Mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên từ ngày 4/3/1975, chỉ trong vòng hai tháng quân đội nhân dân Việt Nam đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, đánh bại toàn bộ lực lượng hơn một triệu lính quân lực Việt Nam Cộng hòa. Xóa sổ hoàn toàn chế độ chính trị do Mỹ dựng lên từ những năm 1950, nhằm chia cắt vĩnh viễn đất nước Việt Nam.
Sau 48 năm, tới hôm nay vẫn có nhiều tranh cãi quanh việc vì sao mà một đạo quân khổng lồ được trang bị hiện đại như quân lực Việt Nam Cộng hòa lại có thể sụp đổ nhanh chóng tới vậy.
Nếu tính theo quân số tham gia trận đại chiến cuối cùng này, về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng Miền Nam thì tổng quân chính quy chỉ có 200 đến 270.000 người và có thêm từ 65 đến 70.000 bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trang bị vũ khí chỉ có 320 xe tăng, 250 xe bọc thép và hơn 1.000 khẩu pháo các loại.
Còn về phía Việt Nam Cộng hòa có hơn 1,2 triệu quân. Trong đó có 495.000 quân chính quy và hơn nửa triệu quân địa phương, chưa tính các lực lượng bán vũ trang khác. Được trang bị 1.700 máy bay, 1.556 đại bác, 579 tàu chiến, hơn 1.000 xe tăng thiết giáp, thế mà cả đạo quân này đã sụp đổ nhanh đến mức không thể nào tưởng tượng nổi, lý do thì có rất nhiều.
Ai cũng biết, một trong những yếu tố quyết định thắng- bại của chiến tranh đó là “con người”, mà nhất là những người chỉ huy. Có thế khẳng định rằng tướng lĩnh Việt Nam Công hòa chuyên nói “nói một đằng làm một nẻo”, hay thẳng thắn hơn thì là hô hào tử thủ, rồi đu càng máy bay bỏ chạy.
Có thể kể đến những người như:
Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2, Quân khu 2 quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 14/3/1975, giữa lúc tình thế nguy ngập ở cao nguyên, tướng Phú tuyên bố hùng hồn trước đoàn quân rệu rã: “Tôi sẽ sống chết với Cao Nguyên, tôi sẽ lấy máu mình để thu hồi Ban Mê Thuột”. Thế nhưng đến ngày 15/3/1975, tướng Phú đã lên máy bay rút về Nha Trang bỏ lại hơn 120.000 quân, cùng hàng nghìn xe tăng, pháo, thiết giáp tan tác trên đường số 7.
Ngày 16/3, theo chỉ thị của Tổng thống Thiệu trong cuộc họp khẩn cấp ngày 14/3 tại thị xã Cam Ranh, tướng Phú được chỉ thị tổ chức và chỉ huy cuộc triệt thoái toàn bộ Quân đoàn 2 và Quân khu 2 tại Tuy Hòa để tái bố trí. Cuộc triệt thoái này đã hoàn toàn thất bại và làm rối loạn thiệt hại lớn cho Quân đoàn 2 và Quân khu 2. Sau đó ông bị triệu tập về Sài Gòn.
Sáng ngày 29/04, tại tư dinh số 19 đường Gia Long, Sài Gòn sau khi nhờ Đại úy Đỗ Đắc Tân- sĩ quan tùy viên đưa phu nhân và các con ông lên phi trường Tân Sơn Nhất, để di tản khỏi Việt Nam, ông này đã tự sát bằng một liều thuốc độc cực mạnh. Trung úy Mạnh, sĩ quan an ninh biết được sự việc liền báo ngay cho phu nhân chưa kịp lên đường quay trở lại đưa ông vào bệnh viện Grall cấp cứu, nhưng vô vọng. Vì đã uống quá nhiều thuốc độc ông bị hôn mê đến 11 giờ 15 phút trưa ngày 30/4 tỉnh lại thều thào hỏi phu nhân về tình hình chiến cuộc ra sao. Sau khi được biết Tổng thống Dương Văn Minh đã ra lệnh cho toàn thể quân lực buông súng đầu hàng và Quân Giải phóng đã tiến vào Sài Gòn ông nhắm mắt từ trần, hưởng dương 47 tuổi. Dẫu sao khác với nhiều tướng lĩnh khác bỏ chạy rồi cố leo lên một chiếc tàu phi cơ sang Mỹ tướng Phú vẫn còn chút gọi là lòng tự trọng vào những ngày cuối cùng.
Còn như tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1, Quân khu 1 thì lại còn nhục nhã hơn thế.
Tháng 3/1975, khi Quân đội Nhân dân VN mở chiến dịch đồng loạt tấn công miền Nam, với chức vụ là Tư lệnh Quân đoàn 1, ông được lệnh phải giữ bằng được Huế. Tướng Trưởng tuyên bố rất mạnh miệng “Việt Cộng phải bước qua xác tôi mới vào được cố đô”.
Còn Tổng thống Thiệu thì tuyên bố trên đài Sài Gòn “bỏ KonTum, Pleiku để bảo toàn lực lượng, còn Đà Nẵng, Huế, Quân khu 3 sẽ phải giữ đến cùng”. Nhưng chỉ sau đó ít lâu, có lệnh di tản từ Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 1 vào Đà Nẵng, cộng thêm xích mích gay gắt giữa tướng Trưởng với Tổng thống Thiệu. Cùng lúc đó, tin tức về việc bỏ Cao Nguyên cùng dòng người di tản, hàng trăm nghìn người đổ ùn ùn về Đà Nẵng khiến thành phố trở nên hoảng loạn không thể kiểm soát nổi> Việc rút Sư đoàn Dù về Sài Gòn và tin đồn Tổng thống Thiệu muốn rút cả sư đoàn Thủy Quân lục chiến, khiến tinh thần binh sĩ của tướng Trưởng xuống rất thấp.
Quan lính tranh nhau lên máy bay gây ra cảnh ẩu đả láo loạn, hàng vạn lính mắc kẹt tại Đà Nẵng chạy ra bán đảo Sơn Trà hòng thoát về phía Nam bằng đường biển gây ra cảnh chen lấn dẫm đạp tranh nhau xuống tàu, binh lính đạp cả sĩ quan xuống biển.
Cuộc di tản hoàn toàn thất bại tổn thất toàn bộ lực lượng quân sự và cơ giới Quân đoàn 1 chỉ trong thời gian rất ngắn. Thiệt hại đáng kể nhất là việc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã mất hoàn toàn vùng kiểm soát vùng lãnh thổ 3 triệu dân và việc tan rã cả 4 Sư đoàn quân chủ lực. Trong đó có cả hai Sư đoàn thuộc hàng thiện chiến nhất của Quân lực đó là Sư đoàn 1 Bộ binh và sư đoàn Thủy Quân lục chiến.
Trong vòng 32h, hơn 100.000 quân ở Đà Nẵng dưới quyền Tướng Trưởng đã hoàn toàn tan rã và đầu hàng, Tướng Ngô Quang Trưởng đã không giữ được lời hứa chết trong thành phố Huế mà tìm cách bơi ra tàu chiến đang neo đậu ở ngoài khơi Đà Nẵng để thoát khỏi vòng vây. Tướng Trưởng đã phải bơi ra tàu đang neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng do sóng to và tàu neo xa bờ khiến ông khi lên được tàu trong tình trạng sức khỏe rất kém và phải thở bằng máy tàu cập bến Cam Ranh. Hạm trưởng đã được lệnh chuyển ông sang tàu khác tốt hơn và bỏ lại 4.000 lính ở Cam Ranh để chở một mình ông về Sài Gòn nhưng ông này từ chối tàu cập bến cảng Vũng Tàu sau đó ông được chuyển vào Tổng Y viện Cộng hòa chữa trị.
Những ngày cuối tháng 4/1975, một sĩ quan lục quân Mỹ từng làm việc với tướng Trưởng đã đến gặp gia đình ông và đề nghị di tản khỏi Sài Gòn trước khi quân giải phóng từ mọi hướng đồ về làm chủ thành phố. Vợ con của ông Trưởng theo sự hướng dẫn của viên sĩ quan bị đã xuống tàu thủy để ra đi, riêng ông Trưởng phải đến ngày 30/4/1975 ông di tản bằng trực thăng của tướng Kỳ ra tàu sân bay của Hạm đội 7, từ đó ông đến đảo Guam để đoàn tụ gia đình tại đây với sự giới thiệu của Tướng Cushman (từng là cố vấn quân sự Mỹ tại vùng 4 chiến thuật VNCH). Sang Mỹ, Trưởng và người con trai bắt đầu đi học nghề nông ở một nông trại, cho đến lúc chuyển đến định cư tại tiểu bang Virginia miền Đông nước Mỹ.
Còn Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, một viên tướng hung hăng bậc nhất của quân lực Việt Nam Công hòa thì hùng hồn tuyên bố: “Chúng tôi sẽ đánh một trận dập đầu Cộng quân để thế giới biết sức mạnh của quân lực Việt Nam Cộng hòa”.
Thực tế Lê Minh Đảo cùng sư đoàn của mình đã đúng là đã gây ra những thiệt hại to lớn cho Quân Giải phóng. Mở đầu là vào ngày mùng 9/4, sau 5 ngày giao tranh, quân Giải phóng miền Nam đã hứng chịu những thiệt hại vô cùng khủng khiếp. Chỉ trong 3 ngày đầu Sư đoàn 7 đã bị thương vong 300 người, Sư đoàn 341 bị thương vong 1.200 người, 9 xe tăng bị bắn cháy, hỏng 3 pháo 85 ly và pháo 57 ly bị hỏng gần hết. Phía Việt Nam Cộng hòa khi đó bắt đầu lạc quan khi cho rằng quân giải phóng miền Nam đã không thể nào có thể chiếm được Xuân Lộc, tình hình tạm lắng của ngày 14/04 càng củng cố thêm nhận định của họ. Thậm chí tướng Đảo còn cho họp báo tại mặt trận tuyên bố thách thức tướng Hoàng Cầm: “Tôi sẽ giữ Long Khánh, tôi sẽ đánh gục họ ở đây cho dù họ có mang thêm 2, 3 sư đoàn nữa”, thế nhưng các tướng lĩnh của quân giải phóng đã không cho Lê Minh Đảo tươi cười thêm lần nào.
Ngày 15/4, Quân Giải phóng đã chuyển hướng tiến công đánh vào khu vực Dầu Giây đường 20. Biên Hòa trở thành tiền tiêu và Xuân Lộc bị cô lập mất đi vị trí quan trọng, tướng Nguyễn Văn Toản -Tư lệnh Quân Đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa đã ra lệnh rút bỏ Long Khánh. Dù thất bại, ngạc nhiên thay Đảo vẫn được thăng hàm Thiếu tướng vào ngày 24/4, tối ngày 29/04 tướng Đảo nhận lệnh lui quân rồi đầu hàng vào ngày 30/04. Sau khi nhận được lệnh đầu hàng, ông ra lệnh giải tán đơn vị và tìm cách về Cần Thơ rồi lại quay lại Sài Gòn và ra trình diện chính quyền mới. Tháng 4/1993, Đảo xuất cảnh sang Hoa Kỳ theo diện HO, định cư tại tiểu bang Virginia Hoa Kỳ, ngày 19/3/2020 cựu tướng Lê Minh Đảo qua đời tại Mỹ hưởng thọ 87 tuổi.
Còn Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ
Ông Kỳ vào thời điểm năm 1975 là Phó Tổng thống Việt Nam cộng hòa, dù từng là tướng lĩnh dày dặn kinh nghiệm và biết rõ ràng rằng khó lòng cứu vãn được chiến cuộc. Thế nhưng ngày 25/04, đứng trước khoảng 6.000 người Thiên chúa giáo ở xứ đạo Hữu Quynh ông này vẫn mạnh miệng tuyên bố: “Tôi sẽ ở lại Sài Gòn và chiến đấu cho tới chết. Những kẻ chạy theo Mỹ là hèn nhát, phụ nữ trẻ con sẽ được gửi đi đảo Phú Quốc, dân Sài Gòn sẽ ở lại chiến đấu”. Ông còn tuyên bố: “Sài Gòn sẽ trở thành một Leningrad thứ 2 nơi đã cầm cự 900 ngày trong vòng vây hãm. Việc phân phối vũ khí sẽ được làm ngay mọi người nên ở lại Sài Gòn”.
Nhưng mọi chuyện không diễn ra theo dự tính của ông này, trước sức mạnh của đối phương và hơn nữa nhận thấy tình hình không thể cứu vãn nổi nên sau cuộc phát biểu Nguyễn Cao Kỳ đã lặng lẽ đi tới sân bay Tân Sơn Nhất, để sắp xếp cho các máy bay di tản sang Thái Lan, đồng thời cũng bí mật ra lệnh cho một trực thăng đến đón mình, bà Tuyết Mai và các con đã đi Honolulu trên chiếc máy bay quân sự cuối cùng của Mỹ cất cánh rời căn cứ Tân Sơn Nhất.
Sáng ngày 29/04, từ Bộ Tổng Tham mưu ông đã dùng trực thăng UH1 do chính ông lái bay ra hàng không mẫu hạm Midway để di tản, bỏ lại sau lưng những lời thề hứa chiến đấu quyết tử mà ông này từng hùng hồn tuyên bố trước đó 4 ngày. Cùng chuyến bay này còn có cả tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 1 và Quân khu 1. Đô Đốc Haris đưa tất cả sang tàu chỉ huy Blue Ridge bằng trực thăng Mỹ. Đại sứ Martin cũng xuống con tàu này. Khi sang đến Hoa Kỳ ông lần lượt định cư qua nhiều bang theo lời tường thuật của ông với báo chí trong những lần trở về Việt Nam, ông kiếm sống bằng cách đi làm thuê trong hơn 10 năm đầu sống trên đất Mỹ. Từ năm 2004 đến 2008 sau khi sống tại Hoa Kỳ ông đã về Việt Nam 4 lần ông có tư tưởng muốn hàn gắn quan hệ giữa tầng lớp Việt kiều ngoài nước và chính quyền trong nước xây dựng tốt quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Trong cuộc họp báo tại khách sạn Sheraton tại thành phố Hồ Chí Minh vào chiều ngày 15/1/2004, ông Kỳ nói: “Tôi muốn nói thêm rằng những người mà giờ phút này sau 30 năm khi đất nước đã thống nhất, đây là lúc cần sự tập hợp của tất cả người Việt Nam trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để Việt Nam trở thành một con rồng châu Á”.
Ngày 22/7/2011, ông Kỳ từ trần tại một bệnh viện ở Malaysia sau một thời gian lâm trọng bệnh, hưởng thọ 80 tuổi.
Và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Tháng 3/1975, sau khi Ban Mê Thuột bị Quân đội nhân dân Việt Nam đánh chiếm và quân lực Việt Nam Cộng hòa phản kích thất bại, với cương vị là Tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu đã tỏ ra lúng túng, rồi quyết định rút gọn toàn bộ Cao nguyên Trung phần. Sai lầm chiến lược đó đã đưa đến những cuộc tháo chạy hỗn loạn khỏi các tỉnh Tây Nguyên và bị quân giải phóng miền Nam tấn công gây thiệt hại nặng nề. Sau đó, các tỉnh duyên hải miền Trung cũng thất thủ, để ngăn chặn các nhà báo đưa tin về việc thất trận tại Tây Nguyên, ông đã ra lệnh bỏ tù 19 nhà báo, đóng cửa 5 tờ báo sự gia tăng thù địch của chính quyền đối với báo chí nước ngoài đã đưa tới việc cảnh sát Sài Gòn ra lệnh cho ký giả của ISP là Paul Leandri tới Tổng Nha cảnh sát để thẩm vấn ông này đã cưỡng lại cuộc thẩm vấn toan lái xe bỏ đi và bị cảnh sát bắn chết, ông này chết khi mới 37 tuổi, để lại người vợ trẻ với bầu 4 tháng.
Vài tuần cuối cùng trước khi cuộc chiến kết thúc, Nguyễn Văn Thiệu đã lui vào trong dinh độc lập ngày càng nhiều hơn, ngày càng ít nói chuyện với các cố vấn hơn ngay các của các cố vấn cấp cao của mình. Khi từ chức Nguyễn Văn Thiệu đã xuất hiện trên truyền hình suốt 3h tuyên bố từ chức, ông trách móc việc thoái thác trách nhiệm của chính phủ Mỹ, bằng những lời cay cú công khai như: “Các ông đã tìm đường rút lui trong danh dự, hiện nay khi quân đội chúng tôi thiếu vũ khí, đạn dược, máy bay trực thăng, không có máy bay B52 yểm trợ các ông đòi hỏi chúng tôi là một điều không thể làm được, chúng giống như “dùng đá lấp biển”; giống như các ông đưa tôi chỉ có 3USD và thúc giục chúng tôi đi bằng máy bay ghế hạng nhất, mướn phòng 300USD một ngày khách sạn ăn 3 hay 4 miếng bít tết và uống 7 đến 8 ly rượu mỗi bữa, đấy là điều kỳ quặc không bao giờ có thể làm được”.
Nguyễn Văn Thiệu đã đổ lỗi thất bại là do người Mỹ, bằng những lời lẽ nửa tức giận, nửa thách thức: “Mỹ đánh không lại Cộng sản nhưng bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa đánh một mình, thì làm sao ăn, có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa”. Và trong cuộc diễn thuyết cuối cùng trên tivi ông cũng đã lên án thẳng Washington là đồng minh vô nhân đạo, với những hành động vô nhân đạo cũng trong bài diễn văn từ chức, ông tuyên bố mạnh mẽ rằng: “Ông sẽ cầm súng tham gia chiến đấu, dù mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào vẫn còn một chiến sĩ tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ”, nhưng “lời nói gió bay” những tuyên bố đó đã không được ông Thiệu thực hiện.
Chỉ 4 ngày sau ông bí mật lên máy bay thoát khỏi Sài Gòn vào đêm ngày 25/4/1975, với sự sắp xếp của CIA ở Sài Gòn.
Đêm 25/04/1975, Thiệu rời Việt Nam để cho việc ra đi này được danh chính ngôn thuận, ông Trần Văn Hương đã ký quyết định cử ông là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch, dù thực ra Tưởng Giới Thạch đã chết từ trước đó 3 tuần. Sau khi ở Đài Bắc một thời gian ông đến Anh định cư và sống ở đó 15 năm. Đầu những năm 1990, ông này mới về đến bang Massachusetts của Mỹ và sống một cuộc sống thầm lặng.
Ngày 16/6/1990, ông Thiệu đã có một cuộc trả lời phỏng vấn mang tính lịch sử tại bang California, với hơn 200 khách mời cùng thời lượng một tiếng đồng hồ. Vào năm 1992, ông đặt lên tiếng tố cáo sự xích lại gần nhau giữa chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhưng ít lâu sau ông này đã có ý muốn tham gia của các cuộc thảo luận hòa giải dân tộc.
Ngày 29/09/2001, ông Thiệu qua đời tại Trung tâm y tế Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ sau khi đột quỵ tại nhà, thọ 78 tuổi, ông được an táng tại Boston.
T.P