Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiện"Ông lớn" chuyển dịch sản xuất khỏi TQ

“Ông lớn” chuyển dịch sản xuất khỏi TQ

Standard & Poor’s (S&P), một trong 3 nhà xếp hạng tín nhiệm tín dụng hàng đầu thế giới, vừa có báo cáo đánh giá hiện trạng tình hình chuyển dịch sản xuất của ngành công nghệ ra khỏi Trung Quốc.


Chuyển dịch mạnh mẽ

Theo báo cáo, các công ty phần cứng công nghệ toàn cầu phần lớn đã hoàn thành giai đoạn một, tức giai đoạn hạ nguồn, trong quá trình chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc. Quá trình chuyển dịch này đang dần chuyển sang giai đoạn trung nguồn.

Từ thực tế trên, tỷ trọng xuất khẩu phần cứng công nghệ của Trung Quốc đại lục, bao gồm hạ nguồn và trung nguồn, sang Mỹ ngày càng giảm. Cụ thể, với ngành máy tính, tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2017 là 66% nhưng lần lượt giảm còn 57% rồi 44% vào năm 2020 và 2023. Tương tự, với sản phẩm thiết bị viễn thông, ti vi thì tỷ lệ năm 2017 là 62% giảm còn 56% và 45%. Đặc biệt, trong lĩnh vực bo mạch điện tử, tỷ lệ trên giảm từ 61% năm 2017 còn 21% vào năm 2020 và 16% vào năm 2023.
Thách thức phía trước

Theo S&P, nếu chuyển dịch giai đoạn hạ nguồn diễn ra suôn sẻ bởi không có nhiều rủi ro và các cơ sở sản xuất không đòi hỏi vốn đầu tư quá cao, các nhà máy có thể được xây dựng mới với chi phí vừa phải. Các doanh nghiệp dễ dàng tìm được lao động giá rẻ khi mở nhà máy ở các nước khác.

Ở giai đoạn tiếp theo, S&P đánh giá các nhà sản xuất phần cứng công nghệ từ năm 2024 – 2026 có thể sẽ tăng tốc đầu tư vào công suất trung nguồn mới bên ngoài Trung Quốc.

Tuy nhiên, thách thức chuyển đổi ở giai đoạn trung nguồn sẽ lớn hơn nhiều. Cụ thể, việc các nhà sản xuất bổ sung hoạt động trung nguồn bên ngoài Trung Quốc gây ra nhiều rủi ro tín dụng hơn so với giai đoạn trước. Đó là vì việc tái phân bổ công suất trung nguồn khỏi Trung Quốc sẽ đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn, chi phí vận hành liên tục cao hơn và khả năng thực thi không thành công.

Quan trọng hơn, quá trình chuyển dịch khó khăn vì đầu tư vào các nhà máy mới sẽ rất tốn kém và việc chuyển trang thiết bị cần thiết cũng khó khăn hơn. Điều này có thể gây gián đoạn nhất định cho chuỗi cung ứng trong thời gian tới.

Thực tế vừa nêu có thể khiến cho hiệu quả kinh doanh của các công ty công nghệ gặp ảnh hưởng đáng kể. Để bù đắp vào chi phí tăng cao, thách thức đặt ra là các công ty phải có được doanh số tiêu thụ lớn. Đây là thách thức không nhỏ.
Mỹ siết chặt kiểm soát xuất khẩu

Bộ Thương mại Mỹ ngày 5.9 thông báo sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu trên toàn thế giới đối với các mặt hàng cụ thể như máy tính lượng tử và máy móc cần thiết để chế tạo các thiết bị bán dẫn tiên tiến, trừ các quốc gia có các biện pháp tương tự như Nhật Bản.

Ông Alan Estevez, Thứ trưởng Bộ Thương mại – phụ trách công nghiệp và an ninh của Mỹ, cho biết: “Việc kiểm soát chặt chẽ công nghệ lượng tử và các công nghệ tiên tiến khác sẽ khiến đối thủ gặp khó khăn trong việc phát triển và triển khai các công nghệ này theo những cách đe dọa đến an ninh chung của Mỹ”.

T.H

RELATED ARTICLES

Tin mới