Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiCấm vận Cuba vì “nhân quyền”?

Cấm vận Cuba vì “nhân quyền”?

Với 187 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 1 phiếu trắng, Đại hội đồng Liên hợp quốc, ngày 30/10, đã thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ chấm dứt sự phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính mà Washington áp đặt đối với Cuba trong nhiều năm qua.

Mất điện ở Havana, Cuba

Những năm gần đây, mất điện ví như “chuyện thường ngày” ở Cuba. Lần mất điện trong các ngày 18-19/10 có thể coi là nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng tới hơn 10 triệu dân Cu Ba, do Antonio Guiteras, nhà máy điện lớn nhất của Cuba baatgs ngờ ngừng hoạt động. “Bất ngờ”, nhưng đó là điều dễ hiểu bởi nhà máy điện Antonio Guiteras cũng như toàn bộ cơ sở hạ tầng điện của Cu Ba quá cũ, khó bảo trì, thiếu nhiên liệu…Tình trạng khó khăn đó là một phần trong số vô vàn hậu quả của chính sách cấm vận mà Mỹ áp dụng đối với quốc gia vùng Caribe này.

Cấm vận Cuba bắt đầu từ cuối thập niên 1950. Ngày 07/02/1962, Washington công bố cấm vận hoàn toàn, cấm mọi giao dịch thương mại đối với Cuba nhằm trả đũa việc nhà nước Cuba quốc hữu hóa tài sản của công dân Mỹ và các công ty Mỹ, và ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản trong khu vực “đe dọa đến an ninh quốc gia” của Mỹ. Dĩ nhiên, lý do đó khó thuyết phục được ai. Cuba, một quốc gia nhỏ xíu, vừa giành độc lập, có thể “đe dọa” an ninh một cường quốc khổng lồ là Mỹ chăng?

Cấm vận đã tác động sâu sắc đến kinh tế Cuba, gây ra nhiều khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận hàng hóa, dịch vụ và công nghệ, bất chấp việc Cuba phải tìm kiếm các nguồn cung cấp từ những nước khác, đặc biệt là từ Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và từ các nước Mỹ Latinh và châu Âu sau này.

Đã có những cuộc thảo luận và gây áp lực từ nhiều bên, bao gồm cả một số quốc gia và tổ chức quốc tế kêu gọi dỡ bỏ hoặc nới lỏng cấm vận, trong đó có Liên Hiệp Quốc.

Nghị quyết đầu tiên yêu cầu chấm dứt cấm vận Cuba được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1992. Từ đó mỗi năm, Cuba đều trình bày vấn đề này tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, và nhận được ủng hộ của đa số các thành viên. Năm 2023, phát biểu tại phiên toàn thể Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla tuyên bố lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua đã vi phạm các quyền của người dân Cuba, cũng như vi phạm mọi qui định, thông lệ luật pháp quốc tế và luật thương mại quốc tế. Ông cáo buộc đó là “hành động chiến tranh kinh tế giữa thời bình, là nỗ lực nhằm hủy hoại trật tự pháp lý”.

Ý kiến của Cuba được hấu hết các thành viên ủng hộ. Dù vậy, Mỹ không thay đổi lập trường. Đáp lại, trưởng phái đoàn Mỹ tại phiên họp đã nói rằng, lệnh cần tiếp tục để “ủng hộ người dân Cuba theo đuổi một tương lai có sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản”. Mới đây nhất, ngày 30/10, tại New York (Mỹ), với số phiếu ủng hộ áp đảo, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 79 đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế và thương mại của Mỹ áp đặt với Cuba.

Tính đến năm 2021, theo đánh giá của chính phủ Cuba, thiệt hại kinh tế do lệnh cấm vận của Mỹ gây ra đối với nước này ước tính đã lên tới khoảng 130 tỷ USD. Số liệu này thường được cập nhật hàng năm và thể hiện tác động lâu dài của lệnh cấm vận đến nền kinh tế Cuba, bao gồm các yếu tố như thiếu hụt hàng hóa, khó khăn trong thương mại quốc tế, thiệt hại trong các lĩnh vực đầu tư và phát triển… Liên quan trực tiếp hạ tầng điện, từ năm 2019, thậm chí Mỹ còn áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt hơn nhằm ngăn chặn nguồn cung cấp nhiên liệu và phụ tùng thay thế cần thiết để duy trì các nhà máy điện và lưới điện của Cuba.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Liên Hợp Quốc đã nhiều lần thông qua các nghị quyết yêu cầu chấm dứt lệnh cấm vận Cuba, nhưng không được thực thi? Phải chăng tiếng nói của tổ chức quốc tế đa phương lớn nhất hành tinh này là vô giá trị?

Sự việc liên quan đến Washington. Mỹ là quốc gia áp đặt lệnh cấm vận chống Cuba. Nhưng Mỹ là thành viên thường trực có quyền veto (phủ quyết) trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Vì lẽ đó, mặc cho các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu bãi bỏ lệnh cấm vận chống Cuba, Washington vẫn từ chối, vin vào lý do Cuba vẫn không có những cải cách cần thiết về “nhân quyền và chính trị”…

Nhân quyền hay chính trị – thực chất chỉ là cái cớ vụng về của Mỹ, từ lâu đã bị dư luận phát giác và phê phán. Cái cớ đó Washington không chỉ dùng nhằm khuất phục Cuba, mà còn từng dùng trong nhiều trường hợp khác, ngay cả với Việt Nam. Giới quan sát thừa hiểu rằng, trong câu chuyện cấm vận Cuba, ngoài thái độ thù địch một quốc gia theo đường lối xã hội chủ nghĩa, một trong những điều Mỹ lo ngại, là: dỡ bỏ lệnh cấm có thể làm suy yếu ảnh hưởng của họ trong khu vực, đồng thời khuyến khích các nước khác không tuân thủ các chính sách của Washington.

T.V

RELATED ARTICLES

Tin mới