khăn hơn do giá bất động sản đang tăng cao và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đại lục đang ảnh hưởng rất nhiều tới Hồng Kông. Thế nhưng nó chỉ khác rằng kết quả là Hồng Kông đã thành công dẹp được cuộc biểu tình này. Những kẻ này không quan tâm tới việc đất nước có thoát khỏi khó khăn hay không, mà là có giành được quyền lực hay không.

Qua những cuộc bạo loạn ở Bangladesh, Hồng Kông, hoặc xa hơn là vụ Thiên An Môn, có thể thấy rằng phải thực sự cảnh giác với những kẻ tự xưng là vì dân chủ, vì nhân quyền nhưng ẩn sau đó là những kẻ cơ hội không hơn không kém. Đồng thời, phải hết sức cẩn thận trong việc đề ra những chính sách về kinh tế và xã hội. Nhìn vào Việt Nam trước đó trong vụ bạo loạn ở Bình Thuận hay vụ bạo loạn năm 2014 phản đối Trung Quốc, có thể thấy những kịch bản na ná tương tự như vậy. Những kẻ này cũng mượn một sự kiện nào đó, sau đó huy động lực lượng xuống đường biểu tình, từ biểu tình chuyển sang bạo loạn.

Một yếu tố nữa là bàn tay của những thế lực bên ngoài. Hiện nay, dù Bangladesh chưa rơi vào cảnh nội chiến như Myanmar, thế nhưng những mầm mống của nó đã xuất hiện rồi khi nơi đây đang dần hình thành các phe theo đuổi những lý tưởng riêng của mình.

Đây là một kịch bản quen thuộc trên thế giới khi mà một sự hỗn loạn được đẩy lên cao trào, chắc chắn là phải có một thế lực đứng đằng sau. Ai mà biết được những kẻ xuống đường biểu tình này có thực sự là vì bà Hasina hay không, khi chính bà đã từng trả lời trước truyền thông rằng bà kêu gọi những người đang biểu tình, đang cướp phá những tài sản quốc gia, hãy dừng lại tránh để đổ máu thêm. Bà cũng tuyên bố mình đã quá mệt mỏi và từ chối trả lời những câu hỏi liên quan tới việc trở lại đất nước. Biết đâu đấy, đây lại không phải là trò của nước A, nước B nào đó muốn dựng lên một lực lượng thân mình để can thiệp vào đây.

Với Việt Nam cũng có thể thấy trong sự kiện năm 2014 và 2018, đều có sự nhúng tay và truyền thông trợ lực từ nước ngoài. Còn nhớ tới cái tên William Nguyen năm 2018, sinh năm 1985, quốc tịch Mỹ, là du học sinh tại Singapore, đã từng bị bắt do tham gia vào vụ bạo loạn ở Bình Thuận, hoặc như vụ tấn công ở Đắk Lắk năm 2023, dù sự việc đã rõ trắng đen, thế nhưng khi Việt Nam xét xử những kẻ này vào năm 2024, Hoa Kỳ, dù nhà đang bận bao việc lo bầu cử các thứ, vẫn bỏ chút thời gian để lên án nhân quyền Việt Nam, rồi gọi đây là đàn áp tôn giáo các kiểu.

Đặt trong bối cảnh đó, nếu năm 2014, 2018, nếu Việt Nam không khôn khéo xử lý những vụ bạo loạn trong êm xuôi, đúng sai đều hai năm rõ mười, thì có lẽ đã không có một đất nước ổn định như ngày hôm nay. Khi mà chúng ta được biết rằng đang có rất nhiều thế lực muốn Việt Nam phải phụ thuộc vào họ. Qua sự việc của Bangladesh và chính Việt Nam trong quá khứ, có thể thấy được sự manh động và nguy hiểm của những kẻ tự xưng là thủ lĩnh sinh viên nhân danh mấy cái gọi là dân chủ tự do, đưa ra những luận điệu lật đổ Đảng và Nhà nước, kêu gọi đa đảng các thứ.

Chính quyền, chế độ giống như ngôi nhà của chúng ta vậy. Khi nó hỏng chúng ta phải sửa chữa, nhưng nếu mà để đập đi xây mới thì phải xem nó đã tới mức không sửa được nữa hay chưa. Mà muốn xây lại, ta có điều kiện để xây cái tốt hơn không? Nếu đập đi xây lại chắc chắn có cái tốt hơn thì là điều mà ai chẳng muốn. Thế nhưng e rằng đập xong cái nhà ngói lại phải chui rúc vào cái lều rách thì lại dở.

Chuyện xây nhà, xây cửa, thời gian chỉ là 1 -2 năm. Thế nhưng thay đổi chế độ chính trị lại là chuyện liên quan tới hàng thế hệ. Chúng ta đang sống trong hòa bình yên ổn, mà lại đổi sang đồng bào chia phe chia phái, tàn sát lẫn nhau chỉ để cho một số kẻ cơ hội từ xó xỉnh nào đó quay về làm bố thiên hạ, có đáng hay không? Hãy nhìn vào những tấm gương như Bangladesh hiện tại, Libya, Iraq trong quá khứ để tự tìm câu trả lời.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới