Saturday, November 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mới“Ngụy sử” đã đầu độc một dân tộc như thế nào?

“Ngụy sử” đã đầu độc một dân tộc như thế nào?

Chúng ta cần phải trở về những năm tháng máu lửa khốc liệt của thế giới Đệ Nhị Thế Chiến – cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử cướp đi sinh mạng của 27 triệu người Liên Xô.” Một điều mà ít người biết đến, là trong số 27 triệu người này, không phải ai cũng ngã xuống vì Tổ quốc của mình. Không ít kẻ trong số này đã quay lưng với tổ quốc và dân tộc, thẳng tay thảm sát những người dân vô tội.

Quá trình “Ngụy sử” đầu độc Ukraine và sự trở lại của phát xít – mầm mống phát xít của Ukraine.

Ngày 30/6/1941, quân đội Đức quốc xã thâm nhập vào Ukraine, Tổ chức những người dân tộc Ukraina (OUN) tuyên bố một nhà nước Ukraine độc lập. Lời tuyên bố đưa ra nói rằng: “Sự hình thành của nhà nước này sẽ hợp tác chặt chẽ với nước Đức Quốc xã vĩ đại dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler để xây dựng một trật tự mới ở Châu Âu và thế giới, đang giúp nhân dân Ukraine giải phóng mình khỏi sự chiếm đóng của Muscovite.” Muscovite nghĩa là người Nga bản địa. OUN đã hoạt động tích cực trong việc quấy rối và phá hoại chống lại Hồng quân Liên Xô trong suốt thế chiến thứ hai. Tới khi Đức Quốc xã thất bại, tổ chức này vẫn tồn tại dưới sự bảo trợ của các thế lực thù địch với Liên Xô.

Mọi thứ chỉ thật sự chấm dứt vào năm 1959 khi thủ lĩnh của OUN là Stepan Andriyovych Bandera bị điệp viên Bogdan Stashynsky của cơ quan an ninh Liên Xô KCP ám sát. Qua tổ chức này, người ta có thể thấy bản thân tư tưởng phát xít không phải là thứ từ trên trời rơi xuống hay từ bên ngoài truyền vào, mà đã tồn tại trong lòng đất nước Ukraina từ rất lâu. Tiếp theo là quân nổi dậy Ukraine (UPA) một chi nhánh khác của tổ chức OUN được thành lập vào năm 1942. Nếu OUN chỉ hoạt động chống lại quân đội Liên Xô thì UPA là những tên đồ tể thẳng tay thảm sát hàng trăm nghìn người dân vô tội từ người Ba Lan, người Do Thái, người Nga cho tới chính cả những người Ukraine không cùng phe. Nổi tiếng nhất là vụ thảm sát người Ba Lan của UPA ở Volhynia và Galicia Đông. Đỉnh điểm của vụ thảm sát diễn ra là ngày 11/7/1943 và tiếp diễn trong tháng 7 và tháng 8 năm đó. Hầu hết các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Những hành động của UPA đã cướp đi sinh mạng của khoảng 35.000 đến 60.000 người Ba Lan ở Volhynia, khoảng 25.000 đến 40.000 người ở Galicia Đông. Các vụ giết chóc trực tiếp liên hệ tới các chính sách của Bandera. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, quân đội Cộng sản Ba Lan và quân đội Nhân dân Ba Lan đã chiến đấu toàn diện để chống lại UPA, UPA vẫn hoạt động chống lại Cộng hòa Nhân dân Ba Lan cho tới năm 1947 và chống lại cả Liên Xô cho tới năm 1949.

Từ kẻ đồ tể thành anh hùng dân tộc

Những kẻ giết người hàng loạt, những kẻ đao phủ sẵn sàng xuống tay giết hại chính người dân nước mình năm xưa ngày nay lại được tôn vinh như những anh hùng ở Ukraine. Sự đảo lộn đó bắt đầu từ việc xét lại lịch sử và ngụy tạo lịch sử của chính Ukraine.

Thời gian đầu khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 25/2, tổng thống Ukraine Zelensky có bài phát biểu đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Putin rằng: “Bạn được nghe nói rằng chúng tôi là Phát xít? Làm thế nào mà một dân tộc có thể là Phát xít sau khi hy sinh tám triệu sinh mạng để tiêu diệt chế độ Quốc xã?” Không biết ông Zelensky có phải vứt hết liêm sỉ rồi không mà vẫn còn nói ra được câu đó, khi mà chính đất nước của ông thời nay đã cố gắng phủi sạch những giá trị Liên Xô để lại và đưa những kẻ sát nhân thành những anh hùng dân tộc được giới trẻ ca ngợi. Sự đầu độc tư tưởng giới trẻ Ukraine bắt đầu bằng việc 22/01/2010, tổng thống Ukraine – Viktor Andriyovych Yushchenko đã truy tặng Bandera- thủ lĩnh của OUN danh hiệu anh hùng Ukraina. Sự việc này chính là phát súng khai hỏa sự trở lại của chủ nghĩa Phát xít tại Ukraine.

Trong những năm tiếp theo, các tổ chức dân tộc cực đoan sau hàng chục năm chờ đợi trong bóng tối, đã ngóc đầu hoạt động trở lại, bắt đầu có hoạt động tuyên truyền hay nói đúng hơn là bắt đầu tẩy não giới trẻ bằng những việc như đánh tráo khái niệm biến những công lao to lớn của thế hệ trước đây để bảo vệ Tổ quốc thành những thứ chống lại sự độc lập của Ukraine. Những kẻ sát nhân mà rợn như Bandera thì được biến thành anh hùng, thành lãnh tụ vĩ đại được giới trẻ tôn sùng. Thực tế là không khó để bắt gặp hình ảnh những người biểu tình Ukraine trước năm 2014 đã đưa ra những tấm ảnh hay biểu ngữ ca ngợi ông ta.

Năm 2014, phong trào Euromaidan nổ ra. Nhờ hiệu ứng từ phong trào này, các thành phần cực đoan đã bắt đầu đem máy móc tới và phá hủy nhiều tượng đài từ thời Liên Xô, trong đó có tượng đài chiến sĩ Xô Viết tại thị trấn Rzhiv và tiếp theo là tượng đài của Lenin tại quảng trường tự do Kiev cũng đã bị phá bỏ trong tiếng hô “vang vinh quang của Ukraina”. Kể từ thời điểm đó, trong những năm tiếp theo, khẩu hiệu “Vinh quang của Ukraina, vinh quang anh hùng” đã trở nên phổ biến và thường được sử dụng trong các hoạt động chính trị hiện đại ở Ukraine. Nhìn chung, chính quyền Kiev khi đó có thái độ rất dị thường: một mực, không chấp nhận những cáo buộc mầm mống phát xít đang trỗi dậy ở đất nước của họ, kể cả khi hình ảnh Bandera tràn ngập ở thủ đô thủ đô Kiev. Thực tế chúng ta vẫn nghĩ rằng khi Androlf Hitler ngã xuống, Đức Quốc xã cùng chế độ Phát xít của ông ta đã biến mất khỏi thế giới này.

Tuy nhiên, Phát xít là một hệ tư tưởng chứ không phải là một tượng đài làm bằng đá. Vì thế nó ngã xuống nhưng mầm mống của nó thì vẫn còn tồn tại và dai dẳng như u nhọt. Bản chất của Phát xít đó là tư tưởng cực đoan. Đã là cực đoan thì không khác gì loài cỏ dại, có nhổ cũng không thể sạch. Những người một khi đã bị tiêm nhiễm loại tư tưởng này sẽ rất khó có thể loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống của mình.

Thâm nhập hàng ngũ quân đội chính quy

Sau khi quân Đức bại trận tại, UPA vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại chính quyền Liên Xô. Các thành viên của tổ chức này không chỉ bài trừ người Do Thái mà thật ra còn ghét cả người Nga. Mọi người không để ý đến sự tồn tại của họ vì họ chỉ được xem là tàn dư thời hậu phát xít, quá nhỏ bé để lo sợ. Nếu Nga kế thừa di sản sau khi Liên Xô sụp đổ, những thành viên của UPA cũng kế thừa tư tưởng của Adolf Hitler.

Tên của tổ chức này không còn là UPA nữa mà đổi thành tên Azov, được chỉ huy bởi Andriy Biletsky – thủ lĩnh đầu tiên là người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Ngày 12/11/2004, Azov được hợp nhất vào Vệ binh Quốc gia Ukraine bất chấp việc Tiểu đoàn Azov trước khi gia nhập đã rất tai tiếng với những cáo buộc về hành động tra tấn và tội ác chiến tranh cũng như truyền bá hình ảnh và tư tưởng của phát xít. Nhìn vào quân lính Azov chúng ta sẽ thấy hình bóng của phát xít đã quay trở lại. Năm 2014, một phát ngôn viên của Tiểu đoàn Azov đã thừa nhận có khoảng 10-20% đơn vị của Azov là Tân quốc xã. Vào năm 2015, phát biểu trong một chương trình truyền hình, đại sứ Ukraina tại Đức Andriy Melnyk từng tuyên bố rằng những phần tử Phát xít mới là một phần của quân đội Ukraine. Khi trả lời cho câu hỏi về sự hiện diện đông đảo của những kẻ lạ mặt mang khẩu hiệu chữ thập của phát xít Đức trong quân đội của Ukraine, ông Andriy Melnyk đã trả lời rằng đó chính là Azov các phần tử theo chủ nghĩa phát xít cực hữu và là một phần của lực lượng vũ trang Ukraine. Tuy nhiên, họ vẫn chịu sự kiểm soát và điều phối của chính quyền Kiev. Kiev cần vì nếu không có họ, quân đội Nga đã tiến xa hơn nữa vào lãnh thổ của Ukraine. Điều đó không khác gì hợp pháp hóa sự tồn tại của chủ nghĩa phát xít tại Ukraine và đưa thứ tư tưởng độc hại này một lần nữa quay trở lại. Thực chất, mầm mống phát xít ngày trước bây giờ đã được chính quyền Kiev tận dụng như một quân bài để chống lại Nga. Họ mang tư tưởng bài Nga nên có động lực rất mạnh và vì thế cũng rất hữu dụng. Việc sở hữu tiểu đoàn Azov không khác gì đang sở hữu một đội quân hiếu chiến.

Hiếu chiến nên cũng chính họ đã nhẫn tâm gây ra vô số thương vong trên khắp miền Đông Donbass – miền Đông Ukraine giống như những gì mà Tổng thống Nga Vladimir Putin nói thực trạng ở Donbass những năm qua là “một cuộc thảm sát”. Ông Putin nói: “Trên thực tế, không có một ngày nào qua đi mà không có các cuộc pháo kích nhắm vào các thị trấn và làng mạc ở Donbass – miền Đông Ukraine. Những nơi vốn không phải tiền đồn quân sự mà chỉ là nhà cửa của dân thường. Một nhóm lớn quân đội liên tục sử dụng máy bay không người lái để tấn công; dùng cả thiết bị hạng nặng, tên lửa, pháo và nhiều bệ phóng tên lửa giết hại dân thường, ngược đãi người dân kể cả trẻ em, phụ nữ và người già những năm qua”.

Sự thật là mọi người không thể tránh né được sự tồn tại của phát xít trong quân đội Ukraine. Điều đó lý giải cho vì sao mà cuộc xung đột ở Donbass kéo dài đến tận 8 năm nay, cũng như các cuộc thảm sát nhắm vào dân thường liên tục được ghi nhận tại đây. Chỉ những phần tử cực đoan mới đủ nhẫn tâm nhắm vào người dân – những người mà trước đó cũng là một phần máu thịt của chính quốc gia Ukraine.

Sự trỗi dậy như “nấm mọc sau mưa” của “Tân phát xít”

Sự trỗi dậy của “Tân phát xít” bắt đầu từ việc đầu độc dân chúng, đặc biệt là giới trẻ ca ngợi chủ nghĩa phát xít. Tiếp đó, từ những người trẻ tuổi thành lập các lực lượng vũ trang có tên là Azov, và tất nhiên, mục tiêu tiếp theo không thể tránh khỏi chính là chính phủ. Các phần tử phát xít không chỉ có mặt trong quân đội chính quy Ukraine mà còn thành công gây ảnh hưởng lên nền chính quyền của Kiev khi đó. Tháng 11/ 2014, Nga đề xuất với Liên Hợp Quốc một nghị quyết có nội dung lên án bất kỳ ai có những hành vi tôn vinh chủ nghĩa phát xít và chính Ukraine là một trong ba nước hiếm hoi bỏ phiếu chống lại nghị quyết này. Đồng thời Kiev cũng lên tiếng chối bỏ tội ác chiến tranh mà Đức Quốc xã gây ra. Sự chi phối của phát xít đối với xã hội Ukraine đã thấy rõ.

Tháng 4/2015, Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraine đã trực tiếp bổ sung sửa đổi sách giáo khoa Lịch Sử lớp 11, sách giáo khoa mới của Ukraine sau khi chỉnh sửa xong đã viết: Nga là đội quân xâm lược cầm đầu bè lũ tay sai đang xâm lược tổ quốc Ukraine. Chúng phá hoại đất nước, chúng giết hại dân thường Ukraine và Quân đội nước này đang phải gồng mình cho cuộc chiến tranh nhân dân chống lại nước Nga xâm lược. Khi kẻ xâm lược được đổi từ Đức Quốc xã sang Liên Xô – những người ngã xuống bảo vệ Tổ quốc giờ đây đã trở thành giặc, sự tấn công có hệ thống đầu tiên về tư tưởng được bắt đầu từ chính môn học mà nước này ta đang biến thành lựa chọn – đó là môn lịch sử.

Quyết tâm dạy dỗ giới trẻ Ukraine để họ ôm lòng thù hận nước Nga, người Nga đang thấy rất rõ trong các chương trình giáo dục của Ukraine để giờ đây những người trẻ tuổi Ukraine xem quá khứ gắn với Nước Nga Sa Hoàng, Liên Xô và Liên bang Nga đều là những quá khứ nhục nhã cần phải phế bỏ. Họ thẳng tay kéo đổ tượng đài lãnh tụ Liên Xô Vladimir Lenin trong tiếng reo hò và không biết rằng đó là một phần lịch sử huy hoàng của Ukraine. Họ còn tin rằng lịch sử của Ukraine và giới trẻ Ukraine ngày nay viết lại để không còn liên quan gì tới Nga. Tuy nhiên, họ sẽ viết lại như thế nào khi mà giờ đây trong lòng của họ ngập tràn sự thù hận với người Nga. Chỉ có một con đường giúp họ thực hiện hóa nó, đó là bài trừ Nga. Trong số những bức tượng bị gỡ bỏ còn có tượng của nguyên soái Milhail Kutuzov một vị tướng nổi tiếng của nước Nga đã đánh bại quân đội của Napoleon vào năm 1812. Họ làm như thể những gì liên quan tới nước Nga đều cần bị bài trừ vậy; Điều này không khác gì với một số người Việt Nam đang xét lại cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc chống Mỹ của dân tộc là hành động đuổi một nền văn minh thế giới ra khỏi Việt Nam.

Lời tuyên chiến trong bóng tối.

Ngày 24/2/2022, khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nhiều người nghĩ rằng Nga đã đưa ra lời tuyên chiến thế nhưng lời tuyên chiến với Matxcơva đã bắt đầu từ 7 năm trước đó. Vào tháng 4/2005, Quốc hội Ukraine đã tuyên chiến Matxcơva bằng cách chính thức thông qua một điều luật quốc gia về việc lên án và cấm tuyên truyền quảng bá tư tưởng và các biểu tượng của Chủ nghĩa Phát xít và Cộng Sản chính thức đánh đồng chủ nghĩa Cộng sản với chủ nghĩa Phát Xít. Ở Kiev khi đó, nhiều người trong đó có cả quan chức Ukraine đã ra sức tuyên truyền với giới trẻ rằng: Ukraine công nhận chế độ Cộng sản từ năm 1917-1991 hàm ý Liên Xô là tội phạm khủng bố nhà nước, tương đương với chế độ Phát xít độc tài. Việc chính quyền Kiev bôi xấu hình ảnh của Liên Xô đã để lại một khoảng trống cho chế độ phát xít tự do phát triển. Chúng bóp méo truyền thông, công kích tư tưởng người dân Ukraine, thổi bùng lên ngọn lửa thù hận nước Nga. Đây được xem là lời tuyên chiến với Nga khi ngay sau đó các cuộc pháo kích vào vùng Donbass, những vụ tắm máu dân thường của Azov đã diễn ra mạnh hơn bao giờ hết.

Việc làm của Nga ngày hôm nay, đúng hay sai, hãy để cho lịch sử phán xét. Nhưng có thể chắc chắn rằng, Ukraine không phải là một nước Phát xít kiểu Đức quốc xã, song không thể phủ nhận mầm mống Phát xít tồn tại trong lòng Ukraine và đã lớn dần suốt những năm qua. Từ việc ban đầu chỉ là quân cờ dùng để chống Nga chúng dần đi sâu của nội bộ chính quyền của Ukraine và nếu một ngày nào đó thực sự xuất hiện một Adolf Hitler của Ukraine thì thế giới chắc chắn sẽ được diện kiến một nhà nước Phát xít mang tên Ukraine.

Qua đó có thể thấy việc xem nhẹ môn học lịch sử đã phá hỏng cả một thế hệ tương lai đất nước như thế nào.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới