Friday, January 24, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiKhó khăn bên ngoài, áp lực bên trong: GDP 2024 chỉ đạt...

Khó khăn bên ngoài, áp lực bên trong: GDP 2024 chỉ đạt 5,9%?

Đưa ra dự vào về tăng trưởng năm nay, các chuyên gia nhận định với những khó khăn từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao như kỳ vọng.

FED giảm lãi suất, dòng vốn sẽ chuyển sang các thị trường đang phát triển.


FED giảm lãi suất: Dòng vốn chuyển sang thị trường đang phát triển
Tại Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu quý IV/2024, UOB dự báo nền mức tăng trưởng GDP dự kiến của Việt Nam là 5,9% cho năm 2024.

Theo đánh giá của Ngân hàng này, mức tăng này, tuy vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước đại dịch nhưng vẫn là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh đầy thách thức hiện nay.

Theo dự báo của UOB, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý III năm 2024 sẽ đạt 6,9% – một mức tăng trưởng mạnh mẽ, phản ánh sự phục hồi rõ rệt của nền kinh tế sau giai đoạn tăng trưởng chậm trong năm 2023.

Bước sang quý IV, mức tăng trưởng này được dự báo sẽ giảm nhẹ xuống 5,7%. Mặc dù vậy, đây vẫn là một mức tăng trưởng tích cực, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều bất ổn và suy yếu​.

Cũng đưa ra dự báo về tăng trưởng, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục Trưởng, Tổng cục Thống kê khẳng định với những khó khăn từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao như kỳ vọng.

Việt Nam: Tăng trưởng GDP đối mặt với nhiều thách thức
Bên cạnh những cơ hội, theo đánh giá của giới chuyên gia Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.

GS. TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết, việc kiểm soát lạm phát năm 2024 sẽ khó hơn năm 2023 do lạm phát tại Việt Nam hiện nay còn chịu tác động rất lớn của một số thị trường, nhất là thị trường tài sản như bất động sản và vàng.

UOB cảnh báo rằng tình hình kinh tế toàn cầu có thể tạo ra những áp lực đối với Việt Nam. Cụ thể, sự suy yếu của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam, khi đây là những đối tác thương mại quan trọng. Báo cáo của UOB nhấn mạnh rằng nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn bất ổn, với nhiều yếu tố như lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt ở các nền kinh tế phát triển, và những căng thẳng địa chính trị vẫn tiếp diễn.

Ngoài ra, chính sách cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng có thể gây ra những biến động mạnh trên thị trường tài chính quốc tế. Việc điều chỉnh tỷ giá và dòng vốn đầu tư nước ngoài là những yếu tố mà Việt Nam cần phải theo dõi chặt chẽ để tránh các tác động tiêu cực.

Thực tế, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực xuất khẩu, và khi nền kinh tế toàn cầu chậm lại, khả năng Việt Nam duy trì mức tăng trưởng cao sẽ gặp thách thức.

Để hoá giải những thách thức này, từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng cần tiếp tục các chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; chính sách thúc đẩy đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường đất đai, bất động sản, xây dựng, du lịch, vốn.

Song song với giảm thuế, hoãn thuế, bà Hương cho rằng, cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, ưu tiên các dự án sắp hoàn thành; sớm đưa vào sử dụng các dự án có quy mô, có tiềm năng nhằm duy trì và mở rộng năng lực sản xuất – kinh doanh.

“Đặc biệt, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, bà Hương nói.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới