Tuesday, December 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTên lửa tầm trung- “gói chuyển phát nhanh” của TQ

Tên lửa tầm trung- “gói chuyển phát nhanh” của TQ

Tìm mọi cách ngăn chặn các hành động bành trướng, phát động chiến tranh của Trung Quốc ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan là một chủ trương nhất quán của Mỹ. Gần đây Washington đã ráo riết triểnkhai tên lửa tầm trung tại hai quốc gia đồng minh là Nhật Bản và Philippines.

Hôm 4/9, bà Christine Wormuth – Bộ trưởng Lục quân Mỹ – cho biết, trong chuyến thăm Tokyo vào đầu tháng 8, đã thông báo với Tokyo rằng, quân đội Mỹ mong muốn triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhon tại Nhật Bản. Điều này được xem như một phần của cuộc tập trận quân sự giữa hai nước.

Trước đó, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đã cử một phái đoàn thăm căn cứ quân sự liên hợp Lewis-McChord ở tiểu bang Washington. Dịp này các đại biểu của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đều ủng hộ việc sớm khai triển Typhon tại Nhật Bản.

Xin quý độc giả lưu ý, Typhon là loại tên lửa tầm trung đáng sợ. Mối nguy hiểm của nó ở chỗ, có thể được trang bị đa dạng các loại đạn tấn công khác nhau. Đây là một tổ hợp vũ khí đa mục đích triển khai trên bộ và cả các mục tiêu trên không và trên biển. Khẩu đội đầu tiên được bàn giao cho quân đội Mỹ vào tháng 12/2022. Đạn tấn công chính của tổ hợp là tên lửa Tomahawk, tùy thuộc vào thiết kế và sửa đổi, có thể tấn công những mục tiêu cố định cách xa tới 1.800 km.

Typhon là một phần của Chương trình “Hỏa lực chính xác tầm xa” của quân đội Mỹ. Nó chủ yếu được sử dụng để phóng tên lửa hành trình “Tomahawk” hoặc tên lửa “SM-6” tấn công các mục tiêu mặt đất. Như vậy, nếu Typhon được khai triển ở Nhật Bản, thì toàn bộ khu vực chung quanh Bắc Kinh đều nằm trong… tầm bắn.

Những năm qua, quân đội Mỹ đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi để kiềm chế tham vọng quân sự của Trung Quốc. Điểm nổi trội là, quân đội Mỹ đã thành lập các Đơn vị tác chiến đa miền (MDTF) mới, với hệ thống phóng tên lửa mặt đất tầm trung (Mid-Range Capability, MRC) – chính là Typhon.

Không chỉ triển khai trại Nhật Bản, Mỹ đã tìm cách khai triển tên lửa tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhằm phá vỡ “ưu thế tên lửa tầm trung” mà Trung Quốc thường tự hào lâu nay. Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ rằng hãy đợi đấy, khi liên tục khoe khoang các loại tên lửa như Đông Phong-21D, Đông Phong-26. Bắc Kinh gọi là: “Gói chuyển phát cho hàng không mẫu hạm”, gay “Gói chuyển phát cho Guam”.

“Gói chuyển phát” này khiến cho giới chức Mỹ lo ngại việc Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí siêu thanh để tấn công máy bay chiến đấu của Mỹ và các căn cứ ở Nhật Bản hoặc đảo Guam. Quân đội Trung Quốc cũng có thể bất ngờ tấn công các tàu sân bay trị giá hàng tỷ USD của Mỹ và vô hiệu hóa các hoạt động của chúng trong khu vực. Khi đó các tàu sân bay khổng lồ của Mỹ sẽ trở nên lỗi thời.

Muốn ngăn chặn chiến tranh hãy chuẩn bị tốt nhất cho chiến tranh. Hàng chục năm trước Washington đã chủ trương vươn dài cánh tay tới các quốc đảo Thái Bình Dương và các nước Đông Nam Á, mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội Mỹ, coi như trong thời chiến. Các quốc gia được Mỹ đặc biệt quan tâm là, Philippines và Việt Nam, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt với các nước phía nam Đông Nam Á như Indonesia và Malaysia.

Tư lệnh Quân đội Thái Bình Dương của Mỹ, ông Charles Flynn đã tuyên bố: Quân đội Mỹ sắp khai triển tên lửa phòng không “SM-6” và tên lửa hành trình “Tomahawk” ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Hồi tháng 4/2024, Đơn vị tác chiến đa miền số 1 của quân đội Mỹ đã gửi các bệ phóng tên lửa Typhon đến Philippines và tạm thời khai triển ở đảo Bắc Luzon, đánh dấu cột mốc đầu tiên Mỹ khai triển tên lửa mặt đất ra nước ngoài, kể từ khi rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Cứ đà này tên lửa tầm trung của Mỹ có thể được khai triển ở Nhật Bản, Hàn Quốc… Khi ấy quân đội Mỹ sẽ có khả năng tấn công chiến lược tầm xa ở tiền tuyến. Hải quân và không quân Trung Quốc khó có khả năng vượt qua chuỗi đảo thứ nhất, hoặc tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Về lâu dài, Trung Quốc không dễ dàng trong việc phát động chiến tranh ở Eo biển Đài Loan, cũng như Biển Đông.

Bài toán này Bắc Kinh đã nhận thấy và đang chuẩn bị tích cực từ mọi hướng. Trước mắt là phải thực hiện chiến lược “vũ khí luận” (đè bẹp đối phương bằng vũ khí công nghệ cao, phương tiện chiến tranh hiện đại), tăng cường khả năng vượt trội tên lửa trầm trung của Trung Quốc, để “con ngáo ộp” Typhon lùi xuống ít nhất là vị trí số hai.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới