Friday, November 8, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnHội Tam Hoàng – băng đảng châu Á khét tiếng

Hội Tam Hoàng – băng đảng châu Á khét tiếng

Vào thập niên những năm 60 và 70, tại Hồng Kông, cứ 6 người thì có một người liên quan đến Hội Tam Hoàng. Điều đó là minh chứng lớn nhất cho sự lớn mạnh của băng đảng xã hội đen khét tiếng này. Một trong những câu chuyện nổi tiếng được nhiều người đồn đoán nhất chính là cái chết của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long có dính líu đến Hội Tam Hoàng. Vậy thực hư về băng đảng này như thế nào ? Thế giới ngầm của châu Á có thực sự một tay che trời như trên phim ảnh hay không?

Hội Tam Hoàng được hình thành từ thời phong kiến Trung Hoa theo kiểu một tổ chức liên kết bí mật giữa một số gia đình hoàng tộc chịu ơn nghĩa của nhau và bảo vệ lợi ích cho nhau. Hội Tam Hoàng xuất phát từ phong trào chống lại nhà Thanh của người Hán vào thế kỷ 17 mà các vị sư chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam là những người lãnh đạo. Theo một số tài liệu khác, băng đảng xã hội đen khét tiếng thế giới này được cho là hợp lại từ tổ chức Hồng Môn với hai nhóm giang hồ là Thiên Địa Hội và Thành Bang dù được thành lập theo bất cứ hình thức nào, Hội Tam Hoàng vẫn được biết đến như băng đảng Mafia hùng mạnh nhất châu Á, tiêu chỉ khi thành lập băng nhóm của Hội Tam Hoàng là thực hiện kế hoạch phản Thanh phục Minh. Tuy nhiên, sau khi nhà Thanh sụp đổ và Trung Quốc đã giành được độc lập vào năm 1949, nhiều tổ chức băng nhóm xã hội đen trong đó có Hội Tam Hoàng do đã quá quen với lối sống chui rúc và bí mật, cùng với việc bị chính quyền Trung Hoa trấn áp hội buộc phải sang Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và một số nơi khác trên thế giới để hoạt động. Trong nửa cuối thế kỷ 20, Hồng Kông đại diện cho trục hoạt động chính của Hội Tam Hoàng có vai trò trung tâm thần kinh cho nhiều đường dây toàn cầu, vào thời kỳ đỉnh điểm những năm 1960 đến những năm 1970 có thời điểm số căn cứ của Hội Tam Hoàng lên đến gần 60 băng đảng, với hơn 200.000 thành viên, sức mạnh của hội nhanh chóng lan rộng trong mọi ngõ ngách của đời sống người dân và trở thành nỗi ám ảnh thật sự. Ước tính Cứ 6 người thì có một người liên quan đến Hội Tam Hoàng, điều này cho thấy tổ chức này có số lượng thành viên rất khủng cũng như sức ảnh hưởng vô cùng lớn.

Hội Tam Hoàng có nhiều bằng phái nhỏ, trong đó bốn băng đảng lớn nhất của Hội Tam Hoàng, được gọi là Tứ đại hắc bang gồm Tân Nghĩa An, 14K, Hòa Hợp Đào, Hòa Thắng Hòa. Trong số này, băng đảng tai tiếng nhất và lớn mạnh nhất của Tam Hoàng chính là 14K, hội được đặt tên theo địa chỉ và chữ cái đầu của người sáng lập Trung tướng Quốc dân Đảng Hướng Tiến Thành, tức kẻ chào hưng người đã sáng lập nên Hội Tam Hoàng vào thập niên một năm 1940. Năm 1980 số hội viên 14K tăng lên là hơn 25.000 người, chỉ tính riêng ở Hồng Kông. Sau này, Hội Tam Hoàng càng ngày càng vươn vòi đi xa hơn những mục tiêu chính trị và văn hóa để hướng về những hoạt động phạm pháp, họ càng chất lọc những nghi thức bí ẩn của mình bổ sung những nghi lễ nhập môn phức tạp, cốt lõi của thủ tục nhập môn vẫn còn bắt nguồn trong lịch sử của nhóm bao gồm những nghi lễ tỉ mỉ có khi mất đến 8 tiếng để hoàn thành. Trong số đó, những nghi thức đập môn có Quá kiếm sơn những tân binh sẽ bước chậm chậm bên dưới những nhát kiếm chém loang thoáng phớt trên đầu. Các hội viên mới được dạy những cách bắt tay bí mật và những dấu hiệu tinh tế, nó từ lâu đã là đặc điểm của hội, từ các cầm đũa để xuống bàn hay số ngón tay dùng để cầm ly khi uống đều là những thông tin giao tiếp bí ẩn. Một số cụm từ được sử dụng để truyền đạt thông tin mà những người khác không thể chia sẻ. Ví dụ; cắn mây có nghĩa là hút thuốc phiện và chó mực có nghĩa là súng lục.

Lễ nhập môn vào Hội Tam Hoàng có thể được áp dụng qua nghi lễ chặt đầu gà, máu gà đang giãy chết được đổ vào chén pha với máu người nhập môn và thêm rượu sau đó mọi người lần lượt uống đến cạn chén. Sau khi uống xong, chén được đập bể tượng trưng cho số phận người phản bội với tổ chức phải gánh chịu, tất cả các thành viên phải thề đặt lòng trung thành với hội cao hơn lòng trung thành với gia đình và người thân. Một lời thề gồm 36 điều được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 17. Trong điều thứ nhất, hội viên nhập môn phải thề đối xử với cha mẹ và người thân của huynh đệ trong hội như ruột thịt của mình và khi không giữ lời thì sẽ bị trời đánh 5 lần. Trong lời thề thứ tư thành viên cũng sẽ thề rằng sẽ luôn nhìn nhận huynh đệ mình khi họ tự trình diện, nếu phớt lờ họ sẽ chết dưới rừng đào kiếm. Ngoài ra, có nhiều lời thề tập trung vào tôn chỉ trung thành hay chết tại Hội Tam Hoàng.

Như lời thề thứ 36 phản ánh mục tiêu khởi thủy mà tất cả hội viên Tam Hoàng thường đề cao, sau khi bước vào cửa Hồng Môn tôi sẽ hết lòng trung thành và tận hiến và sẽ nỗ lực lật đổ nhà Thanh phục hưng nhà Minh, mục tiêu trường kỳ của chúng ta là trả thù cho Ngũ Tổ, lời thề này ít nhất đã hơn 100 năm và đã lỗi thời vậy mà vẫn tiếp tục được đọc như một phần của truyền thống, góp thêm yếu tố thần bí cho nghi thức của Hội Tam Hoàng. Những mật danh gắn liền với những con số cũng góp phần khiến Hội Tam Hoàng trở nên thần bí hơn. Thủ lĩnh của hội là Long Đầu mang bí danh số 489, ba chữ số cuối cộng lại bằng 21 theo chữ Tàu viết số 21 rất giống với nét chữ của chữ Hồng, ngoài ra 21 lấy 2 + 1 = 3, 3 ở đây cũng là tiêu chí của Tam Hoàng, thiên, địa và nhân, lấy 21 nhân cho 7 cũng là con số thiêng trong văn hóa Trung Hoa cũng như xã hội Tây Phương. Cố vấn tài chính của tổ chức có tước hiệu Quạt giấy trắng có bí danh số 415, các tay chấp pháp với võ nghệ công phu cao cường được gọi là Hồng Quan có bí danh 426, số 438 sẽ được gán cho chức Thường Trù, lo về việc nghi thức cúng tế. Cấp bậc thấp nhất trong hội dành cho quân Tốt mang bí danh số 49.

Ngoài Hội Tam Hoàng mà chúng ta đang nhắc tới, cũng có rất nhiều bang hội đảng phái Cũng đang hoạt động trên khắp thế giới có thể kể đến như Yakuza Nhật Bản, Bradva của Nga, MS13 của Mỹ, thế nhưng Cosa Nostra của Ý dường như là băng đảng được mọi người nhắc tới và thường xuyên được mang ra so sánh với Hội Tam Hoàng, người ta thường cho rằng, hai tổ chức này có nhiều sự tương đồng với nhau về quy mô cũng như sự tàn bạo. Thế nhưng Hội Tam Hoàng với Cosa Nostra có sự khác biệt rất đáng kể. Cosa Nostra có nòng cốt là người Ý, nhưng trong quá khứ họ đã làm ăn với các nhóm đa gia tộc khác, đặc biệt là các nhóm tội phạm Do Thái và Iceland. Trái lại Hội Tam Hoàng vẫn duy trì tính cách Trung Hoa thuần túy về mặt hội viên và văn hóa, không giống như các tội phạm gốc Ý vốn không phân biệt các cá nhân hoặc tổ chức cụ thể nào để mà làm ăn, Hội Tam Hoàng chỉ chọn mục tiêu là những người Hoa làm nguồn lợi tức chủ yếu cho họ.

Ngày nay khi Cosa Nostra lựa chọn việc cấu kết làm ăn với Yakuza Nhật Bản thì Hội Tam Hoàng vẫn giữ tôn chỉ độc lập cho riêng mình và không giao du với ai. Điều này làm nổi bật lên sự bí ẩn của Hội Tam Hoàng khi không ai rõ liệu hội này sẽ có kế hoạch thực hiện ra sao.

Ngoài ra, một số sự khác biệt của Hội Tam Hoàng và Mafia chính là cấu trúc và kỷ luật. Nếu ai đã từng xem qua bộ phim Bố Già thì có thể biết rằng các băng đảng có tổ chức của Ý đều có cấu trúc chặt chẽ và kiểm soát gắt gao như một tập đoàn, các thành viên mafia sẽ được nhận chỉ thị hoặc tán thành trực tiếp từ cấp trên trước khi tiến hành một phi vụ làm tiền nào đó, họ cũng buộc phải nộp lại một phần lợi tức cho cấp trên sau khi hoàn thành phi vụ. Một khi sao nhãng hoặc bất tuân có thể khiến thành viên này phải trả giá đắt. Còn Hội Tam Hoàng thì không nghiêm khắc đến như vậy, thủ tục đưa lệnh từ trên xuống và chuyển lợi tức từ dưới lên cho các ông trùm hoàn toàn vắng mặt. Một thành viên của hội 14K tiếng tăm ở Hồng Kông, đã khai các hoạt động của hội cho thanh tra viên tội phạm Úc trong một cuộc thẩm vấn như sau; tôi không bị bắt buộc nộp bất kỳ lợi tức nào cho Ban lãnh đạo 14K, Hội Tam Hoàng không hoạt động kiểu đó, các thành viên Hội Tam Hoàng ưu ái lẫn nhau, giới thiệu mối làm ăn và hỗ trợ nhau trong những phi vụ.

Thế nhưng Hội Tam Hoàng thường không có cấu trúc tổ chức chặt chẽ và nghiêm ngặt như các băng nhóm khác như bọn Mafia Ý, chẳng hạn thành viên Tam Hoàng không cần được phép từ Long Đầu mới được tiến hành một phi vụ đặc biệt nào đó. Mặt khác, vào những ngày lễ truyền thống của người Hoa như năm mới những thành viên Tam Hoàng theo tập tục sẽ gửi quả biếu đến các đại ca hoặc thúc thúc của họ trong Hội Tam Hoàng. Có thể nói rằng hành động của Hội Tam Hoàng khéo léo hơn các thành viên Mafia vốn được cho là nổi tiếng tàn bạo. Các tay chấp pháp Tam Hoàng cũng thẳng tay nhưng thường họ sẽ bao bọc và răn đe những lời cảnh báo tế nhị trước khi thành viên này quá lì lợm và không nghe lời, ví dụ về một doanh nhân Hồng Kông đã từng thách thức buông lời đe dọa đến Hội Tam Hoàng, ông ta liền nhận ngay cái đầu máu me của một con chó, cách thức cảnh báo nạn nhân nếu tiếp tục phạm sai lầm. Sau khi ông ta tiếp tục có những hành động phớt lờ lời đe dọa ấy, thì người đàn ông này mới chính thức bị đâm đến chết vài ngày sau đó.

Sự bành trướng của Hội Tam Hoàng kéo theo nhiều hệ lụy trong giới xã hội Hồng Kông nói riêng và thế giới nói chung. Giới chức trách Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan đã thực hiện rất nhiều chiến dịch truy quét và bắt giữ các thành viên của hội Tam Hoàng, nhiều ông trùm cũng như những tên tội phạm nguy hiểm của Hội Tam Hoàng dần sa lưới pháp luật. Tuy nhiên, băng đảng xã hội đen khét tiếng này vẫn chưa bị triệt phá hoàn toàn vẫn gây ra nhiều tội ác nghiêm trọng và là nỗi hoang mang của người dân cho đến tận ngày nay.

Sự biến tướng vô tình đã khiến Hội Tam Hoàng từ một hội nhóm lập ra vì mục tiêu yêu nước lại trở thành một trong những băng nhóm xã hội đen khét tiếng nhất trên thế giới. Những hoạt động phi pháp công khai trở thành nỗi khiếp sợ mà bất kỳ ai khi nhắc đến Hội Tam Hoàng đều run người và khiếp sợ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới