Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiUkraine trông đợi gì ở hội nghị thượng đỉnh NATO?

Ukraine trông đợi gì ở hội nghị thượng đỉnh NATO?

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO, lãnh đạo các nước thành viên được cho đang tìm kiếm thỏa thuận về việc Ukraine gia nhập liên minh quân sự này.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.


Hôm nay (11/7), lãnh đạo các nước NATO sẽ tập trung cho hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius (Litva) để tìm cách hàn gắn sự chia rẽ về nỗ lực trở thành thành viên của Ukraine.

Hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô của Litva sẽ bị chi phối bởi vấn đề xung đột Ukraine – Nga. Lãnh đạo các nước sẽ thông qua kế hoạch toàn diện đầu tiên của NATO kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh để đối phó với nguy cơ gân hấn từ Moskva.

Theo Reuters, các nhà ngoại giao cho biết liên minh quân sự đang thu hẹp sự khác biệt trong vấn đề Ukraine trở thành thành viên NATO. Các thành viên NATO đồng ý Kiev không thể tham gia trong khi còn xung đột, song NATO đang bất đồng về quá trình, thời gian kết nạp Kiev.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky – người đã được mời tham dự cuộc họp ở Vilnius, hối thúc NATO cung cấp cho nước này lộ trình rõ ràng để trở thành thành viên. Theo lãnh đạo Ukraine, vấn đề này phải đưa ra trong thông cáo chung của hội nghị thượng đỉnh để nước này có thể tham gia ngay sau khi xung đột kết thúc.

“Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu từ ngữ… nhưng chúng tôi hiểu thực tế là Ukraine sẽ tham gia liên minh”, ông Zelenskiy nói, cho biết Ukraine đang “làm việc để làm cho thuật toán trở thành thành viên rõ ràng và nhanh nhất có thể”.

Các thành viên NATO ở Đông Âu đã ủng hộ lập trường của Kiev, lập luận rằng đặt Ukraine dưới ô an ninh tập thể của NATO là cách tốt nhất để ngăn chặn Nga tấn công trở lại.

Các nước như Mỹ, Đức đã tỏ ra thận trọng hơn, lo ngại việc đẩy nhanh quá trình kết nạp Ukraine có thể lôi kéo NATO vào xung đột trực tiếp với Nga và có khả năng châm ngòi cho một cuộc chiến tranh toàn cầu.

Reuters dẫn nguồn tin cho hay, các nhà ngoại giao đang thảo luận các cụm từ trong dự thảo tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh “vị trí xứng đáng của Ukraine là trong NATO” và nước này sẽ gia nhập “khi điều kiện cho phép”.

Trong khi đó, một số đồng minh phía đông của Ukraine muốn từ “lời mời” hoặc “mời” được đưa vào NATO.

Tại hội nghị, các cuộc đàm phán của NATO cũng tập trung vào những điều kiện mà Ukraine sẽ phải đáp ứng để gia nhập NATO cũng như cách thức giám sát tiến trình thực thi của Kiev.

Các điều khoản chính thức của tuyên bố vẫn chưa được thống nhất hoặc tuyên bố công khai, nhưng NATO dự kiến ​​sẽ nâng cấp ủy ban Ukraine – NATO hiện có lên cấp hội đồng. Cơ quan này sẽ cung cấp cho Kiev một ghế bình đẳng trong các cuộc thảo luận ở NATO và khả năng triệu tập các cuộc họp để tham vấn khủng hoảng.

Bên cạnh đó, các nước thành viên NATO được cho có thể sẽ thông qua tuyên bố đa phương, bao gồm cam kết riêng của từng quốc gia trong việc cung cấp quân sự hiện có cho Kiev, đảm bảo cho việc huấn luyện quân đội Ukraine, chia sẻ thông tin tình báo và hỗ trợ cải cách chính sách quốc phòng.

Hôm 10/7, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói có nhiều đề xuất khác nhau trên bàn, bày tỏ tin tưởng rằng các thành viên sẽ có sự thống nhất và đưa ra thông điệp mạnh mẽ về Ukraine.

“Điều tôi tin là Ukraine sẽ trở thành một thành viên của liên minh này và vị trí hợp pháp của Ukraine là ở NATO. Các đồng minh sẽ quyết định khi nào là thời điểm thích hợp… So với năm 2008, Ukraine giờ đã gần gũi hơn với NATO rất nhiều”, ông Stoltenberg cho hay.

Tổng thư ký Stoltenberg cũng cho biết ông đã đề xuất Ukraine có thể bỏ qua Kế hoạch hành động trở thành thành viên (MAP) – một quá trình đáp ứng các mục tiêu chính trị, kinh tế và quân sự.

Thủ đô Vilnius của Litva sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh NATO từ ngày 11-12/7. Vào ngày 19/6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ không thảo luận về lời mời chính thức, mà là cách thức để “đưa Ukraine đến gần NATO hơn”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới