Tuesday, October 1, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiViệt Nam – cường quốc đất hiếm

Việt Nam – cường quốc đất hiếm

Đất hiếm là nguồn tài nguyên đang ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của thế giới hiện nay. Nó là nguồn khoáng chất được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, từ việc điều chế thuốc điều trị ung thư, thuốc bảo vệ thực vật đến việc sản xuất các thiết bị điện tử quan trọng như những con chip hay thiết bị bán dẫn.

Việt Nam đã tăng sản lượng khai thác đất hiếm gấp 10 lần trong năm 2022.

Việt Nam là đất nước có trữ lượng đất hiếm rất lớn với khoảng 20 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc (44 triệu tấn) và Brazil (22 triệu tấn). Quan trọng hơn, gần như toàn bộ trữ lượng đất hiếm của Việt Nam vẫn được bảo tồn, chưa khai thác. Sau khi các quốc gia như Brazil hay Trung Quốc đều đã trải qua ít nhất 3 thập kỷ khai thác và xuất khẩu đất hiếm.

Các mỏ đất hiếm của Việt Nam gần đây đã được giới chuyên gia quốc tế ước tính có giá trị ít nhất 3.000 tỷ USD. Thậm chí sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều do giá đất hiếm ngày càng gia tăng khi Trung Quốc đang thắt chặt nguồn cung để bảo tồn nguồn nguyên liệu đang ngày càng trở nên quan trọng, và đáp trả những căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và các quốc gia đối lập.

Trong bối cảnh như vậy, trang tin Việt Nam Briefing – một trang web của Mỹ chuyên tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam – mới đây đã chia sẻ một vài phân tích, miêu tả những mỏ đất hiếm của Việt Nam giống như những mỏ vàng siêu lớn có vị thế không kém những mỏ dầu khổng lồ của thế giới, qua đó thúc giục các nhà đầu tư quốc tế cần phải đến Việt Nam ngay lập tức.

Sau nhiều năm cố gắng bảo tồn các mỏ đất hiếm, từ năm 2022, Việt Nam đã ban hành những chính sách mới, qua đó đã lần đầu tiên mở cửa các mỏ đất hiếm cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác trên quy mô công nghiệp. Ngay trong những tháng đầu tiên đã có 108 dự án quốc tế nhảy vào ngành khai khoáng của Việt Nam. Tờ báo miêu tả các nhà đầu tư đang “nhìn chằm chằm” vào Việt Nam.

Trong bài viết với tiêu đề “Khai thác đất hiếm tại Việt Nam: Tổng quan về ngành”; trang tin này viết: “Đứng thứ ba trên thế giới về tiềm năng khai thác đất hiếm, Việt Nam có thể trở thành một bên tham gia chính trong chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu và đây là cách mà nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Việt Nam”.

Khi thế giới hướng tới một tương lai năng lượng xanh và xung đột thương mại vẫn tồn tại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, các nguồn đất hiếm thay thế đang có nhu cầu ngày càng cao với nguồn cung đất hiếm lớn thứ ba thế giới, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu có thể đứt gãy, đất hiếm là nhóm nguyên tố rất khó tìm thấy với số lượng lớn có tính dẫn điện và từ tính đặc biệt. Trái ngược với tên gọi của chúng, đất hiếm không phải lúc nào cũng đặc biệt hiếm, có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trên vỏ Trái Đất. Tuy nhiên chúng không được phân bố với khối lượng lớn mà thường xuất hiện trong các mỏ siêu nhỏ, khiến việc khai thác trở nên khó khăn, tốn kém và không có lợi nhuận. Chỉ một số quốc gia mới có các mỏ đất hiếm có trữ lượng lớn cho phép việc khai thác với chi phí thấp và lợi nhuận cao.

Tuy nhiên thị phần đất hiện nay chủ yếu vẫn thuộc về Trung Quốc và chuỗi cung ứng của Trung Quốc luôn có nguy cơ đứt gãy vì những lý do địa chính trị. Theo một số nghiên cứu Trung Quốc sở hữu 90% nguồn cung đất hiếm toàn cầu, và quốc gia này sử dụng đất hiếm như một con bài địa chính trị uy hiếp các quốc gia khác.

Trung Quốc đã từng tạm ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật vào năm 2010 vì một tàu đánh cá của Trung Quốc đã bị Nhật bắt giữ sau khi xâm phạm vùng lãnh hải tranh chấp giữa hai bên đang được Nhật Bản kiểm soát. Sự kiện này đã thôi thúc các nhà khoa học Nhật Bản thăm dò và đã tìm ra các mỏ đất hiếm siêu lớn tại Việt Nam.

Tình trạng mất cân bằng nguồn cung đất hiếm hiện nay đang gây lo ngại cho những khách hàng hàng đầu vốn phụ thuộc quá mức vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu. Những quốc gia này đã có những mâu thuẫn địa chính trị ngày càng trở nên sâu sắc hơn với Trung Quốc. Hơn nữa, giá đất hiếm hiện nay vẫn tiếp tục tăng mạnh qua từng năm và luôn bị đe dọa đứt gãy đã khiến nhiều quốc gia phải hồi sinh ngành công nghiệp khai thác đất hiếm vốn không có lợi nhuận do sản lượng thấp hoặc phải tìm kiếm các nguồn cung thay thế bên ngoài Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầy tiềm năng có thể hướng đến.

Trữ lượng đất hiếm của Việt Nam

Việt Nam có trữ lượng đất hiếm khoảng 20 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Bắc. Các nguồn dự trữ này đã được định giá khoảng 3.000 tỷ USD theo thời giá hiện tại, nhưng cũng có thể tăng gấp bội theo sự gia tăng của giá trị đất hiếm mang lại những cơ hội đáng kể cho sự phát triển kinh tế của quốc gia này trong tương lai.

Khai thác đất hiếm tại Việt Nam sẽ khá thuận tiện vì chúng tập trung chủ yếu ở một số mỏ ở Tây Bắc và Tây Nguyên; các loại đất hiếm chủ yếu thuộc các nhóm đất hiếm nhẹ có nguồn gốc nhiệt dịch. Nhiều điểm tụ khoáng chất hiếm đã được xác định tại Bắc Nậm Xe, Nậm Nậm Xe, Đồng Bào Lai Châu; Mường Hum (Lào Cai) hay Yên Phú (Yên Bái). Ngoài ra thì còn có một số mỏ đất hiếm nhỏ hơn phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Ninh đến Vũng Tàu.

Nhưng tác động môi trường và xã hội của việc khai thác và chế biến khoáng sản đất hiếm từng là một lý do khiến Việt Nam tạm gác lại chuyện khai thác. Khai thác và chế biến quặng đất hiếm thường tạo ra lượng chất thải đáng kể, tác động tiêu cực đến môi trường. Những chất thải này được lưu trữ trong các kho bãi chôn lấp, thường xuyên tiếp xúc với môi trường có thể gây ra một số chất độc hại hòa tan và phát tán trong hệ thống nước ngầm và đất.

Kinh nghiệm của Trung Quốc là một ví dụ rõ ràng về tác hại của việc khai thác đất hiếm. Theo đó, việc sử dụng công nghệ lạc hậu trong việc khai thác đất hiếm trong những năm 90 đã dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Trung Quốc, sông Hoàng Hà, nguồn nước quan trọng cho hơn 150 triệu dân.

Các cơ chế và chính sách pháp lý thường có ý nghĩa quyết định đến việc thúc đẩy hoạt động khai thác đất hiếm. Nghị quyết số 10 ban hành vào năm 2021 của Việt Nam đã thừa nhận tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động khai thác đất hiếm. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở việc cung cấp các cơ chế và chính sách cụ thể, nhưng không nhấn mạnh đến việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trong việc hợp tác nghiên cứu, chế biến và khai thác đất hiếm. Do đó, các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể hoàn thành 40% quá trình xử lý cần thiết để làm cho đất hiếm có thể sử dụng được. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn xuất khẩu tối thiểu mà Bộ Công thương Việt Nam đề ra là 95%, mục tiêu 95% của Việt Nam được đề ra nhằm tận dụng tối đa tiềm năng của các mỏ đất hiếm trong nước và cũng được cho là nằm trong chiến lược bảo tồn nguồn tài nguyên quan trọng này.

Năm 2022, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị quyết mới vạch ra các định hướng chiến lược cho ngành địa chất khoáng sản và khai khoáng đến năm 2030, cơ bản chấp thuận cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia khai thác đất hiếm. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ được cấp phép nếu các dự án được coi là mang lại lợi ích cho Việt Nam.

Cơ hội vàng để đầu tư khai thác đất hiếm tại Việt Nam

Các nhà đầu tư nước ngoài đang nhìn chằm chằm vào Việt Nam. Họ muốn đầu tư vào ngành khai thác đất hiếm tại Việt Nam để hưởng lợi từ vị trí chiến lược của quốc gia này. Các khoản đầu tư lớn và cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động ngành nghề với chi phí thấp đang là những lợi thế.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới