Thursday, November 21, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNạn “quan diệt quan” ở TQ

Nạn “quan diệt quan” ở TQ

Vào ngày 5 tháng 9 năm 2024, phân cục Tần Đô của Cục Công an thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây đưa ra một thông cáo treo thưởng kỳ lạ, cho biết cục đang điều tra một vụ án hình sự nghiêm trọng. Nghi phạm vụ trọng án là Trương Chí Hào, Phùng Long, Triệu Tuấn Khánh, Trương Bằng Phi, Cảnh Vệ Vệ và những người khác, đã bỏ trốn vào ngày 19 tháng 7 năm 2024. Thông báo chỉ liệt kê tên họ, giới tính, quê quán, số căn cước công dân, địa chỉ và các thông tin khác của Trương Chí Hào và 5 người khác, yêu cầu quần chúng nếu phát hiện 5 người này thì lập tức báo cáo, với phần thưởng từ 10.000 đến 30.000 nhân dân tệ.

Đã có rất nhiều suy đoán trên mạng trong một thời gian. Tin tức từ mạng xã hội X hải ngoại tiết lộ rằng năm người này là “một băng nhóm”, họ đã cướp nhà của phó thị trưởng Hàm Dương, xóa sổ cả gia đình ông ta.

Tại sao đây là một phần thưởng kỳ lạ? Hãy bắt đầu bằng việc phân tích thông báo treo thưởng này và khám phá một hiện tượng đặc biệt trong quan trường ĐCSTQ ngày nay – những vụ sát hại quan chức thường xuyên và nguyên nhân đằng sau nó.

Phó thị trưởng bị giết cả nhà?
Trước tiên chúng ta hãy xem thông báo treo thưởng từ phân cục Tần Đô của Cục Công an thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, trong đó có 11 điểm bất thường: (1) Không đề cập đến thời gian án phát; (2) Không đề cập đến địa điểm án phát (3) Không đề cập đến tội danh liên quan đến vụ án; (4) Không đề cập đến tình huống của người bị hại; (5) Không đề cập đến việc nạn nhân có bị thiệt hại về tài sản hay không; (7) Không đề cập đến phương hướng mà nghi phạm có thể đã trốn thoát; (8) Ngoài thông tin cá nhân của 5 nghi phạm, không đề cập đến những manh mối khác mà cảnh sát nắm được để giúp công chúng hiệp trợ điều tra; (9) Thông báo treo thưởng chỉ được đưa ra 48 ngày sau khi nghi phạm bỏ trốn; (10) Không đề cập đến lý do tại sao cảnh sát đối với vụ án hình sự nghiêm trọng này lại giữ im lặng trong suốt 48 ngày; (11) Không đề cập đến việc thủ phạm có trang bị súng hay không, hoặc liệu có đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân hay không.

Chính vì 11 điểm dị thường trên khiến người ta cho rằng tình tiết vụ án bị cố tình che giấu, nên mọi người cứ tiếp tục suy đoán. Có người tiết lộ trên mạng rằng, nhân sĩ trong ngành công an cho biết, ngoài việc bị cướp, toàn bộ gia đình phó thị trưởng Hàm Dương cũng bị xóa sổ.

Một số cư dân mạng phát hiện, phó thị trưởng Hàm Dương Vương Hoành Binh khuyết tên trong danh sách Phiên họp toàn thể lần thứ VI của Ủy ban thành phố Hàm Dương lần thứ VIII tổ chức vào ngày 6 tháng 9. Nó dường như hỗ ứng với tin đồn về việc toàn gia đình ông ta bị tiêu diệt.

Trên Internet cũng có thông tin cho rằng 5 nghi phạm đều là cựu chiến binh và được các quân nhân cấp cao bảo vệ.

Phó thị trưởng có thực sự bị giết cả nhà? Thông tin thêm đang được chờ đợi. Tuy nhiên, đánh giá từ 11 điểm bất thường trong thông báo treo thưởng, bất kỳ ai biết điều gì đó về quan trường của ĐCSTQ cũng khó tránh đưa ra phán đoán này: rất có thể quan chức ở thành phố Hàm Dương, có lẽ bao gồm các thành viên trong gia đình ông ta, đã bị giết hại.

Án Dương Giai hành hung cảnh sát
Khi nói đến vụ sát hại quan chức ĐCSTQ, chúng ta không thể không nói đến vụ án Dương Giai hành hung cảnh sát gây ra tranh cãi rất lớn trong xã hội.

Vào ngày 1 tháng 7 năm 2008, Dương Giai, người bị vũ nhục bởi sự chấp pháp không công bằng của cảnh sát, đã dùng dao đột nhập vào phân cục Áp Bắc của Văn phòng Công an Thượng Hải từ tầng một đến tầng 21, khiến tổng cộng 6 sĩ quan cảnh sát thiệt mạng, 4 sĩ quan cảnh sát và 1 nhân viên bảo vệ bị thương.

Trong số sáu sĩ quan cảnh sát thiệt mạng, Trương Nghĩa Giai là thanh tra cảnh sát cấp một, liên tiếp giữ chức vụ phó đội trưởng đội trị an của phân cục Công an Áp Bắc, phó đội trưởng đội cảnh sát đặc biệt, phó đội trưởng kiêm giáo quan của đại đội cảnh sát đặc biệt; Nghê Cảnh Vinh là thanh tra cảnh sát cấp một, từng là đại đội trưởng đại đội cảnh sát đặc biệt chi đội tuần cảnh của phân cục công an Áp Bắc, đội trưởng đại đội cảnh sát đặc biệt chi đội trị an.

Có thông tin nói rằng, lời đầu tiên của Dương Giai khi nói về động cơ tấn công cảnh sát là: “Nếu tôi phải mang theo ủy khuất trên thân trong suốt cuộc đời còn lại, tôi thà phạm pháp.” Câu danh ngôn mà ông ấy để lại là: “Bất cứ sự tình gì, bạn cần cho tôi một thuyết pháp, bạn không cho tôi thuyết pháop, thì tôi sẽ cho bạn một thuyết pháp”.

“Quan hại quan” đã trở thành kỳ cảnh trong quan trường ĐCSTQ
Khoảng 11h ngày 4/1/2017, Trần Trung Thứ, cục trưởng Cục Tài nguyên và Đất đai thành phố Phàn Chi Hoa, tỉnh Tứ Xuyên, bước vào Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Phàn Chi Hoa với một khẩu súng, đang lúc thành ủy mở hội nghị, lãnh đạo chính quyền thành phố trốn thoát sau loạt súng bắn liên tục. Thư ký thị trưởng Trương Diệm, thị trưởng Lý Kiến Cần bị thương.

Vụ xả súng này là một trong những vụ án hình sự lớn về “quan giết quan” kể từ khi ông Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng vào năm 2013.

Sau khi vụ việc này xảy ra, Đài Á Châu Tự Do đưa tin vào ngày 9 tháng 1 năm 2017, trong đó thống kê nhiều vụ quan chức nổ súng kể từ khi ĐCSTQ giành chính quyền, bao gồm:

Sáng sớm ngày 17 tháng 12 năm 1970, Đàm Phủ Nhân, cựu chính ủy Quân khu Côn Minh và vợ, bị khoa trưởng vệ binh Vương Tự Chính bắn chết. Vụ việc đã gây chấn động Trung Nam Hải. Chu Ân Lai, lúc đó là thủ tướng ĐCSTQ, đã ra lệnh điều tra vụ giết người. Kết quả điều tra cho thấy Vương Tự Chính vì được ở quê báo có vấn đề lịch sử đang bị điều tra, trong tâm bất mãn nên gây án.

Năm 1994, Trần Cẩm Vân, huyện trưởng huyện An Nghĩa, tỉnh Giang Tây, muốn thay thế bí thư đảng ủy Hồ Thứ Cán. Sau nhiều nỗ lực loại trừ Hồ không thành công, Trần thuê Dư Quân, một cựu tù nhân trại cải tạo lao động, lái xe đâm Hồ bị thương nhẹ. Hồ sợ hãi, không lâu sau chuyển công tác, còn Trần Cẩm Vân trở thành bí thư huyện ủy như mong muốn. Sau đó, ông ta có xích mích với Vạn Tiên Dũng, phó bí thư huyện ủy, nên lại thuê Dư Quân đâm Vạn trọng thương.

Năm 1995, Ngô Chính Dưỡng, phó thị trưởng thành phố Quỳnh Sơn, tỉnh Hải Nam, được biết bản thân sẽ bị điều nhiệm sang vị trí phó chủ tịch Chính hiệp thành phố Quỳnh Sơn hữu chức vô quyền. Trong khi đó, Ngô Đại Khâm, cục trưởng giáo dục thành phố luôn bất hòa với ông ta, thì lại được thế chức phó thị trưởng, nên đã mua Lương Chấn Giang, Vương Nãi Tân và những người khác, đi thích sát Ngô Đại Khâm.

Năm 1996, Lý Bội Diêu, phó ủy viên trưởng Đại hội Nhân dân Toàn quốc, bị Trương Kim Long, cảnh sát vũ trang đóng tại đó, giết chết. Quan chức ĐCSTQ tuyên bố rằng Trương trộm cắp bị Lý phát hiện, nên sau đó Lý đã giết người. Nhưng có một thuyết pháp khác cho rằng Lý Bội Diêu đã cưỡng hiếp em gái của Trương, người được giới thiệu với Lý làm bảo mẫu, vì vậy Trương tức giận báo thù.

Năm 1997, Dương Cẩm Sinh, phó cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Phúc Kiến, tìm cách thay thế cục trưởng Dương Minh Dịch nhưng không thành công. Ông ta đã bỏ tiền ra mua kẻ sát nhân, thiêu sống Dương bằng axit sulfuric đậm đặc.

Năm 1998, Dương Vĩnh Thanh, phó cục trưởng Cục Công an huyện Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, được điều nhiệm làm phó cục trưởng Cục Tư pháp. Vì không hài lòng với lệnh điều nhậm, Dương Vĩnh Thanh mua Lưu Chính Bình và những người khác vừa được phóng thích khỏi trại cải tạo lao động, đâm bị thương cục trưởng tư pháp Nhiếp Trung Lý, sau đó lại đâm chết bí thư huyện ủy Lý Hiển Anh.

Năm 1999, Lý Trường Hà, bí thư Ủy ban Chính pháp thành phố Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam, bị Lã Tịnh Nhất, nguyên phó thị trưởng thị trấn Bát Đài, thành phố Vũ Cương tố cáo, đã mua Lưu Quốc Hưng, một người không nghề nghiệp, và Y Chí Hồng, một người được tại ngoại vì lý do y tế, đột nhập vào nhà Lã để hành hung. Kết quả vợ Lã chết, còn Lã bị thương nặng.

Năm 2000, Tiết Văn Huân, cục trưởng Cục Xây dựng Đô thị huyện Hồng Đồng, tỉnh Sơn Tây, bị “điều chỉnh” thành điều tra viên cấp cục hữu chức vô quyền, trong tâm ôm hận với người kế nhiệm Chu Kỳ Lâm, đã ra lệnh cho tài xế của mình, Đoàn Hâm Quý, báo thù. Đoàn và hai người khác chôn 10 hộp thuốc nổ tại nơi ở của Chu Kỳ Lâm, khiến 3 người trong gia đình Chu thiệt mạng.

Vào ngày 5 tháng 2 năm 2008, Quan Lục Như, cục trưởng phân cục Công an Khu Phát triển Kinh tế và Công nghệ Hohhot ở Nội Mông, dùng súng xông vào văn phòng của Vương Chí Bình, phó bí thư Thành ủy. Vương Chí Bình và một nữ cán bộ bị giết, Quan Lục Như sau đó ăn đạn tự sát. Theo tạp chí “Tài kinh” của Trung Quốc đại lục, Quan Lục Như mua quan bất thành, nên khởi sát tâm.

Ngoài những trường hợp “quan giết quan” nêu trên, chúng tôi tìm kiếm trên mạng và thấy gần đây cũng có không ít trường hợp dân thường giết quan chức. Ví dụ:

Vào ngày 19 tháng 1 năm 2023, Dương Công Tấn, một người đàn ông đến từ Bình Dương, Ôn Châu, Chiết Giang, đã dùng dao đâm vào ô tô khiến 6 cán bộ xã thiệt mạng và một người bị thương.

Vào ngày 27 tháng 3 năm 2023, Lâm Mỗ Trường ở Phủ Điền, Phúc Kiến, dùng dao đâm một gia đình cán bộ thôn hàng xóm, khiến hai người thiệt mạng và một người bị thương.

Vào ngày 1 tháng 5 năm 2023, Tục Quốc Cường, một dân làng Tây Xã, thị trấn Hoành Đạo, huyện Định Tường, tỉnh Sơn Tây, đã dùng dao giết chết trưởng thôn và gia đình ba người của ông ta.

Vào ngày 8 tháng 5 năm 2023, ba thành viên trong gia đình Lưu Kế Kiệt, bí thư đảng ủy thôn Tây Lý, khu Trường Thanh, Tế Nam, bị ám sát.

Vào ngày 11 tháng 5 năm 2023, một nông dân ở thôn Mã Gia Cương, Đông Hương, tỉnh Liêu Ninh, đã chặt đầu và giết chết 11 người trong đó có vợ và người thân của bí thư đảng ủy thôn.

Vào ngày 3 tháng 6 năm 2024, Quách Kiến Vũ, chủ tịch Chính hiệp huyện Thấm, Sơn Tây, bị một người đàn ông dùng dao đâm chết.

Vào ngày 8 tháng 7 năm 2024, Chiến Tường Xuân, chủ tịch Liên đoàn Văn nghệ Lâm Nghi ở tỉnh Sơn Đông, bị Mã, một tài xế cùng đơn vị đâm chết.

Vào ngày 7 tháng 8 năm 2024, Vương Giai Giai, thẩm phán cấp một của Tòa án quận Âm Thành ở thành phố Tháp Hà, tỉnh Hà Nam, bị giết hại.

Vào ngày 15 tháng 8 năm 2024, Trịnh Chí Anh, chủ tịch Ngân hàng Hàm Đan, bị sát hại tại văn phòng của ông.

Vào ngày 2 tháng 9 năm 2024, tại Khu C của Khu dân cư Vạn Đạt Văn Hoa, phố Hồng Kì, thành phố Trường Xuân, Cát Lâm, một sĩ quan cảnh sát đã bị chém chết và hai người khác bị thương.

Vào ngày 19 tháng 9 năm 2024, Lưu Văn Kiệt, sở trưởng Sở Tài chính tỉnh Hồ Nam, do tranh chấp tài chính với Giang Yi Huy, đại biểu Quốc hội huyện Bình Giang, thành phố Nhạc Dương, vừa là ủy viên Chính hiệp, và Giang Huy, một trong “trăm thanh niên xuất sắc” của thành phố Nhạc Dương, mà bị sát hại.

Tại sao có nhiều vụ sát hại quan chức ĐCSTQ đến vậy?
Mặc dù nguyên do gây ra các trường hợp khác nhau nhưng nhìn chung có ba lý do chính:

Đầu tiên là nguyên do chính trị

ĐCSTQ luôn dựa vào “nòng súng” quân đội, và “cây dao” chính pháp để duy trì sự thống trị cao áp của mình. Dưới 75 năm chính trị cao áp, oán khí cực đại đã tích lũy trong giới quan chức và người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội trong nước, mà thứ oán khí này lại không có đường ống thích hợp nào để xả ra. Kết quả là ngày càng nhiều người liều lĩnh: Bạn không cho tôi một thuyết pháp, tôi sẽ cho bạn một thuyết pháp; nếu bạn không cho tôi sống tốt, tôi sẽ không để bạn sống tốt; Động vào miếng pho mát của tôi, tôi sẽ đòi mạng bạn.

Nguyên do thứ hai là vấn đề kinh tế

Kể từ khi ĐCSTQ thực hiện “cải cách mở cửa” vào năm 1978, một bộ phận người đã trở nên “giàu có trước”. Nhóm người này chủ yếu là con của các quan chức cấp cao và gia đình họ. Họ chỉ chiếm một thiểu số rất nhỏ trong dân số Trung Quốc, nhưng họ chiếm giữ tất cả các chức nghiệp, sản nghiệp, tài nguyên sinh lợi nhất của Trung Quốc. Những người này thông qua quyền lực, cũng như thông qua các giao dịch quyền-tiền, quyền-sắc, tiền-sắc mà tấn tốc làm giàu. Khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc ngày càng rộng hơn, đến mức ĐCSTQ đã ngừng công bố hệ số Gini, hệ số phản ánh khoảng cách giàu nghèo, kể từ năm 2001.

Ngày nay, Trung Quốc có thể đã trở thành một quốc gia có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới, dân chúng nhìn chung hận người giàu, hận quan chức. Người đi chân trần không sợ kẻ đi giày, một số người vì truy cầu lợi ích kinh tế mà giết quan chức.

Ngoài ra, do các nguyên nhân như phân chia lợi ích không đồng đều, tranh chấp kinh tế, tranh chấp tài sản, được mất trong chuyển giao lợi ích… dẫn đến xảy ra các vụ án sát hại cán bộ đảng trong quan trường và trong dân.

Thứ ba là nguyên do văn hóa

Văn hóa truyền thống Trung Quốc giảng răng, nhân mệnh quan Thiên. bởi vì nhân mệnh liên quan đến Trời, nên tất yếu phải trân quý sinh mệnh.

Tuy nhiên, hệ tư tưởng chỉ đạo của ĐCSTQ không bắt nguồn từ truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, mà từ chủ nghĩa Mác-Lê được truyền từ phương Tây. Chủ nghĩa Mác-Lênin căn bản không hề thương xót sinh mệnh.

Tại sao? Bởi vì chủ nghĩa Mác-Lê chủ trương vô thần luận. Nó khiến con người không tin vào sự tồn tại của Thần, không tin kiếp trước kiếp sau, không tin báo ứng, không tin thiên đường địa ngục, dẫn đến nhiều người không sợ trời, không sợ đất, bất cứ điều gì thương thiên hại lý cũng dám làm.

Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đề cao triết học đấu tranh, ĐCSTQ nói: “Đấu với trời, vui vô cùng; Đấu với đất, vui vô cùng; Đấu với người, vui vô cùng”. Trong lịch sử, mỗi khi ĐCSTQ đấu người, thì ắt phải “đấu tranh tàn khốc, đả kích vô tình”, thường xảy ra chuyện đánh chết người.

Ngoài ra, chủ nghĩa Mác-Lê tôn sùng thuyết tiến hóa của Darwin, xuất phát từ “chọn lọc tự nhiên, kẻ mạnh sinh tồn” của thuyết tiến hóa của Darwin dẫn đến thứ triết học sinh tồn “vì đạt mục đích, bất từ thủ đoạn”. Bất từ thủ đoạn, chính là không còn ranh giới đạo đức và pháp luật nào.

Kể từ khi ĐCSTQ giành chính quyền, 75 năm truyền bá vô thần luận, 75 năm thực tiễn đấu tranh nội bộ ngươi chết ta sống, 75 năm thống trị bằng bạo lực đã khiến nhiều người không còn biết kính sợ, tâm không ước thúc. Đã quen thấy ​​quan giết dân, nay quan giết quan, dân giết quan thì không khó lý giải.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới