Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm thứ Ba ngày 22/8 cho biết: Trung Quốc đặt ra thách thức đối với các nguyên tắc cơ bản, về cách mọi người chung sống trên thế giới này.
Trong bài phát biểu qua video trước cơ quan nghiên cứu chính sách đối ngoại của Úc – bà Baerbock cho biết, kinh nghiệm của Úc về các lệnh cấm thương mại do Trung Quốc áp đặt đã ảnh hưởng đến sự thay đổi chính sách của Đức đối với Bắc Kinh.
Bà nói với Viện Lowy: “Trung Quốc đã thay đổi và đó là lý do tại sao chính sách của chúng tôi đối với Trung Quốc cũng cần phải thay đổi.
Theo Ngoại trưởng Đức, mặc dù Trung Quốc là đối tác về chống biến đổi khí hậu, thương mại và đầu tư nhưng họ lại là “đối thủ khi xét đến những nguyên tắc cơ bản nhất về cách mọi người cùng chung sống trên thế giới này”. Bà nói:
“Những gì chúng ta thấy là sự xuất hiện của một thế giới với sự cạnh tranh mang tính hệ thống ngày càng tăng, trong đó một số chế độ chuyên quyền tìm cách bẻ cong trật tự quốc tế để tăng phạm vi ảnh hưởng của họ, không chỉ sử dụng sức mạnh quân sự mà còn cả sức mạnh kinh tế”.
Bà Baerbock nói thêm rằng, nhiều quốc gia đang quay sang Trung Quốc vì họ thiếu các lựa chọn thay thế và Đức muốn thay đổi điều này.
Ngoại trưởng Baebock cho biết, Đức sẽ không thúc đẩy sự đối đầu mới giữa các khối, nhưng sẽ đa dạng hóa các đối tác thương mại và giảm thiểu rủi ro.
Bà nói: “Chúng tôi đã đau đớn nhận ra rằng sự phụ thuộc một chiều vào năng lượng nhập khẩu của Nga đã khiến chúng tôi dễ bị tổn thương như thế nào. Chúng tôi không muốn lặp lại sai lầm đó”.
Theo vị quan chức của chính quyền Berlin, Đức muốn thiết lập nguồn cung cấp trực tiếp đất hiếm và lithium được khai thác ở Úc, nhưng cần phải giảm bớt “đường vòng đầy rủi ro” mà hầu hết lithium của Úc phải được xử lý ở Trung Quốc.
Úc, nơi sản xuất một nửa lượng lithium của thế giới, đang tìm kiếm đầu tư nước ngoài để thiết lập cơ sở chế biến trong nước. Úc đã chặn hai khoản đầu tư của Trung Quốc vào các công ty đất hiếm trong năm nay.
Nhấn mạnh tầm quan trọng kinh tế của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đối với châu Âu, Baerbock cho biết một nửa số tàu container đi qua eo biển Đài Loan.
Bà nói thêm: “Bất kỳ sự thay đổi đơn phương nào đối với hiện trạng trên eo biển Đài Loan đều không thể chấp nhận được, thậm chí còn hơn thế nếu điều này bao gồm các biện pháp cưỡng chế hoặc quân sự”.
T.P