Sunday, November 17, 2024
Trang chủBiển nóngNếu Asean không đoàn kết thì mất sạch về tay TQ

Nếu Asean không đoàn kết thì mất sạch về tay TQ

Trung Quốc không thể chơi trò hai mặt khi là thành viên chính thức phê chuẩn UNCLOS nhưng lại từ chối quy định của nó.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken, ảnh: AP.

Reuters ngày 29/4 đưa tin, hôm Thứ Năm Mỹ lên tiếng kêu gọi các nước Đông Nam Á đồng loạt lên tiếng bảo vệ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA trong vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông.

Washington đồng thời khẳng định, Trung Quốc có nguy cơ mất uy tín khủng khiếp nếu vẫn cố chấp bỏ qua phán quyết của PCA. Dự kiến phán quyết có thể được PCA đưa ra trong vài tuần tới và chống lại yêu sách bành trướng của Trung Quốc với gần như toàn bộ Biển Đông.

Phán quyết của PCA được cho là sẽ có lợi cho Philippines và tăng đáng kể căng thẳng vì Trung Quốc, mặc dù là thành viên UNCLOS nhưng vẫn bác bỏ phán quyết và thẩm quyền hợp pháp của PCA.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Hạ viện, Trung Quốc không thể chơi trò hai mặt khi là thành viên chính thức phê chuẩn UNCLOS nhưng lại từ chối quy định của nó, bao gồm cả tính chất ràng buộc của bất kỳ cơ quan tài phán quốc tế nào.

Ông cũng cho biết, Hoa Kỳ đã rất nỗ lực để hỗ trợ ASEAN trở thành tổ chức “sức mạnh phải lớn hơn số lượng” để giải quyết các vấn đề khó như Biển Đông.

Ông nhắc lại, bên lề hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại Sunnylands, Tổng thống Obama cùng lãnh đạo 4 nước ASEAN có yêu sách ở Biển Đông nhất trí, tranh chấp nên giải quyết một cách hòa bình và thông qua phương tiện pháp lý.

Trung Quốc vẫn bất chấp thủ đoạn chống PCA đến cùng, học giả Úc hiến kế chế ngự bành trướng

South China Morning Post ngày 29/2 đưa tin, Trung Quốc đang đẩy mạnh các chiến dịch ngoại giao vận động hành lang chống lại phán quyết của PCA. Ông Tập Cận Bình đã có mặt tại Hội nghị Các biện pháp xây dựng lòng tin và hợp tác châu Á lần thứ 5, trong đó nêu bật các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết với các nước liên quan trực tiếp.

Nhưng trước đó ông Bình nói, Trung Quốc sẽ không nhân nhượng về yêu sách chủ quyền và tham gia trực tiếp.

Bắc Kinh tuyên bố đã đạt được ủng hộ từ Belarus và Pakistan khi hai nước khẳng định họ không phải quốc gia yêu sách, họ tôn trọng lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này. Trung Quốc muốn tiếp cận cả các nước châu Âu và châu Phi để củng cố mặt trận chống PCA.

Ngày 29/4 Bloomberg dẫn báo cáo của Ashley Townshend và Rory Medcalf, hai học giả Úc được Viện Lowy đăng tải hôm nay cho biết, Trung Quốc đã quân sự hóa nghiêm trọng Biển Đông và hiện không có cách nào hữu hiệu buộc Bắc Kinh trả lại nguyên trạng. Tuy nhiên các bên cần hiệp đồng, hành động cứng rắn không để tình trạng này tiếp tục lan tràn, đặc biệt là ở Trường Sa.

Để chống lại các hành vi bành trướng, các quốc gia quan tâm nên áp dụng các biện pháp áp đặt cái giá Trung Quốc phải trả trực tiếp và giản tiếp, bao gồm: Tăng cường và mở rộng các biện pháp xây dựng lòng tin hiệu quả trên biển, trên không giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Trung Quốc với ASEAN.

Các nước phải thực thi quyền tự do hàng hải hàng không bên trong 12 hải lý các thực thể Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo hòng đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Phát triển khả năng phòng thủ trên biển để đối phó với sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Chung sức với Philippines bảo vệ phán quyết của PCA, liên tục kêu gọi Bắc Kinh gương mẫu chấp hành.

RELATED ARTICLES

Tin mới