Khi chiến tranh Nga-Ukraina tiếp tục leo thang, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á đầu tiên do tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì sẽ được tổ chức vào ngày 18 và 19 tháng 5 tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, điểm khởi đầu của Con đường tơ lụa.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov, Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, Tổng thống Turkmen Berdymukhamedov, Tổng thống Uzbekistan, Shavkat Mirziyoyev, và những người khác sẽ được mời tham dự cuộc họp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 8/5 rằng: “Đây là sự kiện ngoại giao lớn đầu tiên trong nước của chính phủ Trung Quốc trong năm nay. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 31 năm, nguyên thủ quốc gia của sáu nước đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh dưới hình thức vật lý, đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển quan hệ giữa ĐCSTQ và các nước Trung Á”.
Năm quốc gia ở Trung Á từng là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, sau khi Liên Xô tan rã, họ đã trở thành các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Nga và chịu ảnh hưởng chủ yếu của Matxcova. Đây cũng là một phần trong nỗ lực thúc đẩy “Con đường tơ lụa mới” của Bắc Kinh.
Sau 3 năm “bế quan” vì đại dịch Covid – 19, tháng 9 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã chọn Kazakhstan và Uzbekistan làm điểm dừng chân trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Khi đó, ngoại giới cho rằng ngoài việc muốn gặp Tổng thống Nga Putin, ông Tập còn bị đồn đoán về việc chú ý đến các góc săn trộm ở Matxcova.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc và là Tiến sĩ Khoa Chính trị của Đại học Columbia, ông Vương Quân Đào (Wang Juntao), tin rằng ĐCSTQ tích cực tham gia và chi phối Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á vì ba mục đích.
Thứ nhất là yêu cầu về địa lý của “Vành đai và Con đường”, thứ hai là ngăn cản người Hồi giáo Tân Cương kết nối với cộng đồng quốc tế, và thứ ba là lấp đầy khoảng trống sau khi Nga rời đi.
Tiến sĩ Vương nói với Sound of Hope rằng: “ĐCSTQ hiện muốn tăng cường ảnh hưởng của mình ở Trung Á, chủ yếu là để bù đắp cho việc Nga rút quân. Cuộc xâm lược Ukraina của Nga đã tác động mạnh đến Nga, quyền kiểm soát và ảnh hưởng của Matxcova đối với các quốc gia Trung Á này rất yếu.
Các nước này có nhu cầu phát triển kinh tế và ổn định chính trị của riêng mình, cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, tất nhiên ĐCSTQ sẽ lợi dụng tình hình để lấp đầy khoảng trống sau sự suy yếu của Nga.
Vì Bắc Kinh muốn thực hiện bẫy nợ Vành đai và Con đường, bẫy nợ đi qua các quốc gia ấy, vì vậy ĐCSTQ cần giành được sự ủng hộ của 5 nước Trung Á.
Ngoài ra, còn có vùng Hồi giáo (Tân Cương) của Trung Quốc, nếu muốn cắt đứt quan hệ với thế giới thì cần sự hợp tác của 5 nước Trung Á, đó là nhu cầu địa chính trị.
Tuy nhiên trên thực tế, ĐCSTQ không thể hòa thuận với các nước Trung Á đó, do hệ tư tưởng khác và hệ thống cai trị khác”.