Friday, January 10, 2025
Trang chủQuân sựVũ khí - Khí tàiHải quân Việt Nam nâng cấp tàu chiến cũ

Hải quân Việt Nam nâng cấp tàu chiến cũ

Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi tới các bạn một vài thông tin mới mà chúng tôi đã thu thập được về chương trình hiện đại hóa Hải quân Nhân dân Việt Nam nhằm đáp ứng tình hình Biển Đông đang rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột.

Trước hết, hãy nói rõ ràng rằng: “Việt Nam không mong muốn chiến tranh và xung đột ở Biển Đông”. Điều này đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington DC (ngày 12/05). Trong giải quyết các tranh chấp xung đột khu vực và trên thế giới trong đó có Biển Đông, Việt Nam luôn chủ trương duy trì hòa bình ổn định, bảo đảm an ninh an toàn tự do hàng hải và hàng không, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp, giải quyết bất đồng và các biện pháp hòa bình thông qua đối thoại trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (1982) (UNCLOS 1982).

Việt Nam đã thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất hiệu quả phù hợp với biện pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS (1982). Tuy nhiên, tình hình căng thẳng trên Biển Đông, đó là điều mà chúng ta thấy rõ. Vì lý do đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung và Hải quân Nhân dân Việt Nam nói riêng cần tiếp tục đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa. Việc hiện đại hóa được tiến hành không chỉ bằng việc mua sắm vũ khí trang bị mới của thế giới mà còn là tự nội lực của chính mình. Đó là ngành công nghiệp quốc phòng trong nước tự tiến hành với các công nghệ mà mình có.

Gần đây, chúng tôi đã tiếp cận một tài liệu công khai, trong đó có chứa một phần thông tin liên quan tới vấn đề này. Trong bài viết của Đại tá Lê Hồng Quang-phó chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Hải quân về công tác nâng cao năng lực sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật tại các nhà máy hải quân, đăng tải trên tạp chí kỹ thuật và trang bị số ra tháng 11/2021. Có thông tin rằng: “Thời gian qua Quân chủng Hải quân được nhà nước Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc Phòng quan tâm đầu tư dự án xây dựng nhà máy X52 là cơ sở để bảo đảm cho tàu ngầm, tàu mặt nước tại khu căn cứ quân sự Cam Ranh”. Đến nay, một phần dự án ở được đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả như đã sử dụng sàn nâng 4.500 tấn để đưa hơn 79 lượt tàu và sửa chữa tại nhà máy X52, trong đó có 11 lượt tàu ngầm Kilo 636. Ngoài ra, hàng năm, các nhà máy đã thực hiện sửa chữa hàng trăm tàu thuyền, trong đó đã làm chủ hoàn toàn việc sửa chữa thân vỏ đóng mới và phân bố vũ khí khí tài điện tử cho các tàu chiến đấu.

Sửa chữa và bảo đảm làm chủ hoàn toàn các vũ khí lục quân xe tăng, thiết giáp, vũ khí trang bị trên quần đảo Trường Sa nhà giàn DK1. Tham gia cải hoán, cải tiến hiện đại hóa một số tàu vũ khí trang bị kỹ thuật. Các nhà máy X46 và X48 đã bảo đảm sửa chữa các tàu đến 1.000 tấn, hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật cho các đơn vị phía Bắc, đặc biệt nhà máy X28 lần đầu tiên chế tạo được thủy lôi, đã có nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ Quốc Phòng, Quân chủng và cấp cơ sở đã được ứng dụng ngay, hiệu quả trong công tác bảo đảm kỹ thuật của Quân Chủng. Nhất là các đề tài nghiên cứu chế tạo, cải tiến, cải hóa, hiện đại hóa, tăng hạm các loại vũ khí đặc chủng Hải quân như: hiện đại hóa các lớp tàu 159 (159AE), TP01, K771 và LST, sửa chữa khôi phục các hệ thống vũ khí kỹ thuật trên các tàu tên lửa loại 1 mới, sửa chữa tăng hạm tên lửa ngư lôi…. Bài viết có rất nhiều nội dung, tuy nhiên, đây là một số nội dung dễ hiểu và dễ tiếp thu nhất, cơ bản tóm lược lại các nội dung trên, có thể hiểu rằng: “Ta đang nỗ lực tìm mọi cách đảm bảo việc sửa chữa hoàn toàn các trang bị mới trong nước và bên cạnh đó là việc tiến hành nghiên cứu hiện đại hóa các vũ khí cũ trong biên chế. Nổi bật là việc chúng ta đã và đang tiến hành hiện đại hóa các lớp tàu bao gồm: Tàu săn ngầm đề án 159 (159AE), tàu pháo TP01, tàu đổ bộ K771 và LST. Về hạng mục cải tiến, rất tiếc là chúng tôi không có thông tin rõ ràng về 2 đề án 159 và TP01. Dù vậy, cóp nhặt một số nguồn tin có thể dựng lên một bức tranh toàn cảnh đối với 5 tàu chống ngầm: Đề án 159 (159AE). Nhắc lại cho những ai cần biết, trong những năm 80 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 5 tàu chống ngầm cỡ 1.000 tấn thuộc đề án 159 TPA gồm 2 phiên bản tàu 09 và 11 thuộc đề án 159AE TPA 3, còn 3 tàu 13, 15, 17 thuộc đề án 159 TPA.

Về vũ khí, đề án 159 trang bị hai bề, tổng cộng 10 ống phóng ngư lôi PTA-40-159 cỡ 406mm, sử dụng ngư lôi SET 40 có tầm bắn 8km cùng 2 bệ Rocket chống ngầm RPU-6000. Còn đề án 159AE trang bị 3 ống phóng ngư lôi PTA 53-159 cỡ 533mm, sử dụng ngư lôi hạng nặng SET 53 có tầm bắn 7,5 km. Cuối năm 2020 đã có dấu hiệu cho thấy, chúng ta đã thực hiện việc thay thế để phóng ngư lôi 400li kiểu Liên Xô bằng sản phẩm của Viettel sản xuất. Cụ thể, những hình ảnh trên báo chí về chuyến kiểm tra của đoàn công tác Bộ tổng tham mưu tại lữ đoàn 171 vùng 2 hải quân trong dịp lễ 30/4/2020 đã cho thấy: Thượng tướng Phan Văn Giang, khi đó là Tổng Tham Mưu Trưởng đang gặp gỡ cán bộ chiến sĩ lữ đoàn 171. Họ đứng bên cạnh một ống phóng ngư lôi kiểu mới với dòng chữ “OPNL.SET40U.VT-24”. Không khó để đoán chữ OPNL là viết tắt của ống phóng ngư lôi trong tiếng Việt, SET40U là tên của loại ngư lôi 406mm trên tàu hộ vệ đề án 159. Còn chữ VT-24 rất có thể là Viettel.

Bên cạnh đó, kênh Quốc Phòng Việt Nam từng thực hiện các chương trình cho thấy: Việt Nam đã thay thế và lắp đặt thêm các hệ thống Radar cũng như hệ thống hiển thị bằng màn hình màu LCD. Bên trong các phòng điều khiển của tàu lớp PTA. Đặc biệt, hiện nay nhà máy X50 Hải Quân, tức Tổng công ty Sông Thu đang tiến hành sửa chữa cải tiến tàu săn ngầm 17. Nhìn chung hiện nay, Việt Nam về cơ bản vẫn thiếu thốn lực lượng tàu chống ngầm. Do đó, việc duy trì 5 tàu săn ngầm PTA cùng hai tàu săn ngầm Pohang Hàn Quốc viện trợ là điều bắt buộc. Cùng với tàu săn ngầm Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì các tàu tuần tra kiểu cũ, điển hình là hai chiếc tàu thuộc đề án TP-01 những chiếc tàu chiến đầu tiên do Việt Nam độc lập thiết kế và thi công trong nước từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Cụ thể đầu năm 1980 hoặc 1981, nhà máy đóng tàu Ba Son đã chuyển giao tàu pháo TP-01 số hiệu 251 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Mẫu tàu này được cho là làm theo kiểu tàu pháo K62 lớp Thượng Hải của Trung Quốc mà họ viện trợ cho ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nguyên bản vũ khí tàu TP-01 khi đó được coi là mạnh nhất trên các tàu pháo của ta, lượng giãn nước 250 tấn, trang bị 2 bệ pháo 57mm 2 nòng nằm ở mũi tàu và đuôi tàu, 2 bệ pháo 25mm 2 nòng lắp trước thượng tầng sau bị pháo 57, 2 bệ pháo 37mm 2 nòng nằm giữa bệ 57 phía sau của thượng tầng.

Theo biên niên sự kiện nhà máy Ba Son trên cơ sở rút kinh nghiệm từ dự án TP-01, tháng 12/1984 viện Thiết kế Kỹ thuật Hải quân thiết kế tàu pháo TP-01M cải tiến. Cơ bản là giữ nguyên dạng tàu TP-01 có thay đổi về lắp đặt hoàn chỉnh các trang thiết bị, khắc phục thiếu sót của tàu TP-01.

Xí nghiệp Ba Son bắt đầu thi công tàu TP-01M từ tháng 12 năm 1985. Thế nhưng, do nhiều trở ngại khó khăn khách quan và chủ quan mà mãi tới ngày 31/10/1994 mới hạ thủy tàu TP-01M mang số hiệu 253. Tàu 253 khi được hoàn thành đã cấu hình lại vũ khí trang bị bao gồm: 2 Tháp pháo 37mm 2 nòng, 2 tháp pháo 23mm 2 nòng. Cấu hình này, sau đó đã được áp dụng lại với tàu 251 thay mới, giảm được vũ khí. Về cơ bản, cấu hình vũ khí này với tàu pháo là tốt lắm rồi, chúng tôi dự đoán hạng mục nâng cấp chắc là tập trung vào việc tiếp tục khắc phục các nhược điểm tồn tại hoặc bổ sung thêm các Radar mặt nước.

Còn về vũ khí, hiện chưa có thông tin thêm về vấn đề này, chỉ có điều trước đó đã có thông tin về việc chúng ta đang nghiên cứu tự động hóa pháo 25mm nòng kép trên các tàu pháo kiểu cũ. Đó cũng có thể là một phương án hay. Tuy nhiên sẽ cần thời gian để khẳng định. Hiện nay, cặp tàu 251 và 253 đều được biên chế cho lữ đoàn 127 vùng 5 hải quân chịu trách nhiệm tuần tra, bảo vệ chủ quyền vùng biển Tây Nam của tổ quốc. Như đã từng chia sẻ cách đây không lâu về nhiệm vụ mới của vùng 5 hải quân bảo vệ vùng biển Tây Nam của tổ quốc, hiện tại trang bị của ta ở vùng này cơ bản là tàu pháo. Ngay cả các tàu pháo hiện đại như đề án 10412 cũng không có nhiều, cho nên, các tàu pháo như tàu 251 và 253 vẫn rất cần thiết trong vai trò tuần tra ven bờ.

Còn về tác chiến với đối phương có tàu tên lửa thì vẫn phải chờ đợi sự phân bổ của quân chủng, có thể là việc triển khai các tàu tên lửa đề án 1241RE. Về hai cái tên K771 và LST không khó để dự đoán, đó là 5 tàu đổ bộ lớn chủ lực của lữ đoàn 125 vùng 2 Hải quân. Trong đó K771 có lẽ là cách gọi của Việt Nam dành cho đề án tàu đổ bộ hạng trung 771 từ Liên Xô (1979-1980). Theo tài liệu Nga từ tháng 5/1979 đến tháng 4/1980, Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam 3 tàu đổ bộ hạng trung mang số hiệu SDK71, SDK112 và SDK74 thuộc đề án 771A. Các tàu khi về tới lữ đoàn 125 được đổi niên hiệu lần lượt là 511, 512 và 513. Các tàu có lượng giãn nước toàn tải 857 tấn, dài 75,15m, rộng 9,02m, mớn nước 2,07m, tốc độ 18,4 hải lý/giờ, với hai máy diesel hai chân vịt dự trữ hành trình 5 ngày. Tàu được trang bị vũ khí tự vệ bao gồm: 2 bệ pháo bắn nhanh AK-230 CYWS và 2 bệ pháo phản lực phóng loạt 140mm WM18A với 180 viên đạn. Tàu được thiết kế theo kiểu tàu đổ bộ cổ điển với cửa đổ bộ mũi nên còn gọi là tàu há mồm. Tàu có khả năng chở tối đa 6 xe tăng T54 hoặc PT 76 hoặc xe thiết giáp lội nước PTR60 hoặc 3 xe lội nước ATF hoặc 10 xe tải chở quân. Tất cả các phương án đều có thể chở kèm 204 bộ đội.

Về hạng mục nâng cấp, rất may là với các tàu K771 chúng ta có một số thông tin mang tính chính thức, không phải đi mò đi đoán. Theo báo Hải quân, từ ngày 29/12/2017 tới ngày 15/5/2019, tàu 511 đã được đưa vào sửa chữa hiện đại hóa tại nhà máy X55. Quá trình triển khai sửa chữa tàu thực hiện theo đúng phương án kỹ thuật đã được phê duyệt, bảo đảm tăng hạn sử dụng tàu từ 12 đến 15 năm. Trong đó, phần hiện đại hóa tập trung thay mới 44m2 tôn vỏ dưới mặt nước, 139m2 tôm boong chính, cải hoán cabin dịch chuyển cột ngắm ra phía trước cabin, hệ thống nâng hạ cửa đồng bộ, cửa ram, thay mới hệ thống chuyển động bằng động cơ điện sang hệ thống chuyển động điện thủy lực. Ngành khí tài điện tử lắp mới 7 thiết bị, ngành thông tin Radar lắp mới 3 thiết bị, ngành động lực máy chính thay thế mới bằng hai máy cùng loại. Tàu được thay thế động cơ máy điện 51,5kw.

Ngành vũ khí thay mới hệ thống điều khiển bắn pháo bằng công nghệ số hóa, hệ thống dẫn động pháo bằng hệ thống dẫn động thủy lực, lắp thêm hệ thống quan sát điện tử điều khiển bán tự động. Sau khi tàu 511 được đồng bộ hiện đại hóa thì các trang bị hoạt động tin cậy hơn, bảo đảm an toàn hơn khi khai thác sử dụng, các máy quan sát đo xa bắt mục tiêu ở cự li xa hơn, đo đạc được khoảng cách tới mục tiêu nhanh hơn nhất là khi quan sát phát hiện mục tiêu, bám bắt mục tiêu ban đêm. Nhờ vậy mà trong thời gian qua, các bài bắn đạn thật của tàu đều là đạt giỏi. Thiếu úy Lê Đức Tĩnh trưởng đoàn 2 tàu 511 chia sẻ: “Căn cứ vào các thông tin này, loại vũ khí được sửa đổi tới 99% là các tổ hợp pháo bắn nhanh AK-230. Đây là thiết kế pháo bắn nhanh đời đầu của Liên Xô, được trang bị 2 khẩu pháo 30mm có tốc độ bắn tổng hợp 1.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2,5-4km. Với thông tin này, cơ bản các tàu 512 và 513 sẽ được hiện đại hóa theo hướng như vậy.

Về tàu LST, năm 1975 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã thu được 3 tàu đổ bộ há mồm LST của Việt Nam Cộng hòa. Đây là kiểu tàu đổ bộ tăng được đóng từ thời chiến tranh thế giới thứ hai với lượng giãn nước toàn tải gần 4.000 tấn, dài hơn 100m. Trong trận chiến ở đảo Cô-lin năm 1988, tàu HQ 505 đã bị Trung Quốc bắn hỏng trong quá trình ủi bãi. Tàu sau đó đã bị chìm khi ta cố gắng kéo về đất liền để sửa chữa. Hiện nay, ta vẫn sử dụng hai chiếc mang niên hiệu 501 và 503, đây vẫn được coi là các tàu đổ bộ lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Dĩ nhiên, nó đã tuổi đời hơn 70 năm thì trang bị trên tàu đã cũ như thế nào, dù chúng ta thực hiện công tác bảo dưỡng tốt nhất khiến trang bị trên tàu trông vẫn như mới. Đúng ra chúng ta phải thay thế chúng từ lâu lắm rồi nhưng bối cảnh hiện tại, đã nói nhiều lần ngay cả việc thay toàn bộ tàu pháo, tàu tên lửa kiểu cũ còn khó thì nói gì tới việc thay ngay tàu đổ bộ. Đó là lý do chúng ta vẫn nỗ lực duy trì tình trạng kỹ thuật tốt nhất trên tàu.

Theo Thượng tá Nguyễn Tiến Hiệp-Thuyền trưởng tàu LST 503: “Sau khi đồng bộ hiện đại hóa, tàu đã bảo đảm tăng hạn sử dụng từ 12 đến 15 năm nữa”. Cụ thể, từ ngày 20/6/2017 đến ngày 22/6/2018, tàu 503 thực hiện kế hoạch đồng bộ hiện đại hóa theo kế hoạch của quân chủng tại nhà máy X51. Tàu được sửa chữa thay thế kết cấu thân vỏ và bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc. Một số ngành được thay thế và lắp đặt mới bao gồm: ngành khí tài điện tử lắp mới 8 thiết bị hàng hải, 4 thiết bị thông tin vô tuyến. Ngành động lực thay thế máy chính, máy điện thay thế 3 động cơ. Hệ thống truyền động bằng động cơ điện được thay thế bằng hệ thống truyền động điện thủy lực, ngành vũ khí thực hiện bảo quản thay thế các chi tiết cơ cấu mòn và hỏng.

Trên đây là các thông tin chúng tôi có được về việc hiện đại hóa 4 lớp tàu chiến cũ trong hải quân Việt Nam. Chắc chắn là sẽ có những ý kiến cho rằng: “Cũ thì nên bỏ, nâng cấp thì cũng vẫn là cũ. Một quả tên lửa là xong”. Tôi phải nói như thế này: “Tàu nào nhiệm vụ đó, chiến thuật chiến đấu kiểu khác không có nghĩa là chỉ có chiến sự. Tất cả các tàu từ nhỏ tới lớn phải chường mặt ra chơi đối phương, sẽ có tàu thường trực ở cảng có tàu để tránh trú, tàu ra trận. Bạn không thể bảo rằng tàu đổ bộ thì phải ra đấu với tàu khu trục. Thế thì tàu đổ bộ của Mỹ tối tân thế cũng bay màu thôi”. Nhưng các tàu đổ bộ sẽ là cần thiết thì chúng ta làm chủ mặt nước, mở chiến dịch đổ bộ đường biển, tái chiếm hải đảo bờ biển. Tất cả chúng sẽ tác chiến trong bộ đội hình hỗn hợp, có bảo vệ hỗ trợ từ mặt nước, giữa mặt nước, trên không. Hay là tàu săn ngầm, Ừ thì cũ, rất cũ! Nhưng trong bối cảnh không có thì vẫn phải dùng chứ!

Chúng sẽ là sự bổ trợ cho các tàu hộ vệ tên lửa, cảnh giới không gian dưới mặt nước cùng tàu ngầm. Cũ thì cũ rồi nhưng bắn mà trúng thì tàu ngầm hạt nhân cũng đi đời. Một trái ngư lôi 400mm mang 80 cân thuốc nổ hoặc ngư lôi 530mm mang 300 cân thuốc nổ-một phát là đủ tiễn tàu ngầm đi gặp Long Vương. Nói chung, hãy nhắc đi nhắc lại rằng: “Vũ khí hiện đại tới mấy, muốn phát huy tác dụng cao nhất thì phải là con người. Vũ khí đứng một mình chỉ là cục sắt vô tri mà thôi!”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới