Friday, October 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ và đồng minh tìm cách ngăn chặn đầu tư công nghệ...

Mỹ và đồng minh tìm cách ngăn chặn đầu tư công nghệ vào TQ

Cách đây vài thập kỷ, Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy trong bối cảnh khoa học – công nghệ còn thua kém xa các nước tư bản phát triển, đứng đầu là Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước Tây Âu. Vì vậy, Trung Quốc phải tìm mọi cách để hòa nhập và được các nước này hỗ trợ từ đào tạo nhân lực đến mua bán, đầu tư về khoa học – công nghệ.

Cuộc đọ sức Mỹ-Trung trong ngành bán dẫn ngày một nóng lên.

Chính từ sự hỗ trợ hợp tác của các nước nêu trên mà Trung Quốc nhanh chóng phát triển khá toàn diện các lĩnh vực, đặc biệt là nền công nghiệp điện tử. Công nghiệp điện tử không chỉ tác động đến viễn thông mà còn tác động đến tất cả các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng.

Mỹ, Nhật Bản có vai trò quan trọng trong việc giúp cho Trung Quốc sản xuất linh kiện bán dẫn. Hà Lan có Tập đoàn ASML gần như độc quyền thế giới về sản xuất máy quang khắc chuyên dùng cho quá trình sản xuất chúp bán dẫn cũng tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Máy móc công nghệ cao của nhiều nước cũng ồ ạt đổ vào Trung Quốc. Một mặt họ giúp Trung Quốc, nhưng mặt khác họ cũng kiếm được nhiều lợi nhuận từ thị trường khổng lồ này.

 Nhưng khi Trung Quuốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và bắt đầu đe dọa vị trí số một của Mỹ thì Mỹ bắt đầu tìm cách ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc bằng chính sách trừng phạt kinh tế như thuế quan, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu, thiết bị công nghệ tiên tiến cho Trung Quốc đặc biệt là các thiết bị liên quan đến công nghệ điện tử.

Khi Trung Quốc vươn ra đầu tư công nghệ 5G cho một số nước như Anh, Úc… Mỹ cho rằng các thiết bị điện tử của Trung Quốc đe dọa đến sự bảo mật thông tin, đe dọa an ninh của các quốc gia sử dụng công nghệ Trung Quốc. Huaweo là tập đoàn điện tử hàng đầu của Trung Quốc là đơn vị chịu sự trừng phạt nặng nề nhất của Mỹ. Ngày 31-3 vừa qua Chủ tịch luân phiên của Huawei Từ Trực Quân đã phát biểu khẳng định: “Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc sẽ không ngồi yên mà sẽ nỗ lực tự lực, tự cường”. Thực tế trong bối cảnh bị Mỹ bao vây nhưng năm 2022 doanh thu của Huawei vẫn tăng 0,9% so với năm 2021.

Vào đầu tháng 3 năm 2023, Mỹ tiếp tục thúc dục Hà Lan, Nhật Bản và các nước khác hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn cho Trung Quốc. Hà Lan đã thông báo việc áp dụng các quy tắc do Mỹ thúc dục với lý do để bảo vệ an ninh quốc gia. Vừa qua tờ New York Times đã dẫn một số nguồn tin tiết lộ Mỹ cùng với Nhật Bản và Hà Lan sắp đạt thỏa thuận hợp tác hạn chế xuất khẩu máy móc công nghệ cao đến Trung Quốc.

Trong bối cảnh ấy các tập đoàn công nghệ Trung Quốc cũng đang tìm cách để không phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ và đồng minh.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới