Trong chiến tranh hiện đại lực lượng không quân, tên lửa có vai trò hết sức quan trọng thậm chí là lực lượng quyết định thành bại của chiến trường. Vì thế các nước đều rất chú trọng đến lực lượng phòng không để ngăn chặn sự tấn công bằng không quân và tên lửa của đối phương. Trong đó bên cạnh vũ khí thì nghệ thuật tác chiến lại có vị trí then chốt.
Thế kỷ XX đã chứng kiến sự đối đầu về vũ khí của Mỹ và Liên Xô trong cuộc chiến giữa các nước Ả Rập và Israel và trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.
Liên Xô khi ấy đã viện trợ không quân, tên lửa cho các nước Ả Rập, trong đó tên lửa không chỉ có SAM2 mà còn có cả SAM3. Ngay từ đầu cuộc chiến, Israel đã dùng không quân đánh phá tất cả các sân bay, làm tê liệt lực lượng không quân của đối phương. Tiếp đó, Israel đã dùng không quân đánh phá các mục tiêu quân sự khác. Các nước Ả Rập mặc dù có lực lượng phòng không hiện đại, đặc biệt là tên lửa SAM2, SAM3 nhưng đã phải bất lực và chịu thất bại trước Israel.
Tại cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng là vũ khí của Liên Xô, thậm chí tên lửa của Việt Nam chỉ là SAM2, máy bay là MIG17, 19, 21 nhưng đã tạo thành thế trận phòng không hiệu quả với tầm thấp, tầng cao. Thậm chí dùng cả súng bộ binh như súng trường, súng máy để đánh địch ở tầm thấp, nhiều máy bay Mỹ đã bị loại vũ khí này bắn rơi.
Ở tầng cao pháo cao xạ và tên lửa giữ vai trò quyết định. Mỹ thực hiện chiến dịch tập kích bằng B52 và các loại máy bay tiêm kích, cường kích hiện đại nhất và Hà Nội, Hải Phòng trong khi Việt Nam về tên lửa chỉ có SAM2 với số lượng có hạn. Theo tính toán của Mỹ chỉ có SAM3 mới có thể đánh B52 hiệu quả. Vì thế, có tướng Mỹ đã cho rằng với chiến dịch tập kích đường không bằng vũ khí hiện đại thì chỉ trong thời gian ngắn Mỹ sẽ đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá. Nhưng với nghệ thuật tác chiến độc đáo, sự thông minh sáng tạo lực lượng phòng không Việt Nam trong 21 ngày đã bắn rơi gần 1/3 lực lượng B52 của Mỹ. Không chỉ Mỹ mà ngay cả Liên Xô cũng ngỡ ngàng trước nghệ thuật phòng không tài tình của Việt Nam.
Cuộc chiến tranh ở Ukraine một lần nữa lực lượng không quân và tên lửa của Ukraine bao gồm vũ khí từ thời Liên Xô và vũ khí hiện đại của Mỹ và các nước đồng minh phương Tây đã đối đầu với vũ khí Nga cũng bao gồm vũ khí thời Liên Xô và vũ khí mới của Nga.
Mặc dù có lực lượng phòng không hùng hậu, bên cạnh các vũ khí từ thời Liên Xô và vũ khí tối tân do Mỹ và NATO cung cấp như Patiot, IRIS-T hay NASAMS nhưng Ukraine đã chịu nhiều tổn thất và tỏ ra bất lực trước vũ khí và nghệ thuật tác chiến của Nga. Thất bại của Ukraine chính là thất bại về nghệ thuật tác chiến. Từ cuộc chiến ở Ukraine Mỹ và đồng minh đã rút ra được nhiều bài học.
Tháng 12 năm 2022, 17 quốc gia trong khu vực đã tham gia sáng kiến “Lá chắn bầu trời châu Âu do Đức dẫn đầu”.
Ngày 18 tháng 8 năm 2023 tại cuộc hội thảo do Mỹ tổ chức, tướng James Hecker Tư lệnh không quân Mỹ tại châu Âu (USAFE) và Bộ Chỉ huy không quân Đồng minh của NATO đã thừa nhận Mỹ và đồng minh đã thu được nhiều bài học quý giá từ xung đội tại Ukraine để áp dụng vào cuộc chiến tại châu Âu trong tương lai.
Tướng Hecker cho rằng: “Bài học chính ở đây là Mỹ và NATO cần phải tìm ra phương pháp để đánh bại các hệ thống phòng không mạnh của đối phương”.
Phương pháp ở đây chính là nghệ thuật tác chiến trong chiến tranh hiện đại.
H.L