Thursday, September 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mới“Lệnh giấy” của ICC

“Lệnh giấy” của ICC

Chỉ cách đây mấy ngày, có người còn nghĩ tới một “cái kết không có hậu” cho kế hoạch công du quốc gia láng giềng Mông Cổ của nhà lãnh đạo Nga Putin, Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra.

Ông Putin và ông Ukhnaagiin Khurelsukh chứng kiến ký kết các văn kiện hợp tác ngày 3/9.

Sự e ngại của các nhà quan sát không phải không có cơ sở. Đó là lệnh bắt giữ ông Putin của Tòa hình sự quốc tế (ICC) hồi tháng 3 năm nay, với cáo buộc ông phạm “các tội ác chiến tranh” tại Ukraine.

Về lý thuyết, một quốc gia thành viên ICC như Mông Cổ có nghĩa vụ tuân thủ lệnh đó. Những nhà quan sát trên còn dẫn trường hợp Nam Phi. Quốc gia này, ban đầu hồ hởi với việc được đón ông Putin tới thăm và dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) tháng 8/2023 bao nhiêu, thì sau đó bất ngờ “rụt” lại, nói rằng: nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS, mà chỉ có bài phát biểu theo hình thức trực tuyến…

Chẳng có thêm lời giải thích cụ thể nào cho sự thay đổi có thể coi là chóng mặt. Nhưng dư luận thừa biết, Nam Phi đã chịu sức ép của ICC về nghĩa vụ của một quốc gia thành viên.

Lần này thì khác. Ông Putin đã có mặt ở Ulan Bator từ tối 2/9. Không chỉ có mặt, nhà lãnh đạo Nga còn được chào đón với nghi thức đặc biệt nhất: được đội danh dự mặc trang phục dân tộc chào đón tại sân bay.

Tới giời phút này, vẻ như chẳng có chút chỉnh sửa nào cho kế hoặch dự kiến đã được Moscow thông tin trước đó. Ngày 3/9, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Ukhnaagiin Khurelsukh, cả hai đã dành cho quốc gia đối tác những lời có thể nói là “có cánh”. Ngoài khẳng định sự nhất trí cao về những dự án hợp tác quan trọng về năng lượng, về hạt nhân vì mục đích hòa bình, hai nhà lãnh đạo đã hoan hỷ rằng: Nga và Mông Cổ cùng chia sẻ lập trường chung trong nhiều vấn đề quốc tế.

Có lẽ, đây là điều nhạy cảm nhất với giới quan sát, dư luận. Và hẳn, đó cũng là vấn đề mà Ukraine quan tâm nhất. Trong cái gọi là nhiều “vấn đề quốc tế” trên, chẳng có lẽ nào ông Putin và ông Ukhnaagiin Khurelsukh lại không đề cập với câu chuyện Nga – Ukraine?

Ông Putin thì hẳn rồi. Nga là bên liên quan trực tiếp kia mà, tới cuộc chiến đã kéo dài tới gần 3 năm, và hiện nay đang gần như là một bên “đơn thương độc mã” đối đầu không chỉ với Ukraine mà với cả Mỹ và phương Tây.

Còn Mông Cổ: quan điểm, thái độ của quốc gia Trung Á đất rộng người thưa đối với cuộc chiến Ukraine thì dẫu đã tỏ: Mông Cổ không nằm trong nhóm nước chỉ trích cuộc tấn công của Nga ở Ukraine; Ulan Bator đã bỏ phiếu trắng trong nhiều cuộc bỏ phiếu về cuộc xung đột Nga – Ukraine tại Liên Hiệp Quốc…, Moscow vẫn cứ muốn “rõ” hơn nữa. Thế nên, cho dù vấn đề nhạy cảm này không được đề cập trực tiếp, Kiev vẫn cho rằng, câu chuyện về nước thứ ba là Ukraine mới là chuyện chính. Có thể chính vì thế, dù không phải là bên tham gia Quy chế Rome của ICC, Ukraine vẫn là bên sớm nhất, quyết liệt nhất với yêu cầu đòi Mông Cổ phải thực thi lệnh bắt giữ ông Putin của ICC.

Một khi căng thẳng tới mức ấy mà vẫn bị Ulan Bator “phớt lờ” bằng lời giải thích nhẹ tênh tênh rằng: “Mông Cổ không thể bắt ông Putin vì nước này duy trì chính sách trung lập và phụ thuộc các nước láng giềng về năng lượng…”, hẳn Kiev thất vọng lắm. Đồng thời, việc Ulan Bator còn dành cho ông chủ điện Kremlin sự thịnh tình ICC cũng cay chẳng kém Kiev.

Và chính lúc này, một số nhà phân tích mới quay ngang ra để củng cố thêm nhận định của không ít người về cái gọi là “lệnh giấy” của ICC.

Tại sao lại là “lệnh giấy”? Vì vài năm nay, ngoài hãm được chuyến thăm Nam Phi của ông Putin năm ngoái, dường như những “lệnh” của ICC chưa từng hiệu lực. Đã thế, một số trường hợp phát ra, lệnh của ICC không chỉ bị các đối tượng phản đối, mà còn bị các cường quốc bài xích, phê phán.

Chứng minh điều này, nhiều người dẫn hai trường hợp. Tháng 9/2018, khi ICC tuyên bố điểu tra tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người đã được thực hiện ở Afghanistan, trong đó, điều tra cả những thành viên lực lượng vũ trang và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Washington đã dọa sẽ trả đũa bằng cách cấm các thẩm phán và công tố viên của ICC vào Mỹ.

Chưa hết, năm 2023, không là quốc gia Quy chế Rome của ICC, vậy mà Mỹ, trong khi phụ họa lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin do ICC đưa ra là “chính đáng”, vậy mà khi ICC điều tra vụ tấn công xuyên biên giới ngày 7/10/2023 của phong trào Hamas và cuộc tấn công quân sự của Israel vào Dải Gaza, thì ngày 29/4/2024, Nhà Trắng lại nhơn nhơn mà rằng: Mỹ không ủng hộ ICC điều tra Israel và “không tin tòa án này có thẩm quyền xét xử”…

Chính cai sự công kích hay a dua tùy tiện, chỉ dựa trên lợi ích của mình và đồng minh, đã khiến vai trò, vị thế của ICC bị xói mòn, mất uy; những lệnh ban ra chỉ có ý nghĩa như những “lệnh giấy”. Vậy nên, liên quan chuyến công du của ông Putin tới Mông Cổ, hành xử của Ulan Bator là có thể hiểu được.

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới