Thursday, December 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThời nào TQ cũng tìm cách xâm nhập vào Campuchia

Thời nào TQ cũng tìm cách xâm nhập vào Campuchia

Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước. Ở Campuchia Khmer Đỏ cũng lên cầm quyền và được sự hỗ trợ toàn diện của Trung Quốc suốt thời kỳ từ 1975 – 1979. Sự hỗ trợ này của Trung Quốc là nhằm gia tăng ảnh hưởng của họ ở khu vực Đông Nám Á và gây bất ổn cho Việt Nam.

Trung Quốc đã cung cấp hàng triệu USD viện trợ cho chính quyền Khmer Đỏ. Viện trợ này giúp chính quyền Pol Pot duy trì hoạt động và thực hiện chính sách tàn bạo đối với dân chúng Campuchia, đồng thời khuyến khích Khmer Đỏ tấn công, tàn sát dân chúng Việt Nam ở các tỉnh giáp Campuchia.

Trung Quốc cung cấp vũ khí, đạn dược và trang thiết bị cho Khmer Đỏ. Điều này giúp lực lượng Khmer Đỏ củng cố sức mạnh quân sự, không chỉ trong việc kiểm soát lãnh thổ mà còn trong các cuộc chiến chống lại Việt Nam. Trung Quốc còn trực tiếp cử các chuyên gia quân sự sang huấn luyện, đào tạo lực lượng Khmer Đỏ nắm vững cách sử dụng vũ khí hiện đại và chiến thuật chiến đấu.

Mặc dù Khmer Đỏ thực hiện chính sách “diệt chủng” ở trong nước và gây chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhưng Trung Quốc lại ra sức bao che, ủng hộ Khmer Đỏ trên trường quốc tế. Đặc biệt là cùng với Mỹ ủng hộ Khmer Đỏ trong các diễn đàn Liên Hợp quốc. Trung Quốc còn trắng trợn xuyên tạc, vu khống Việt Nam khi Việt Nam giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ (năm 1979).

Mặc dù Khmer Đỏ đã bị lật đổ, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với lực lượng này trong suốt thập niên 1980, khi Khmer Đỏ hoạt động như một lực lượng du kích chống lại chính phủ mới của Campuchia do Việt Nam hậu thuẫn. Chỉ đến khi lực lượng Khmer Đỏ bị tòa án quốc tế xét xử với tội danh “diệt chủng” thì Trung Quốc mới dừng lại.

Campuchia được hồi sinh, chính phủ mới dần dần ổn định và vững mạnh, Trung Quốc lại tìm cách từng bước lôi kéo, xâm nhập vào Campuchia.

Hiện nay, Trung Quốc có một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Campuchia, với sự hợp tác mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, đến quân sự và văn hóa.

Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư và đối tác lớn nhất của Campuchia trong các dự án hạ tầng. Các khoản đầu tư lớn được đổ vào các dự án xây dựng đường bộ, cầu cống, sân bay và cảng biển. Những dự án nổi bật như cầu Tà Khmau và sân bay quốc tế Phnom Penh mới đều được xây dựng với sự tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật từ Trung Quốc. Campuchia là một trong những quốc gia được đầu tư lớn từ sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Bằng cách tham gia vào BRI, Campuchia đã nhận được tài trợ cho nhiều dự án, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia. Các sản phẩm chủ lực của Campuchia như nông sản (gạo, cao su) và may mặc được xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc cung cấp các sản phẩm công nghệ, thiết bị công nghiệp và hàng tiêu dùng cho Campuchia. Trung Quốc cũng cung cấp viện trợ không hoàn lại cho nhiều dự án như xây dựng bệnh viện, trường học và các công trình công cộng.

Trung Quốc cũng hỗ trợ Campuchia trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và du lịch bao gồm các dự án bảo tồn di sản văn hóa, trao đổi học bổng và đào tạo sinh viên Campuchia tại các trường đại học Trung Quốc. Trung Quốc là nguồn khách du lịch lớn nhất đến Campuchia và người Trung Quốc còn đến đây để xây dựng các cơ sở du lịch.

Đặc biệt, Trung Quốc và Campuchia duy trì quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ. Trung Quốc đã cung cấp viện trợ quân sự cho Campuchia, bao gồm vũ khí, thiết bị, huấn luyện quân đội và cũng thực hiện các cuộc tập trận chung. Trung Quốc còn giúp Campuchia nâng cấp các cơ sở quân sự, đặc biệt là cảng Ream, là công trình gây nhiều sự chú ý của quốc tế.

Trung Quốc và Campuchia đang có mối quan hệ chặt chẽ. Chính phủ Campuchia dưới thời Thủ tướng Hun Sen và nay là con trai ông, Hun Manet đã từng bước quan hệ chặt chẽ, gần gũi với Trung Quốc, nhận được sự hỗ trợ mọi mặt về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Đổi lại Campuchia thường ủng hộ các lợi ích chiến lược của Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế đặc biệt là trong các diễn đàn ASEAN.

Nhìn chung, Trung Quốc đã và đang đóng một vài trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và chính trị của Campuchia. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc cũng khiến Campuchia đối mặt với một số rủi ro, bao gồm nguy cơ mất cân bằng về ngoại giao và sự phụ thuộc tài chính.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới