Saturday, November 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ: Từ sáng kiến “Vành đai-con đường” đến sáng kiến “Phát triển...

TQ: Từ sáng kiến “Vành đai-con đường” đến sáng kiến “Phát triển toàn cầu”

Năm 2013 Trung Quốc tuyến bố chiến lược “Vành đai-con đường” (BRI). Đây là thời kỳ khi thế giới đang vật lộn để phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trung Quốc đã sử dụng BRI để tiếp cận nguyên liệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm của mình, là phương tiện để Trung Quốc kết nối, liên kết với nhiều nước trước hết là các nước khu vực Nam bán cầu.

Đây cũng là thời điểm Mỹ triển khai chiến lược “xoay trục sang châu Á”, chuyển sự chú ý từ Trung Đông sang châu Á – Thái Bình Dương nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Mỹ ra sức cảnh báo các nước mà Trung Quốc muốn đầu tư về nguy cơ bẫy nợ của Trung Quốc, về sự phụ thuộc vào Trung Quốc, phải theo sự chỉ đạo của Trung Quốc khi đã rơi vào bẫy nợ. Mỹ cũng cảnh báo sự phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế sẽ dẫn đến sự phụ thuộc về chính trị và quân sự.

Những cảnh báo và các hoạt động nhằm cản trở Trung Quốc trong chiến lược “vành đai – con đường” của Mỹ đã có hiệu quả nhất định. Một số nước đã ký thỏa thuận với Trung Quốc đã phải dừng để xem xét lại thậm chí hủy bỏ hợp tác đầu tư, điển hình như Malaysia.

Trước những khó khăn khi triển khai chiến lược “Vành đai – con đường”, tháng 9 năm 2021 chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố sáng kiến “Phát triển toàn cầu” tại kỳ họp lần thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Sáng kiến “Phát triển toàn cầu (GDI)” ra đời vào thời điểm đại dịch Covid-19 đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc và nhiều dự án cơ sở hạ tầng ở các nước thuộc chiến lược BRI bị giảm tới 20%, từ 60,5 tỉ USD năm 2020 xuống còn 56,5 tỉ USD vào năm 2022.

GDI được công bố vào thời điểm mà vấn đề thâm hụt ngân sách của chính phủ Trung Quốc trở lên nghiêm trọng hơn. Trung Quốc chủ trương chuyển từ đầu tư tài sản cố định vào các dự án đầu cơ không bền vững sang các dự án bền vững và có lợi nhuận cao hơn.

Nếu như BRI thường bị chỉ trích là lấy Trung Quốc làm trung tâm, ưu tiên chủ nghĩa đa phương thì GDI được công bố tại Liên Hợp Quốc với mong muốn đặt được một thỏa thuận đa phương. Trung Quốc cũng tuyên bố là GDI hướng đến các dự án liên quan đến giảm nghèo, ứng phó với đại dịch, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và kinh tế kỹ thuật số.

Chính vì vậy dù mới ra đời chưa được hai năm đã có hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế thể hiện sự ủng hộ với GDI và gần 70 quốc gia đã tham gia “Nhóm những người bạn của GDI”.

Trung Quốc rất nhanh nhậy trong việc thay đổi chính sách có tính toàn cầu để mở rộng ảnh hưởng toàn cầu vươn lên vị trí số một thế giới.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới