Sunday, March 30, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiSự khủng hoảng niềm tin vào các giá trị phương Tây

Sự khủng hoảng niềm tin vào các giá trị phương Tây

Có nhà nghiên cứu ngay trong lòng lục địa già châu Âu đã nêu lên một khái niệm mới: “Sự tha hóa 2.0”. Chúng tôi sẽ nói về nội hàm của khái niệm này, nhưng trước hết cần nói ngay rằng, sự tha hóa đó chính là sự khủng hoảng niềm tin và các giá trị phương Tây.

Cơ sở nghiên cứu bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ cuộc diệt chủng ở Dải Gaza, bắt đầu vào tháng 10/2023, với sự đồng lõa của Mỹ và các đồng minh. Sự kiện đau thương này nổi lên như một yếu tố chính trong nhận thức ngày càng rõ rệt rằng, Trật tự quốc tế tự do sau năm 1945 thực chất chỉ là một vỏ bọc cứng nhắc.

Sự kiên Gaza được coi là đỉnh điểm của những bất công tiếp diễn trong sự tồn tại của nhân loại trên toàn cầu. Điều này cũng cho thấy sự kém hiệu quả của các tổ chức đa phương quốc tế, có những tổ chức chả khác gì “đười ươi giữu ống”, bất lực trong việc giải quyết những bất công. Nó phơi bày thực trạng trần trụi của hệ thống, bất chấp những giả định về hòa bình, an ninh, quy trình hợp pháp, xét xử công bằng và các lý tưởng được ghi nhận trong luật pháp quốc tế và luật pháp trong nước.

Đặc biệt, gần đây tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Canada, Greenland và Kênh đào Panama, hay tuyên bố sẽ “tiếp quản” Dải Gaza, đánh dấu một cấp độ mới của sự coi thường và phá hoại các nguyên tắc nền tảng của quan hệ quốc tế. Chẳng hạn ông Trump tuyên bố như “bắt ba ba trong lọ”: “Chúng tôi cần Greenland vì an ninh quốc gia và thậm chí là an ninh quốc tế” (!). (Greenland từng là thuộc địa và nay là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, có vị trí địa chính trị độc đáo: Nằm giữa Mỹ và châu Âu. Thủ đô Nuuk của Greenland gần New York của Mỹ hơn là Copenhagen của Đan Mạch).

Các xu hướng nêu trên đang phơi bày một biểu hiện khác của “sự kiêu ngạo quyền lực”. Sự kiêu ngạo gây nên tình trạng “hoang tưởng tập thể” trong giới hoạch định chính sách đối ngoại của phương Tây.

Sự thật sau hơn ba năm đã phơi bầy, phương Tây đã kích động một cuộc xung đột “huynh đệ tương tàn” ở Ukraine. Nó gây biết bao tổn thất và đau khổ hơn cho người dân Ukraine và Nga. Mới đây trong bài phát biểu của Tổng thư ký NATO Mark Rutte (nguyên là Thủ tướng Hà Lan) trước Nghị viện châu Âu, ông đã thẳng thắn nói rằng, dường như tổ chức này chỉ nhằm duy trì sự phân cực toàn cầu, mang lại lợi ích cho những bên có cổ phần trong tổ hợp công nghiệp-quân sự. Lẽ ra NATO phải nỗ lực tìm kiếm điểm chung để thúc đẩy đối thoại dựa trên sự thấu hiểu và lòng tin.

Sự phân cực có khả năng sẽ gia tăng trong nhiệm kỳ Donald Trump 2.0, khiến các quốc gia phải đối mặt với nhiều suy đoán hơn là sự thật. Và kẻ hưởng lợi trong lúc nhá nhem chính là giới cầm quyền. Sự phân chia quyền lực giữa các khối cường quốc chỉ tạo ra sự đánh đồng giả tạo giữa các quốc gia thành viên và làm gia tăng xung đột với các “kẻ thù” của họ.

Hãy giải thể NATO! Đấy là tiếng nói nghiêm túc và có trách nhiệm vì hòa bình, an ninh thế giới. Thế nhưng tổ chức này lại đang được mở rộng một cách ám ảnh, một số nước vẫn xin gia nhập, trong đó có UKraine trên mình đầy thương tích.

“Sự tha hóa 2.0” phản ánh nhận thức ngày càng rõ ràng, khi thế kỷ XXI bước vào giai đoạn đầu tiên, đạo đức và những giá trị đáng ca ngợi nhất mà luật pháp quốc tế mang lại cho cộng đồng quốc tế đã bị suy thoái nghiêm trọng.

Sự đứt gãy và đổ vỡ từng mảng đã diễn ra ngay tại phương Tây – nơi khai sinh ra những lý tưởng đó. Ai đã đẻ ra cái hệ thống chính trị – kinh tế quái đản chống lại chính cha đẻ của mình? Việc rập khuôn, bắt chước mô hình phương Tây không còn khả thi trong bối cảnh hiện nay, thúc đẩy nhu cầu cấp thiết phải có tư duy mơi về hệ thống này, tư duy một cách nghiêm túc, có hệ thống.

Theo các nhà nghiên cứu, có một phương pháp tiếp cận có hệ thống để thoát khỏi trạng thái mơ hồ kéo dài. Phương pháp này đòi hỏi sự thừa nhận và phân tích tỉ mỉ các vấn đề cốt lõi trong hệ thống quốc tế hiện tại nhằm chuyển đổi trật tự thế giới trong kỷ nguyên “chủ nghĩa đế quốc lai ghép”.

Những xung đột kéo dài ở Gaza và Ukraine cho thấy sự giả tạo của hệ thống khi nhân quyền và dân chủ bị lợi dụng như một vũ khí chính trị. NATO tiếp tục mở rộng thay vì củng cố, đối thoại, chứng tỏ tổ chức này không hoạt động vì hòa bình mà vì quyền lợi của một số nhóm thế lực.

Khi mà một thế giới “luật chơi” không còn dựa trên công lý, mà là quyền lực thô bạo thì những giá trị từng được xem là nền tảng của trật tự quốc tế chỉ còn là vỏ bọc cho chủ nghĩa bá quyền. Hôm 3/3, phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát biểu: “Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong chỉ hơn 43 ngày so với hầu hết các chính quyền trước đó phải mất tới bốn năm hoặc tám năm mới đạt được. Và vinh quang của chúng ta hiện chỉ mới bắt đầu”.

Đó là sự “bắt đầu” nguy hiểm, bắt đầu của sự tha hóa và hoang tưởng.

Phương Tây từ lâu tự hào là nơi khai sinh của tự do, dân chủ, nhân quyền, nhưng giờ đây chính họ lại phản bội những lý tưởng này. Chủ nghĩa tư bản tài chính và tổ hợp công nghiệp-quân sự kiểm soát chính sách đối nội và đối ngoại, đặt lợi nhuận lên trên con người. Truyền thông và hệ thống chính trị bị thao túng, làm mờ nhạt sự thật, tạo ra “hoang tưởng tập thể” trong giới hoạch định chính sách.

Cần khẳng định rằng, trật tự thế giới không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Để thoát khỏi “chủ nghĩa đế quốc lai ghép”, cần một quá trình đấu tranh lâu dài với nhiều yếu tố. Những yếu tố cơ bản là: Giảm ảnh hưởng của đồng USD và hệ thống tài chính phương Tây; thay đổi cấu trúc quân sự toàn cầu, hạn chế NATO; xây dựng một nền truyền thông và công nghệ độc lập; cải tổ Liên hợp quốc để phản ánh thực tế quyền lực thế giới; tìm kiếm một mô hình kinh tế – chính trị mới thay thế tư bản hoang dã.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới