Saturday, October 5, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao Ukraina thành như ngày nay

Tại sao Ukraina thành như ngày nay

Tại sao nước Nga lại cần có Ukraina bằng mọi giá? Bỏ qua những phân tích về địa chính trị, kinh tế và tiềm lực quân sự, có một thuyết âm mưu khá thú vị về việc Nga cần Ukraina để khôi phục lại nền văn hóa cổ xưa một Đế quốc Nga phiên bản hiện đại. Vậy câu chuyện này rốt cuộc là như thế nào?

8 giờ tối Chủ Nhật ngày 8/12/1991, Mikhail Gorbachev – Tổng thống Liên Xô đã nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Cuộc gọi này được gọi từ cabin đi săn trong khu rừng Belovez tươi đẹp bởi Stanislav Shushkevich – lãnh đạo của Belarus – để thông báo rằng hành trình của Liên Xô đã kết thúc. Khi đó tại nước Nga, cuộc tranh đấu giữa Gorbachev và Yeltsin diễn ra vô cùng căng thẳng. Trong khi Gorbachev chủ trương thực hiện một cuộc cải cách để khôi phục Liên Xô, Yeltsin lại muốn tách nước Nga ra khỏi mớ hỗn độn đó, các quốc gia khác cũng sẽ độc lập như vậy. Cuộc gọi của lãnh đạo Belarus đã cho thấy Yeltsin đã chiến thắng và Liên Xô sẽ kết thúc.

Yeltsin cùng với Shushkevich muốn mời gọi Leonid Kravchuk – Tổng thống Cộng hòa Ukraina – để nhanh chóng hoàn thành việc chia tách và phân chia lợi ích hậu Liên Xô. Ukraina cho tới tận thế kỷ thứ 19, chưa bao giờ là một lãnh thổ được xác định rõ ràng. Đồng thời vẫn luôn ở nơi cư trú của nhiều dân tộc khác nhau với sự chia rẽ sâu sắc về văn hóa. Yeltsin hy vọng rằng những lập luận và niềm tin về dân chủ cũng như tự do sẽ giải quyết được những vấn đề mâu thuẫn này. Việc Ukraina được độc lập sẽ là một điều tốt cho họ và cũng tốt cho cả Nga và Belarus trong điều kiện kinh tế trì trệ, tụt lùi như hiện tại.

Ukraina là quốc gia đông dân và rộng lớn thứ hai trong khối Liên Xô cũ. Sức mạnh kinh tế cũng lớn thứ hai, sức mạnh quân sự cũng lớn thứ hai; sức mạnh công nghiệp đương nhiên lớn thứ hai và gắn chặt với nước Nga.

Vấn đề cần phải giải quyết ở đây là Ukraina độc lập mà vẫn bị ràng buộc với Nga. Lời giải đáp là vũ khí hạt nhân. Toàn bộ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ sẽ được chia làm 4 phần: Nga, Ukraina, Belarus và Kazakhstan sẽ là 4 cái tên được tiếp quản. Tuy nhiên, mọi quyết định phóng tên lửa đều được quyết định tại Moskva. Không phải Nga không muốn ôm trọn số vũ khí đó mà là họ không đủ lực để làm việc đó sẽ đe dọa tới sự tồn vong của nước Nga hậu Xô viết.

Tuy nhiên, ba năm sau sự sụp đổ của nền kinh tế hậu Xô Viết đã khiến hai trong số lãnh đạo tối cao của Nga, Ukraina và Belarus phải rời nhiệm sở.

Tại Belarus, Alexander Lukashenko – người từng điều hành một nông trại tập thể chuyên chăn nuôi heo – đã thắng cử trước Vyacheslav Kebich. Trong lễ mừng nhận chức, ông đã tuyên bố rằng sẽ cải cách toàn bộ nền kinh tế bằng cách đưa nó quay trở lại với trật tự như trước và một phần của Liên Xô đã được quay lại Belarus. Quốc kỳ vốn trước đó được đổi thành màu đỏ và trắng như cờ của nước Cộng hòa Belarus tồn tại ngắn ngủi hồi năm 1918 được chuyển lại một lá cờ gần giống như thời của Liên Xô. Điểm chung lớn nhất giữa Nga, Ukraina và Belarus là từng thuộc Liên Xô và Alexander Lukashenko đã bắt đầu đưa quốc gia của mình quay trở lại với lối mòn đó.

Nhưng chuyện tương tự thì không xảy ra tại Ukraina, nơi mà Kravchuk đã thua trong cuộc bầu cử tổng thống trước Leonid Kuchma – một nhà quản lý công nghiệp giỏi thời Xô Viết, Từ đó tới nay Ukraina đã ngày càng xa rời những giá trị Xô Viết mà ai cũng thấy rõ.

Còn tại nước Nga, từ sau ngày Liên Xô sụp đổ, quyền lực tối cao bị Yeltsin thâu tóm. Yeltsin đã trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Nga nhưng sự tranh đấu phe phái giữa ông ta và những phe đối lập khiến nước Nga chìm trong hỗn loạn. Năm 1994, Yeltsin đã không tham gia tranh cử vì tới năm 1996 ông ta mới hết nhiệm kỳ. Nhưng trước đó một năm, năm 1993, ông ta cùng với phe của mình đã phải đối mặt với cuộc nổi dậy của hàng loạt các phái chống phương Tây, chống lại sự dân chủ mà ông ta luôn muốn đem đến cho nước Nga. Nước Nga hậu Xô Viết bị tham nhũng, nghèo đói dày vò tới cùng cực. Yeltsin vốn là một kẻ thức thời, ông ta đã lợi dụng điều đó để gieo rắc vào đầu mỗi người dân sự ảo vọng về một nền dân chủ. Thế nên, mặc dù ông ta có nã thẳng pháo vào tòa nhà Quốc hội để giải quyết xung đột thì người dân vẫn nhiệt thành ủng hộ. Trưng cầu dân ý cũng lập tức nổ ra, giúp cho quyền lực của Tổng thống Yeltsin tăng lên đáng kể. Thế nhưng, ngược lại với những điều đó, nước Nga giữa thời của Yeltsin vẫn ngày càng xa rời những giá trị của Liên Xô.

Đến lúc này ba quốc gia vẫn chẳng có thứ gì ràng buộc lẫn nhau ngoại trừ một thứ mang tên vũ khí hạt nhân. Nhưng đâu đó tại miền Nam Ukraina, bán đảo Crimea vẫn luôn nằm trong sự thèm khát của người Nga để có thể duy trì đường biên giới lúc đó bao gồm cả Crimea. Ukraina đã buộc phải buông tay vũ khí hạt nhân. Giác thư Budapest được ký kết cho thấy Nga, Mỹ và Anh cam kết nền độc lập cho Ukraina nhưng đổi lại là kho vũ khí hạt nhân của Kiev sẽ do Moskva quản lý. Ukraina không những không buồn mà còn thể hiện sự biết ơn của mình. Các giá trị phương Tây đã ngày càng phổ biến trong lòng quốc gia này trong khi tại nước Nga sự dân chủ dưới thời của Yeltsin chỉ là vỏ bọc. Một thời kỳ tăm tối được mở ra khiến cho xã hội hỗn loạn trong suốt những năm sau đó. Nhưng Yeltsin vẫn mù quáng tin rằng người Nga đang hạnh phúc vì họ đang được sống trong sự dân chủ thay vì bao cấp. Niềm tin này ngày càng được củng cố mãnh liệt khi tại phía Tây Ukraina, dưới sự giúp sức của Phương Tây, đang trên đà trở thành một quốc gia giàu có. Sự dân chủ giống như một sợi dây hoàn hảo để trói chặt Nga và Ukraina lại. Hai cái tên đại diện cho Liên Xô một thời giờ đây đang ngày càng xa rời những giá trị xưa cũ, chẳng có một chút khái niệm nào về giá trị Nga dưới thời của Yeltsin.

Nhưng sự thật đã chứng minh, Yeltsin đã hoàn toàn sai lầm. Nếu như trước kia, sai lầm trong cơ cấu bao cấp đã khiến nền kinh tế của Liên Xô sụp đổ thì tới thời điểm đó, nền kinh tế dân chủ cũng chẳng giúp gì cho nước Nga, ngoài việc gieo vào đầu họ những ảo mộng huyễn hoặc. Định mệnh đã sắp đặt rằng: chỉ có ai trung hòa được 2 thứ: sự dân chủ và những giá trị xưa cũ của nước Nga và Liên Xô thì người đó nó có thể thành công. Và con người đó cuối cùng cũng đã xuất hiện. Vladimir Putin đã thay đổi tất cả mọi thứ.

Theo ông Brzezinski, nhà ngoại giao Mỹ gốc Balan kiêm cựu cố vấn an ninh quốc gia khi trả lời câu hỏi nước Nga là gì, đã đưa ra một luận điểm đầy thú vị như sau: Nga có thể là một đế chế hoặc một nền dân chủ, nhưng không thể là cả hai. Theo quan điểm của vị chính khách này, Liên Xô giống như một phiên bản update của đế quốc Nga thời kỳ hiện đại – nơi mà văn hóa Nga ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ Đông Âu và sự sụp đổ của Liên Xô giống như sự sụp đổ của một nước Nga hiện đại hơn là sự sụp đổ của một liên minh. Nước Nga phải đứng giữa hai con đường Dân chủ hay Đế chế. Nhưng có vẻ như Brzezinski đã nhầm, Nga Xô Viết đã sụp đổ vào năm 1991, còn Nga dân chủ kiểu cực đoan như thời của Yeltsin cũng đã gần như sụp đổ vào năm 1999. Đúng ra, nước Nga cũng đã phải chọn một trong hai, thế nhưng cuối cùng thì Vladimir Putin đã xuất hiện và tuyên bố: chỉ có trẻ con mới chọn, còn người lớn sẽ lấy cả hai. Vị tổng thống của nước Nga chủ trương xây dựng một đế chế tràn ngập sự dân chủ. Nghe có vẻ là buồn cười, nhưng đó thì lại đang là sự thật.

Một nền kinh tế mà trong đó nhà nước nắm giữ những ngành kinh tế chủ đạo, cốt lõi, còn lại sẽ do tư nhân quản lý. Nghĩa vụ của họ là phải ngoan và đóng thuế đầy đủ cho nhà nước. Cái đó giống kiểu dân chủ một cách có kiểm soát. Nước Nga tồn tại như vậy trong hơn 10 năm, nền kinh tế được khôi phục lại trong khi vị thế của chính quyền ngày càng được củng cố. Dân chủ đã xong và giờ là khi mà họ thực hiện giấc mộng Đế chế.

Ngay khi ngồi lên ghế tổng thống, ông Putin đã lập tức cho khôi phục bản Quốc ca Liên Xô. Nhưng đó không phải là khởi đầu cho sự trở lại của nền kinh tế tập trung, mà đó là dấu hiệu cho thấy nhà nước đang có quyền lực mạnh hơn trở lại. Đầu tiên là dẹp loạn Chechnya, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà Nga muốn. Họ muốn nhiều hơn vậy về phía Tây và cụ thể là Ukraina.

Từ những năm đầu thế kỷ 21, ông Putin đã thẳng tay trừng trị Ukraina bằng thứ duy nhất mà người Nga có khi đó: chính là dầu khí. Nhưng đổi lại cái quan hệ giữa họ ngày càng rạn nứt. Hàng loạt câu chuyện lịch sử được đảo lại từ việc Stalin gây ra nạn đói, hay việc Hồng Quân bắn hạ những người lính Ukraina theo phe phát xít trong Thế chiến 2; hoặc những vụ trục xuất bắt buộc rời quê hương. Ví dụ như người Tatar bị trục xuất khỏi Crimea hay những người Tây Ukraina thuộc sắc tộc Đức để thay thế bằng những người Nga; hoặc là hàng đống các thuyết âm mưu về vụ nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl nhằm đầu độc Ukraina.

Dẫu chẳng biết được những thứ kể trên có thật hay không nhưng nó vẫn reo rắc một sự thù hận với nước Nga vào trong lòng người dân Ukraina. Tứ đó, mộng thoát Nga một cách cực đoan bằng cách dựa dẫm vào các thế lực phương Tây đã nảy nở như một rừng hoa.

Nhưng ở bên kia chiến tuyến, Nga cũng không để cho người hàng xóm muốn làm gì thì làm. Trong suốt một thời gian dài, dù đã cố gắng nhưng họ vẫn thất bại. Năm 2004, khi một ứng cử viên thân Nga là Victor Yanukoyych đắc cử tổng thống Ukraine, một cuộc biểu tinh lớn đã nổ ra và ông này bị lật đổ chỉ trong vòng nháy mắt. Một ứng cử viên khác có xu hướng thân phương tây là ông Viktor Yushchenko đã ngồi vào cái ghế đó. Sự kiện này sau này được biết đến với cái tên là “cách mạng Cam”.

Nước Nga dưới thời của Putin bắt đầu muốn mang tới những giá trị xưa cũ quay về, nhưng ở biên giới phía Tây của họ, làn sóng dân chủ đang cuộn trào mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không chỉ có Ukraine, một cuộc nổi dậy tương tự diễn ra ở Georgia, Cách mạng Hoa hồng đã tạo ra thêm một quốc gia thân với phương Tây khác trên biên giới của Nga. Nhưng nước Nga cũng chỉ đành bất lực quan sát, vì đơn giản khi đó họ quá yếu. Suốt những năm sau này, các cuộc cách mạng màu nở rộ như một rừng hoa độc trên khắp châu Âu, tàn phá toàn bộ những giá trị còn sót lại của Liên Xô.

Tuy nhiên, tại nước Nga, đất nước xứ Bạch Dương cũng đang dần mạnh lên. Lưỡi gươm của họ cũng đang sắc dần. Nhưng đen đủi đến với họ. Gươm đã tuốt nhưng không thể chém xuống. Năm 2008, dưới sự hậu thuẫn của Moscow, Abkhazia và Nam Ossetia đã đòi ly khai khỏi Georgia và bị đàn áp một cách dã man. Tại nước Nga, người cầm gươm của họ, ông Putin đã buộc phải rời nhiệm sở vì hết nhiệm kỳ. Nhưng thật may mắn, năm tháng sau khi đắc cử, người thay thế Putin, Dmitry Medvedev đã chém nhát gươm chí mạng đó xuống. Chiến tranh chớp nhoáng tại Georgia diễn ra như một cơn lốc, giống như một lời tuyên bố với cả Mỹ và phương Tây rằng đã tới lúc nước Nga đứng lên. Moscow cũng có thể can thiệp vào các cuộc ly khai và cách mạng màu không được phép xuất hiện tại Đông Âu. Vị thế của nước Nga từ hôm đó đến nay đã thay đổi rất nhiều.

Sau một thời gian dài phải nhường lại ghế cho tổng thống Dmitry Medvedev, ông Putin đã quay trở lại vị trí tối cao vào năm 2012 khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đang bóp nghẹt nước Nga. Hay tin Putin trở lại nhiệm sở cùng với sự hung hăng ngày càng gia tăng của Nga tại Georgia, phương Tây càng đặc biệt quan tâm tới Ukraina. EU sau đó đã đề xuất một hiệp định liên kết cho phép người dân Ukraina được hưởng những lợi ích của một thỏa thuận thương mại tự do sâu sắc và toàn diện, cũng như quyền tự do đi lại khắp châu Âu.

Một năm trước đó, một nhóm các nhà kinh tế đã nói với Putin rằng, một liên minh thuế quan với Ukraina sẽ là một bước đi thông minh. Hơn nữa, một thỏa thuận như vậy sẽ ngăn cản sự liên kết của Ukraina với EU. Theo đuổi nó là cách để Putin đạt được 3 mục tiêu của một lúc đó là đẩy lùi phương Tây, thứ hai là trao cho Nga một chiến thắng chứng tỏ tầm quan trọng của nước này, và 3 là Rubik cho nền kinh tế. Đã tới lúc để thống nhất vùng Slav.

Khi ông Putin bay tới Kiev trong chuyến thăm 2 ngày vào tháng 7/2013, trong số những người đi theo ông có cả trưởng cố vấn kinh tế và Đức Thượng phụ giáo hội Chính thống giáo Nga – người có thẩm quyền bao trùm cả Nga và Ukraina. Chuyến đi này trùng hợp với dịp kỷ niệm 1.025 năm ngày Hoàng tử Vladimir của Kiev Rus cùng toàn thể thần dân của Công quốc rửa tội và cải đạo sang Thiên chúa giáo vào năm 988. Sự kiện này được gọi là Lễ rửa tội của Rus’. Cùng với Tổng thống Ukraina thời điểm đó – ông Yanukovych – một người thân Nga, Putin đã tới thăm nhà thờ ở Chersonesus Crimea – được cho là nơi Hoàng tử Vladimir I đã rửa tội. Ông và Đức Thượng phụ còn tới thăm Kiev Pechersk Lavra – trong các hang động được thành cách đây hơn một thiên niên kỷ. Sau buổi tham quan, ông Putin đã đưa ra một tuyên bố là “bảo vệ Tổ quốc chung của chúng ta – Đại Cầm quốc Rus’”.

Điều này có nghĩa là gì?

Là Nga và Ukraina là chung một quốc gia, đều là Đại Công quốc Rus’. Theo như cách lập luận của Putin, đứng trên góc nhìn của người dân thế giới và Ukraina, câu nói của ông Putin chẳng khác nào một lời đe dọa, một ám chỉ về việc Nga có thể sẽ xâm chiếm Ukraina vào một ngày không xa. Nhưng đứng trên góc nhìn của một người Nga, những việc mà ông đã làm, đang làm và sẽ làm chỉ có một mục đích duy nhất: đó là khiến nước Nga vĩ đại một lần nữa.

Một đề nghị hấp dẫn 15 tỷ đô đưa ra để Ukraina ký kết thỏa thuận với Nga, trả trước 3 tỷ đô để họ tạm giải quyết khó khăn kinh tế. Lợi ích này đã vượt xa những gì mà EU có thể cho Ukraina và ông Yanukovych đã đồng ý. Nhưng cùng với cái gật đầu đó, phương Tây đã buộc phải ra tay một lần nữa. Năm 2004 Cách mạng Cam và 10 năm sau đó là Euromaidan. Thật trùng hợp, nó được tạo ra để lật đổ Yanukovych. Ukraina đã trở thành một mớ hỗn loạn và Yanukovych bị lật đổ trong phút mốt. Khi những nhà lãnh đạo của phương Tây còn đang lâng lâng trong men say chiến thắng và nâng ly chúc mừng thì họ hay tin Nga đã đem quân chiếm Crimea một cách chóng vánh. Sau đó, người Nga tiếp tục hậu thuẫn cho các cuộc ly khai ở vùng Donbass, biến cuộc chiến mà họ là nhân tố chính, trở thành một cuộc nội chiến tranh giành nghĩa, mục đích duy nhất là kiểm soát Ukraina.

Ukraina có vai trò đặc biệt quan trọng với Nga khi xét tới vị trí của nước này, vốn được coi là bức tường thành giữa Nga và các nước Đông Âu, cũng như có tầm quan trọng mang tính lịch sử và tính biểu tượng. Ukraina thường được ví như viên đá quý trên vương miện của Liên Xô. Muốn trở thành một đế chế, Nga phải có được Ukraina. Đất nước này đang bị những ông bạn Tây đẩy ra tuyến đầu để chống Nga, hậu thuẫn cho phong trào ly khai và thậm chí là chiến tranh với Ukraina để giúp nước Nga thành công xuất khẩu những xung đột sang quốc gia láng giềng.

Giờ đây, Nga đã gần như có được miền Đông Ukraina – nơi thừa hưởng toàn bộ những tinh hoa của Liên Xô còn sót lại. Một tấm lá chắn, một vùng đệm từ xa đã dần được hình thành che chắn cho nước Nga trước những mối đe dọa từ phương Tây. Giống như một trò chơi để kích thích, Ukraina, Nga và phương Tây như những diễn viên gạo cội: Ukraina càng giãy giụa, Nga càng hưng phấn. Một tay Nga đang đánh Ukraina, còn một tay thì đang giữ van dầu khí khiến cho phương Tây gượng cười trong đau đớn.

Cuối cùng thì ngoài những lý do mà Nga không bao giờ muốn Ukraina thoát khỏi vòng tay liên quan tới địa chính trị và hận thù dân tộc, còn hàng tá lý do khác. Ví dụ như nền công nghiệp phát triển ở phía Đông, tinh hoa của Liên Xô sót lại; tài nguyên thiên nhiên, những đồng bằng máu mỡ,….. Những thứ đó đều quá nhiều kể từ khi cuộc chiến này bắt đầu. Mong rằng, góc nhìn mới này sẽ giúp các bạn cảm thấy thêm những điều thú vị về hai quốc gia này.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới