Trung Quốc đã triệt phá một đường dây vạch trần tội lỗi một người được mệnh danh là “ông trùm tập đoàn thế lực đen” lớn nhất Trung Quốc. Một đại án tham nhũng với số tiền phải mang đi cân vì đếm không nổi. Đó là Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an.
Chu Vĩnh Khang xuất thân từ ngành dầu khí. Năm 1999, ông ta được điều về làm Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên. Ngoài tội tham nhũng ông ta rất giỏi xây dựng thế lực. Mặc dù bị các lãnh đạo tỉnh Tứ Xuyên khác phản đối, nhưng Chu vẫn thành công trong việc dựng người của mình vào các chức vụ quan trọng của tỉnh. Dần dần, ông ta thay máu hết dàn lãnh đạo chủ chốt. Chỉ trong 3 năm, Chu đã hô biến tỉnh Tứ Xuyên thành vùng đất nằm trong lòng bàn tay của ông ta.
Năm 2013, khi bắt đầu điều tra về vụ án Chu Vĩnh Khang, người ta mới thanh tra lại và phát hiện có 9.900 hồ sơ được lập và 10.000 đảng viên bị điều tra. Đây được xem là trận “động đất chốn quan trường” khiến vây cánh của Chu Vĩnh Khang bị loại bỏ. Nhưng đó mới chỉ là trong phạm vi cấp tỉnh.
Năm 2002, Chu được cân nhắc một ghế trong Bộ Chính trị. Tuy nhiên, lúc đó người ta đồn rằng ông ta có thể giữ một trong hai ghế là Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Phó Thủ tướng. Sự kiện khủng bố ở Mỹ ngày 11/9 khiến thế giới rúng động được cho là đã khiến các lãnh đạo Trung Quốc cân nhắc kỹ hơn: cần một người lão luyện trong lĩnh vực an ninh để làm Bộ trưởng Công an.
Vì lẽ đó Chu Vĩnh Khang được bổ nhiệm, bởi khi còn làm ở ngành dầu khí, ông này đã có cách quản lý nhân sự rất tốt.
Mà đương nhiên là tốt chứ không thì làm sao có tới 10.000 người bị điều tra liên quan đến ông ta chỉ trong có 3 năm làm Bí thư ở Tứ Xuyên. Vậy là từ năm 2002 đến 2007, Chu Vĩnh Khang đã giữ chức vụ Bộ trưởng Công an Trung Quốc. Sau khi làm Bộ trưởng, Chu Vĩnh Khang lại được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị, đảm nhiệm chức Bí thư Ủy ban Chính pháp đầy quyền lực, quản lý toàn bộ hệ thống an ninh, công an, tòa án, kiểm sát. Ông ta cũng trở thành Bí thư quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. Từ đâu, ông ta đã leo lên đến đỉnh cao quyền lực, không ai dám đụng vào. Nào ngờ, năm 2013, trong chiến dịch thanh trừng tham nhũng của ông Tập Cận Bình, Chu Vĩnh Khang đã trở thành mục tiêu tối quan trọng. Khi điều tra ra thì một gia tộc họ Chu với đầy những điều đen tối đã được đưa ra ánh sáng.
Đầu tiên tài sản khủng của Chu: là một quan chức hưởng lương, thế nhưng ông ta có tới 29 khu nhà tại 12 tỉnh thành khác nhau. Để tổ chức khám xét, Trung Quốc đã phải thực hiện tới ba đợt khám với hàng trăm người tham gia. Kết quả là Chu Vĩnh Khang sở hữu khối tài sản khiến người dân Trung Quốc nào nghe cũng phải choáng, được đứng tên bởi vợ con, anh em, họ hàng từ gần đến xa. Chu sở hữu tới 326 căn nhà, thực ra là biệt thự, bởi tổng giá trị của những căn nhà này lên đến 50 nghìn tỷ đồng tiền Việt (đây là giá trị tiền năm 2013). Tính trung bình, mỗi căn nhà có giá 17 tỷ đồng. Trong những căn nhà này, cơ quan điều tra khám xét được gần 48 tấn vàng. Còn về tiền mặt thì nặng đến hàng tấn, giá trị 5.000 tỷ đồng, thêm 3 triệu đôla, 6.600 Euro, 110.000 bảng Anh, 550.000 franc Thụy Sĩ và nhiều ngoại tệ khác. Chu còn sở hữu 55 bức tranh quý, một số lượng lớn đồ cổ và thư pháp, ước tính giá trị khoảng 32.000 tỷ đồng. Siêu xe Chu có 62 chiếc đắt tiền. Tuy nhiên, số tiền và tài sản khám xét ở nhà không đáng là bao so với số tiền trong ngân hàng và các khoản đầu tư.
Cụ thể, ông ta có tới 947 tài khoản ngân hàng nội tệ, 117 tài khoản ngân hàng ngoại tệ tại 133 ngân hàng trên khắp Trung Quốc, với tổng số tiền lên đến 118.000 tỷ tiền Việt. Riêng chỗ tiền này đã nhiều gấp 6 lần số tiền của người giàu nhất Việt Nam vào năm 2013 là ông Phạm Nhật Vượng với 19.000 tỷ đồng.
Tiếp nữa, Chu Vĩnh Khang cũng có cổ phần ở hàng nghìn công ty khác nhau, với tổng giá trị lên đến 163.000 tỷ. Ngoài tiền, vàng, bạc ông ta cũng để ở nhà 27 khẩu súng các loại và 11.000 viên đạn.
Trên báo Đầu tư có thông tin cho rằng Chu Vĩnh Khang có đến 400 người phụ nữ được gọi là “quà tặng” của các quan chức. Ông ta phải dành riêng 6 căn nhà để vui vẻ với hàng trăm người phụ nữ này.
Phần con người: Chu Vĩnh Khang cực kỳ giỏi trong việc xây dựng vây cánh, nên không có gì ngạc nhiên khi ông ta bị hạ bệ thì cũng có tới hàng trăm quan chức bay màu theo ông ta. Không tính 10.000 người bị kỷ luật tại Tứ Xuyên, vụ án Chu Vĩnh Khang đã khiến 313 người rơi vào vòng lao lý, hầu hết là những đại gia, hoặc quan chức lớn. Chu Vĩnh Khang là người từng giữ chức vụ cao nhất trong Đảng cộng sản Trung Quốc từng bị điều tra cho đến lúc đó, bởi ông ta từng giữ ghế trong Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, bay màu cùng với Chu có tới 11 Thứ trưởng, 56 lãnh đạo cấp sở, vụ và cấp tỉnh, rất nhiều người là cán bộ nhà nước. Việc điều tra Chu Vĩnh Khang đã trở thành cơn “địa chấn” với đất nước Trung Quốc và cũng khiến các bộ ngành của Trung Quốc rối loạn. Ví dụ như Bộ An ninh được giao điều tra vụ án, nhưng trong quá trình điều tra thì không ngờ lại chính cái Bộ này có một ông Thứ trưởng là tay chân của Chu Vĩnh Khang, vậy là ông Tập phải ngay lập tức bắt và thay người khác.
Sau khi Chu và tay chân bị bắt, ai cũng nghĩ rằng chắc chắn sẽ có một bản án tử dành cho ông ta. Thế nhưng khi tòa tuyên án, nhiều người thấy rất khó hiểu, Chu bị tuyên phạm tội làm lộ bí mật quốc gia! Tòa án được xử kín xử, trong bí mật, vì nó chứa đựng bí mật quốc gia. Cuối cùng thì ông ta bị kết án chung thân. Toàn bộ tài sản của ông ta bị tịch thu.
T.P