Cuộc gặp gần đây giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zenlensky đã gây ra nhiều phản ứng từ các nước phương Tây. Tại cuộc gặp này, hai nhà lãnh đạo đã có những tranh luận căng thẳng, dẫn đến sự cố ngoại giao nghiêm trọng.

Trước tình hình đó, các lãnh đạo châu Âu đã tổ chức ngay hội nghị thượng đỉnh tại Luân Đôn, Anh để thảo luận về an ninh châu Âu và cuộc xung đột ở Ukraine. Trước đó phương Tây đã có phản ứng rất mạnh về việc Mỹ dọa đánh thuế nhập khẩu hàng hóa của các nước EU, yêu cầu các nước gia tăng chi tiêu quân sự, thậm chí Mỹ còn dọa có thể rút khỏi NATO. Đặc biệt là thái độ “thân thiện” với Nga càng làm cho mâu thuẫn Mỹ – EU thêm căng thẳng.
Mặc dù vậy, tại hội nghị này, Thủ tướng Anh vẫn phải khẳng định và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ giữa châu Âu và Mỹ, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào Tổng thống Trump trong việc đạt được hòa bình công bằng và bền vững cho Ukraine cũng như cho châu Âu.
Trong quá khứ, châu Âu đã gắn bó và phụ thuộc vào Mỹ để phát triển, thì hiện tại và tương lai châu Âu càng phụ thuộc vào Mỹ hơn vì đã cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga, mất đi nguồn cung cấp dầu mỏ, khí đốt và nhiều nguyên liệu giá rẻ khác từ Nga, buộc phải phụ thuộc vào sự cung cấp từ Mỹ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất một lệnh ngừng bắn kéo dài một tháng để tạo điều kiện giảm leo thang xung đột. Ông cũng kêu gọi tăng cường chi tiêu quốc phòng của châu Âu và linh hoạt hơn trong các quy tắc tài khóa của EU nhằm đối phó với tình hình hiện tại.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thảo luận về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình và tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Thủ tướng Anh Kein Starmner cho biết Anh sẵn sàng triển khai quân đội để hỗ trợ thực thi thỏa thuận hòa bình tiềm năng tại Ukraine. Thực tế là Anh đang có nhiều quyền lợi ở Ukraine, nhất là việc khai thác tài nguyên.
Tổng thống Zenlensky bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất của châu Âu và nhấn mạnh rằng mọi sự hỗ trợ từ châu Âu đang ở mức cao chưa từng thấy trong nhiều năm qua. Trong khi đó Mỹ đã phải nhắc việc Ukraine không nói lời cảm ơn vì sự hỗ trợ của Mỹ, thì nay Zenlensky phải nói là cảm ơn châu Âu vì đây là chỗ bấu víu cuối cùng.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Mỹ và Ukraine sau cuộc gặp giữa hai tổng thống đã khiến các nước châu Âu lo ngại về sự thống nhất trong chiến lược đối phó với Nga. Các nhà lãnh đạo châu Âu nhấn mạnh sự cần thiết của một phản ứng thống nhất mạnh mẽ để đảm bảo chủ quyền và an ninh của Ukraine.
Qua hội nghị này, có thể thấy rằng các nước phương Tây đặc biệt là các quốc gia EU đang nỗ lực tăng cường hỗ trợ Ukraine và tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột, đồng thời cố gắng tìm cách duy trì sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Ukraine đang gặp thách thức.
H.L