Wednesday, January 22, 2025
Trang chủThâm cung bí sửNhững bí ẩn hình sự của thế kỷ 20 chưa có lời...

Những bí ẩn hình sự của thế kỷ 20 chưa có lời giải đáp

Theo thống kê, hầu hết các vụ giết người đều nhanh chóng được khám phá; 90% số người mất tích còn sống hoặc đã chết được tìm thấy sau một thời gian. Nhưng một số vụ của thế kỷ trước vẫn chưa được khám phá và chúng vẫn còn trong tâm thức của các nhà điều tra.

Ảnh minh họa


Vụ giết người ở trang trại Hinterkaifeck
Đêm 31/3 rạng sáng 1/4/1922, sáu người bị sát hại dã man tại làng Hinterkaifeck (Đức) gần Munich. Các nạn nhân là đôi vợ chồng Andreas và Cecilia Gruber, các con của họ – Victoria, Joseph, Cecilia và người giúp việc Maria Baumgartner. Cả 6 người đều bị hung thủ dùng vật sắc nhọn đánh vào đầu. Mặc dù thực tế là trong vụ án này, có khoảng 100 người đã bị thẩm vấn, nhưng không thể xác định được nghi phạm cũng như động cơ giết người.

Theo một giả thiết, kẻ giết người có thể là một kẻ lang thang đã đột nhập và gây ra vụ việc; theo một giả thiết khác, hung thủ có thể là chồng cũ của Victoria Gruber, người được cho là đã chết ở chiến trường. Năm 2007, các sinh viên tại Học viện Cảnh sát ở Fürstenfeldbruck cho biết họ có thể sử dụng các kỹ thuật điều tra hiện đại để xác định hung thủ. Nhưng cuối cùng, họ đã không không thể giải quyết nổi.

Cái chết của “thược dược đen”
Ngày 15/1/1947, hài cốt của Elizabeth Short, 22 tuổi, được tìm thấy trên một khu đất bỏ hoang gần Los Angeles. Cơ thể cô bị cắt cắt làm đôi. Elizabeth làm bồi bàn và có mơ ước trở thành diễn viên. Cô gái này thích mặc váy đen nên được đặt cho biệt danh Black Dahlia (“Thược dược đen”).

Người ta nhìn thấy Elizabeth lần cuối vào ngày 9/1/1947, tại sảnh khách sạn Los Angeles Biltmore. 22 người ở nhiều thời điểm khác nhau bị tuyên là nghi phạm trong tội ác này và có khoảng 60 người đã thừa nhận tội giết người. Nhưng cảnh sát đã không thể thu được bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh tội sát nhân của bất kỳ ai trong số họ.

“Người đàn ông từ Somerton”
Sáng 1/12/1948, thi thể của một người đàn ông ăn mặc lịch sự, khoảng 45 tuổi, được tìm thấy trên bãi biển Somerton thuộc thành phố Adelaide của Australia. Không có dấu hiệu bạo lực hay tổn thương trên cơ thể nạn nhân. Khi khám nghiệm tử thi, người ta thấy dạ dày của nạn nhân chứa đầy máu. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân cái chết có thể là do ngộ độc nhưng lại không tìm thấy dấu vết của chất độc trong thi thể.

Cảnh sát rất ngạc nhiên khi người quá cố không có tiền và tất cả mác quần áo của anh ta đều bị cắt bỏ. Có vẻ như ai đó không muốn cảnh sát xác định danh tính nạn nhân. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng, ngày 30/11 cùng năm, có người đã gửi một chiếc vali không có tên vào tủ đựng đồ ở ga Adelaide. Vali chứa những bộ quần áo vừa đúng kích cỡ dành cho “người đàn ông từ Somerton”, cũng có mác rách nát.

Mặc dù ba món đồ vẫn mang tên “T. Kin” và có dấu vết giặt bằng hóa chất. Nhưng thông tin này không mang lại kết quả gì cho cuộc điều tra. Trong túi quần bí mật của anh ta có một trang sách gấp lại có dòng chữ “Tamam Shud”. Nó được xé ra từ tuyển tập “Rubai” – những bài thơ của nhà thơ Ba Tư nổi tiếng Omar Khayyam. Trong tiếng Ba Tư, tamam shud có nghĩa là “kết thúc” hoặc “hoàn thành”.

Một bản sao của cuốn Rubayev, trang cuối cùng đã bị xé, được tìm thấy thuộc sở hữu của một bác sĩ sống ở Glenelg. Vị bác sĩ nói rằng, ngày 30/11, anh ấy đã tìm thấy một cuốn sách ở ghế trước ô tô của mình. Các nhà pháp y đã xác định rằng trang này đã bị xé. Cuốn sách đã được kiểm tra cẩn thận, ở mặt sau có dấu bút chì trông giống như mật mã. Ngoài ra, trên cuốn sách còn có số điện thoại của người phụ nữ tên là Jessica Powell.

Người phụ nữ này cho biết cuốn sách này từng thuộc về bà nhưng vào năm 1945, bà đã tặng nó cho bạn mình là Trung úy Alfred Boxall. Cảnh sát đã tìm được Boxall, nhưng anh ta đã cho họ xem một quyển hoàn toàn nguyên vẹn của “Rubai”! Theo thời gian, có một giả thiết cho rằng “người đàn ông từ Somerton” là một điệp viên của Liên Xô. Cách nơi tìm thấy thi thể anh không xa có một bãi phóng tên lửa lớn.

Tháng 11/2013, con gái của Jessica Powell, người đã qua đời, nói với các phóng viên truyền hình rằng mẹ cô là một điệp viên tình báo Liên Xô. Có thể vì lý do nào đó mà chính bà đã giết “người đàn ông từ Somerton”, bằng cách sử dụng một loại thuốc độc không để lại dấu vết trên cơ thể. Điều gây tò mò là hầu hết bằng chứng trong vụ Somerton đều bị thất lạc hoặc tiêu hủy.

Vụ mất tích 3 đứa con nhà Beaumont
Một tội ác bí ẩn khác ở vùng cận Adelaide xảy ra ngày 26/1/1966. Vào ngày đó, ba đứa con của Jim và Nancy Beaumont – Jane, 9 tuổi, Arnna, 7 tuổi và Grant, 4 tuổi – đã đi đến bãi biển ở Glenelg. Từ nhà họ đi xe buýt mất 10 phút nhưng đến trưa bọn trẻ vẫn chưa về. Đến tối, phụ huynh đã trình báo cảnh sát. Một phụ nữ 74 tuổi cho biết bà nhìn thấy những đứa trẻ chơi đùa ở đài phun nước với một chàng trai trẻ.

Hàng ngàn tình nguyện viên đã tham gia cuộc tìm kiếm. Báo chí và truyền hình cũng vào cuộc giúp đỡ nhưng không có kết quả. Cách đây vài năm, cuốn sách “Người đàn ông của Satin” được xuất bản ở Australia, trong đó tác giả nói rằng cha ông, doanh nhân Harry Phipps, qua đời năm 2004, là một kẻ ấu dâm và chính ông là kẻ đã giết những đứa con của Beaumont.

Sau khi cuốn sách được xuất bản, hai người đã liên lạc với cảnh sát, kể lại rằng một ngày mùa hè năm 1966, Phipps thuê họ đào một cái hố sâu hai mét trong sân nhà máy New Castalloy mà ông sở hữu. Giả định ngay lập tức nảy sinh rằng hài cốt của những đứa trẻ mất tích được chôn ở đó. Cảnh sát quyết định khai quật, các nhà khoa học từ Đại học Flinders cũng tham gia. Người ta tìm thấy xương của nhiều loài động vật khác nhau, nhưng không có hài cốt của con người. Hy vọng giải quyết được một trong những “bí ẩn thế kỷ” không bao giờ thành hiện thực.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới