Thấm thoắt đã 35 năm trôi qua, kể từ trận hải chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988, khi tàu chiến Trung Quốc tấn công nhóm tàu vận tải chở công binh của hải quân Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở khu vực đá Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam đang tập trung theo dõi tình hình khu vực Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines chiếm giữ trái phép đầu thập niên 70 khi các tàu dân binh Trung Quốc liên tục vây hãm gây áp lực từ bên ngoài. Không chỉ với Thị Tứ, thực tế trên khắp quần đảo Trường Sa tàu cá, tàu dân binh Trung Quốc cũng liên tục duy trì trạng thái bao vây gây áp lực với hầu hết các điểm đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Dẫu vậy với Philippines áp lực này tạo ra nhiều rắc rối với họ hơn vì điểm dừng chân được đầu tư rất sơ sài nhất là khu vực bãi cạn, về mặt khái niệm chung bãi cạn có thể dùng để gọi là bãi cát nổi hoặc ngầm hay một rạn đá san hô. Chẳng hạn bãi cạn Scarborough mà Philippines để mất năm 2012 bao gồm một chuỗi rạn san hô và đá có hình tam giác chu vi 55km và tổng diện tích 150 km2. Tuy nhiên, phần lớn bãi cạn chìm dưới mặt nước và muốn xây dựng cái gì trên đó thì chỉ có nước chở vật liệu ra lấp biển hoặc sử dụng tàu hút cát chọc thẳng vào tầng san hô hút cát để bồi lấp.
Năng lực của Philippines không thể khắc phục được những khó khăn này. Vào năm 1965 khi thực thi yêu cầu chủ quyền tại bãi cạn Scarborough, Philippines chỉ dựng một ngọn hải đăng bằng sắt và trong số 10 thực thể mà Philippines chiếm đóng trái phép ở Trường Sa ngoài 7 đảo có thể xây dựng nhà cửa thì có 3 bãi cạn lớn bao gồm: Đá Công Đo, Đá Cá Nhám và Bãi Cỏ May hầu như được kiểm soát một cách sơ sài. Đặc biệt, tình trạng tại Bãi Cỏ May đã nhiều lần báo động khi rạn san hô này nằm trên cửa ngõ chiến lược đến Bãi Cỏ Rong khu vực được coi là có trữ lượng dầu khí rất lớn, để kiểm soát bãi cạn này Philippines đã cho mắc cạn một tàu đổ bộ cũ vào năm 1999 để tạo thành tiền đồn, kiểm soát bãi cạn. Trong khi đó, trong khoảng một thập niên trở lại đây, hải cảnh Trung Quốc ngày càng tăng cường vây lấn gây sức ép và có nhiều đợt tiến hành phong tỏa ngăn cản việc tiếp tế cho nhóm binh sĩ trên tàu.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật Bắp Cải để nhằm lặp lại sự kiện Scarborough với Bãi Cỏ Mây. Dựa theo chiến lược này Trung Quốc sẽ cho bao bọc bãi cạn này bằng các lớp tàu khác nhau và lớp trong cùng là các tàu cá rồi đến các tàu hải cảnh và các tàu hải quân sẽ tạo thành lớp ngoài cùng, mục tiêu của chiến lược này là nhằm ép buộc thủy quân lục chiến của Philippines phải rời bỏ tàu vì thiếu tiếp tế. Bên cạnh đó, từng có ý kiến úp mở về việc khả năng Trung Quốc cho kéo chiếc tàu đổ bộ cũ nát của Philippines khỏi bãi cạn và thiết lập tiền đồn trên đó, mặc dù việc này được coi là ít có khả năng xảy ra do việc can thiệp như vậy không khác nào tạo ra xung đột giữa hai nước nhưng về lâu dài vẫn là điều không ổn đối với hải quân Philippines.
Thấy rõ nguy cơ này, Manila liên tục phản ứng tới Liên Hợp Quốc nhưng không tìm ra giải pháp nào khả thi nhằm củng cố chỗ đứng của mình.
Chúng ta đã thấy được tiềm lực khổng lồ của Trung Quốc trong việc xây dựng đảo nhân tạo. Thế nhưng tham vọng bá quyền của họ là muốn độc chiếm toàn bộ Biển Đông chứ không phải chỉ vài hòn đảo nhỏ. Nếu để Trung Quốc kiểm soát nốt 7 đảo, 3 bãi cạn Philippines đang nắm giữ thì không gì có thể tệ hơn.
Về phần phản ứng của đồng minh chiến lược Hoa Kỳ, họ đưa tàu vào rồi lại đi ra. “Nước xa không cứu được lửa gần” xung đột xảy ra có thể lúc đến tai nước Mỹ thì mọi chuyện đã an bài. Dĩ nhiên, Philippines có quan điểm của riêng mình, chiến lược của riêng mình. Người Mỹ chắc hiểu rõ điều đó, cho nên mới có câu chuyện của ngày hôm nay.
Theo tạp chí Forbest, các nhà nghiên cứu phương thức tác chiến mới của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã tình cờ tìm ra một giải pháp lý tưởng để đóng quân ở các rạn san hô, bãi cạn, đá ngầm ở các thực thể đang xảy ra tranh chấp tại Biển Đông.
Theo đó, dự án phát triển mẫu thử nghiệm tàu đổ bộ tương lai dành cho thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã góp phần đưa ra một ý tưởng khá hay. Ý tưởng đó là tạo ra một căn cứ nổi ở vùng nước nông, có thể di động. Đây là một phương án rẻ tiền và hoàn hảo cho hải quân Philippines, đồng minh chiến lược của Mỹ tại Đông Nam Á.
Thực hiện ý tưởng này, thời gian qua phòng thí nghiệm tác chiến của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã tiến hành chuyển đổi ba chiếc tàu hỗ trợ ven bờ dành cho dịch vụ dầu khí trở thành tàu đổ bộ SLV. Chương trình SLV là một phương án tạm thời mà thủy quân lục chiến đang tài trợ, nhằm xác định rõ ràng hơn yêu cầu với phương tiện đổ bộ mới dành cho lực lượng này. Trung tá Tim Smith sĩ quan cấp cao giám sát trương trình SLV mô tả: SLV là một dạng tàu hỗ trợ ngoài khơi với mấn nước 3,6m, không gian chở hàng lên tới 1.828m2, có khả năng chở 38 lính thủy đánh bộ cùng thủy thủ đoàn 12 đến 15 người vận hành. Nguồn tin của Forbest cho hay: nguyên mẫu SLV được thiết kế với một cầu đổ bộ gắn ở đuôi tàu cho phép cập bờ các hải cảng cũng như thiết lập cấu tạo với bờ biển cho phép mọi phương tiện đổ bộ hiện nay của thủy quân lục chiến có thể cơ động ra vào. Điều đặc biệt nhất là nó cũng được thiết lập để trở thành một giàn khoan tự nâng mini với 4 chân chống có thể mở rộng và khả năng chạm tới đáy biển (tất nhiên là vùng biển nông). Những chiếc chân này có thể biến con tàu trở thành một giàn khoan tự nâng hoặc cầu tàu tạm thời ở các bãi cạn trên Biển Đông, điều mà hải quân Philippines đang rất cần. Với thiết kế này SLV là sự kết hợp giữa tiện ích thương mại với mục đích quân sự, được chế tạo lần đầu vào thập niên 50. Giàn khoan tự nâng hay giàn khoan di động đều có thể di chuyển đến nơi cần thiết và khoan các giếng dầu thăm dò.
Ngày nay các giàn khoan tự nâng đang được tái phát minh trở thành các phương tiện hỗ trợ xây dựng nhà máy điện dùng năng lượng gió, phục vụ như một nền tảng vũng chắc để lắp máy phát điện. Mặc dù kiến trúc của các giàn này khác nhau nhưng nhìn chung giàn khoan tự nâng có thể xem là những sà lan cỡ lớn đã được sửa đổi hầu như không thể di chuyển nếu không có sự trợ giúp từ tàu kéo, sở hữu một sà lan với khả năng tự nâng sẽ thay đổi mọi thứ. Con tàu với chiều dài 76m trọng tải 2.750 tấn tuy nhỏ nhưng cơ động hơn nhiều so với sà lan tự nâng dịch vụ dầu khí, với tốc độ tối đa 15 hải lý/giờ nó chắc chắn không giành chiến thắng trong cuộc đua tốc độ nhưng đủ cứng rắn để vượt qua mọi con sóng dữ. Trên thực tế, chân giả tự nâng có khả năng xé toạc hoặc làm méo mó mọi con tàu muốn làm điều gì đó bất thường. Fobest khẳng định, SLV là nền tảng hoàn hảo để thiết lập sự hiện diện của hải quân Philippines tại các rạn san hô, bãi cạn, bãi ngầm ở Biển Đông ở các thực thể có giá trị chiến lược mà Trung Quốc cố gắng kiểm soát.
Sau khi thủy quân lục chiến Hoa Kỳ hoàn thành thử nghiệm SLV thật sự trở thành món quà lý tưởng dành cho Philippines. Nó là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn để thay cho chiếc tàu ma BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ May. Thời điểm được cho là tự mắc cạn ở Bãi Cỏ May năm 1999 C Sierra Madre đã là một chiếc tàu cũ kỹ được đóng từ chiến tranh thế giới thứ hai, việc để mắc cạn càng khiến con tàu nhanh chóng xuống cấp.
Liệu thiết kế tàu SLV có phù hợp với Việt Nam hay không? Thực ra về mặt điều kiện với các dạng tàu bán quân sự như SLV cũng như các tàu tuần tra của của cảnh sát biển mà Mỹ cung cấp cho Việt Nam xem ra việc họ sẵn sàng bán là chuyện không có vấn đề gì quá lớn. Tuy nhiên, về tình hình thực địa hiện nay Việt Nam không cần thiết các tàu này bởi lẽ kể từ chiến dịch CQ88 tới nay Việt Nam đã chiếm giữ toàn bộ các bãi cạn, đảo chìm tại quần đảo Trường Sa. Cụ thể, Việt Nam đang kiểm soát 21 thực thể tại Trường Sa, bao gồm: 7 đảo và 14 rạn san hô. Tại các rạn san hô đã hình thành các kiến trúc bê tông kiên cố tại một số vị trí đang tiến hành cải tạo và bước đầu hình thành các hòn đảo nổi với diện tích mở rộng lớn hơn nhiều so với trước kia.
Tàu SLV cũng là một giải pháp khá hay, tuy nhiên nó thật sự chưa quá cấp thiết khi quân đội Việt Nam đã đứng chân vững chắc tại 21 điểm đảo. Nó sẽ thật cần thiết nếu muốn mở rộng khả năng kiểm soát thêm các đảo đá ở Trường Sa. Dẫu vậy, kể từ năm 2014, Việt Nam, Trung Quốc và các nước có lợi ích ở Biển Đông đã cùng thống nhất về việc thực hiện đầy đủ tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) theo tinh thần không mở rộng tranh chấp, không cắm mới vào những nơi mà các bên chưa cắm.
T.P