Friday, September 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiViệt Nam hợp tác với TQ xây đường sắt tại sao không?

Việt Nam hợp tác với TQ xây đường sắt tại sao không?

Liên quan sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã tiếp và làm việc với Công ty hữu hạn CP Tập đoàn công nghệ Giai Đô (Trung Quốc) về khả năng hợp tác lĩnh vực giao thông vận tải

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc, là theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Trung Quốc Lý Cường và nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị thường niên các Nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 – 27/6/2024 sự kiện này, lạ thay, lại có một số người bày tỏ thái độ tiêu cực với hoạt động này. Thậm chí nhiều kẻ nhặt lá đá ống bơ còn bảo rằng “lại sang yết kiến thiên triều rồi”. Vậy sự việc này là như thế nào?

Diễn đàn Kinh tế Thế giới là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính tại Colony, bang Geneva, Thụy Sĩ, nơi các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu, các vị lãnh đạo các nước, các học giả và các phóng viên thảo luận những vấn đề thời sự quốc tế bao gồm các lĩnh vực về y tế và môi trường. Trong chương trình làm việc tại Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ hội kiến với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, sẽ thăm Đại sứ quán Việt Nam cùng kiều bào tại Trung Quốc và tiếp tục có những cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo và doanh nghiệp, các tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc. Điển hình trong số đó là Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC) tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

CRSC trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước Trung Quốc, nhà cung cấp hệ thống điều khiển vận tải đường sắt lớn nhất thế giới. Đây là cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc về tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm các hệ thống kiểm soát vận tải đường sắt.

Chia sẻ tại buổi làm việc, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết rằng: “Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ phát triển hệ thống đường sắt cao tốc Bắc – Nam dài hơn 1.500 km, dự kiến sẽ triển khai trước năm 2030, cụ thể là vào giai đoạn 2026 – 2027”. Để triển khai, ông cho hay rằng Việt Nam muốn hợp tác với Trung Quốc về lĩnh vực đường sắt, toa xe và tín hiệu. Tại buổi tiếp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định rằng Trung Quốc là quốc gia có thế mạnh về phát triển đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị. Ông mong muốn nước này sẽ hỗ trợ về thiết kế, hỗ trợ về thi công và chuyển giao công nghệ, trong đó phát triển các dự án đường sắt từ Vân Nam -Lào Cai – Hải Phòng, tuyến Lạng Sơn – Hà Nội và tuyến Đông Hưng – Móng Cái – Hải Phòng. Ba tuyến đường sắt này có chiều dài trên 700 km, giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy giao thương giữa hai nước.

Toàn bộ thông tin là như vậy. Đây là một hành động ngoại giao song phương giữa hai nước, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm của Việt Nam khi tham gia vào những diễn đàn và tổ chức mà Việt Nam là thành viên. Thậm chí, có những người muốn còn không được. Chỉ vài ngày trước thôi, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã từ chối tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck mà không rõ lý do.

Còn về việc Việt Nam hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực xây dựng đường sắt, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông có thể cũng là “bẫy nợ” của Trung Quốc. Tuy nhiên “oan có đầu, nợ có chủ”, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ và bị đội vốn chủ yếu đến từ giải phóng mặt bằng và giải ngân chậm.

Cụ thể, Cát Linh – Hà Đông được khởi công xây dựng vào tháng 10/2011 với tổng mức vốn đầu tư là 552,86 triệu USD, tương đương với 8.770 tỷ đồng. Năm 2014, Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội đã điều chỉnh dự án và tổng mức đầu tư của tuyến đường sắt tăng lên thành 868,04 triệu USD, tương đương với 18.001,6 tỷ đồng. Do thay đổi, điều chỉnh, bổ sung phát sinh so với thiết kế cơ sở và biến động giá nguyên vật liệu, tỷ giá quy đổi, chế độ chính sách và giải phóng mặt bằng kéo dài, nên phía tổng thầu Trung Quốc đề nghị điều chỉnh kinh phí.

Dự án sau đó liên tục lùi tiến độ do thiếu vốn và giải ngân chậm. Phải đến tận năm 2021, tuyến Cát Linh – Hà Đông mới đi vào hoạt động, chậm tiến độ 6 năm so với dự tính ban đầu. Có thể thấy rằng, dự án chậm tiến độ phần lớn lỗi đều đến từ phía Việt Nam. Vậy nhưng, trước năm 2021, chỉ cần search Google sẽ thấy rằng Cát Linh – Hà Đông luôn bị nghi ngờ là bẫy nợ của Trung Quốc. Đồng thời, xu hướng chung của dư luận khi đó là đổ lỗi cho phía Trung Quốc. Trong khi đó, nếu nhìn sang hai dự án đường sắt trên cao khác là Nhổn – Ga Hà Nội do nhà thầu đến từ Pháp và tuyến Bến Thành – Suối Tiên ở trong thành phố Hồ Chí Minh đến từ nhà thầu Nhật Bản xây dựng, đều trong tình trạng chậm tiến độ và đội vốn còn hơn nhiều so với tuyến Cát Linh – Hà Đông. Vậy nhưng, hiếm khi tìm thấy một bài báo hay tin tức nào đổ lỗi cho phía Nhật Bản hay Pháp hoặc là nói rằng đó là “bẫy nợ” của họ.

Từ tuyến Cát Linh – Hà Đông cho tới sự việc Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Trung Quốc thúc đẩy hợp tác và đầu tư vào ngành đường sắt Việt Nam, tâm lý “bài Trung Quốc”, hay gọi dân dã là “bài Tàu”, đang có phần trở nên cực đoan. Điều này cũng dễ hiểu thôi khi Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp tại Tâm lý đó có nguyên nhân từ lịch sử với những ân oán, thăng trầm trong ngoại giao hai nước. Tuy nhiên, liên quan dự án phát triển đường sắt cần nhìn nhận vấn đề một cách công bằng và khách quan.

Về việc Việt Nam tìm đến sự hỗ trợ của Trung Quốc trong lĩnh vực đường sắt, là điều có thể. Thứ nhất, xét về công nghệ, kinh nghiệm và năng lực, Trung Quốc đứng số hai và có lẽ là không ai dám đứng số một ở lĩnh vực đường sắt này. Chỉ cần search Google để thấy được điều này. Hàng loạt những kỷ lục ngành đường sắt nói riêng và ngành xây dựng nói chung đều từ Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam và Trung Quốc đang có sự hợp tác sâu rộng về kinh tế cũng như trên nhiều lĩnh vực khác. Trung Quốc là một trong những đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, lại ở ngay sát Việt Nam, có ưu thế về thời gian và giao thông, cho nên tìm tới Trung Quốc là tối ưu nhất.

Thứ hai, xây đường sắt sẽ dính vào bẫy nợ của Trung Quốc: việc này liên quan năng lực quản lý và cách sử dụng nguồn vốn ODA của chính phủ Việt Nam. Hơn nữa, xét trên bối cảnh chính trị hiện nay, đây là điều không Trung Quốc không nên tính tới và không nên làm.

  1. Việt Nam đang tìm tới sự hỗ trợ của Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc. Đây là tập đoàn lớn và uy tín nhất về xây dựng đường sắt trên thế giới. Họ đang làm ăn với rất nhiều quốc gia khác nhau với những dự án còn lớn hơn dự án ở Việt Nam rất nhiều Chắc chắn, Bắc Kinh chẳng muốn mất uy tín trong mắt của khách hàng.
  2. Kể cả Trung Quốc muốn gây sức ép lên Việt Nam đi nữa, họ có nhiều cách hơn so với dự án đường sắt này. Ví dụ trong lĩnh vực nông sản, Trung Quốc đóng cửa biên giới, một thời gian ngắn thôi, đã đủ để Việt Nam ăn không ngon, ngủ không yên. Do Việt Nam và Trung Quốc hợp tác kinh tế sâu rộng, gần 20% lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam là sang Trung Quốc, lớn thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ.
  3. Trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc cũng không có nhiều động lực trong việc làm gia tăng sự thù địch và căng thẳng với Việt Nam. Kể từ năm 2022 tới nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được nhiều dấu mốc quan trọng. Tranh chấp và đụng độ trên Biển Đông cũng hạ nhiệt hơn rất nhiều so với những năm trước kia. Năm ngoái thôi, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Việt Nam. Chính vì vậy, việc cho rằng Trung Quốc có thể dùng dự án đường sắt này để đẩy Việt Nam vào bẫy nợ, đó là điều không cần thiết và cũng khá là bất hợp lý.

Thứ ba, Trung Quốc cũng đã xây dựng rất nhiều dự án tại Lào và Thái Lan, đều cho thấy kết quả là đẩy mạnh trao đổi kinh tế giữa hai bên. Ví dụ, đường sắt tốc độ cao nối thủ đô Viêng Chăn của Lào và thành phố thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng đã chính thức được khai trương vào ngày 3/12/2021. Chỉ sau một năm, tuyến đường sắt này đã vận chuyển lượng hàng hóa tương đương với 10 tỷ nhân dân tệ, 2 triệu tấn hàng, gần một triệu hành khách. Nó đã tạo ra cho Lào cơ hội để trở thành siêu trung tâm thương mại trên đất liền.

Thái Lan là quốc gia tiếp theo đã tận dụng được lợi thế tuyến đường sắt hiệu quả nhất. Bộ Thương Mại Thái Lan cho biết, kim ngạch xuất khẩu trái cây của nước này sang Trung Quốc đã tăng mạnh kể từ khi tuyến đường sắt Lào – Trung Quốc đi vào hoạt động từ cuối năm 2021. Hàng hóa của nước này xuất sang Trung Quốc qua hệ thống đường sắt Lào – Trung đã đạt 55 triệu USD trong năm 2022, tăng hơn 21 lần so với năm 2021. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng hóa của Thái Lan sang Trung Quốc qua tuyến đường sắt này đã đạt hơn 80,2 triệu USD, trong đó có tới 72% là kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tươi. Thế nên, hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào việc Việt Nam có tận dụng tốt thời cơ và nguồn lực hay không.

Trung Quốc cũng như ba ông lớn khác ở châu Âu hay Hoa Kỳ mà thôi, cũng đang đổ nguồn vốn đầu tư và làm ăn tại Việt Nam. Nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc tổng giá trị khoảng 56 tỷ USD, thế nhưng lại nhập khẩu của họ lên tới 110 tỷ USD. Điều này có nghĩa rằng, Việt Nam đang chịu thâm hụt thương mại khoảng 54 tỷ USD. Đây là một vấn đề khá nhức nhối với nhiều quốc gia khi làm ăn chung với Trung Quốc. Động lực để ông Donald Trump phát động chiến tranh thương mại tất cả đều đến từ thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Ước tính hiện nay, mỗi năm Hoa Kỳ phải chịu thâm hụt thương mại với Trung Quốc lên tới 355 tỷ USD. Lý do đơn giản là bởi Trung Quốc vốn là một nền kinh tế lớn, hàng hóa giá rẻ đa dạng, lại gần gũi. Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản, còn thứ nhập khẩu chủ yếu là máy móc và những nguyên liệu cho ngành sản xuất. Thâm hụt thương mại nghĩa là số tiền xuất ra nhiều hơn số tiền thu vào. Họ sẽ phải bù đắp bằng cách đi vay hoặc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Nếu chúng được sử dụng một cách khôn ngoan, chẳng hạn như tập trung và tăng năng suất, nền kinh tế sẽ phát triển. Còn ngược lại, chắc chắn là sẽ khổ.

Tính đến hiện tại, Việt Nam vẫn đang làm khá tốt điều này. Khi dù nhập siêu từ Trung Quốc, thế nhưng năm 2023 xuất siêu của toàn nền kinh tế Việt Nam vẫn lên đến 28,3 tỷ USD. Dù có những điểm tiêu cực nhưng thâm hụt thương mại cũng có một số tác động tích cực. Khi sản xuất trong nước không đủ, nhập khẩu sẽ đáp ứng nhu cầu là điều cần thiết. Nó sẽ giúp cho hàng hóa bình ổn giá cho người tiêu dùng và góp phần giảm lạm phát. Về mặt xuất khẩu, Việt Nam cũng đã chủ động đa dạng hóa đối tác để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. Đến nay nước ta đã có bạn hàng khắp thế giới và cũng không sợ bị chi phối.

Công bằng mà nói, Trung Quốc là một thị trường và cũng là một nguồn vốn khổng lồ mà không ai có thể cưỡng lại được, ngay cả Hoa Kỳ. Thế nên việc thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu. Việt Nam có lẽ không phải ngoại lệ. Điều này có thể thấy rõ trong đại dịch COVID-19 khi Trung Quốc tiến hành giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng của toàn thế giới đã bị gián đoạn và khiến cho hàng loạt những quốc gia bị điêu đứng.

Chính vì vậy, tâm thế của Việt Nam với Trung Quốc đó là trong hợp tác có rủi ro và ngược lại. Nếu Việt Nam thái quá thổi phồng các bất đồng mâu thuẫn với Trung Quốc, là một sai lầm và điều này ko có cơ sở.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới