Trung Quốc đã làm gì để thu hút nhân tài? Dù là một công ty hay một đất nước, cũng phải chú trọng phát triển nhân tài và xem đây là điều cốt lõi dẫn đến thành công.
Trên tấm bia tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn miếu Quốc Tử Giám ở Việt Nam ghi lại câu nói của vị tiến sĩ triều Lê – Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Câu nói này vẫn đúng cho tới bây giờ. Trung Quốc chính là một trong những minh chứng sống, chắc hẳn ai cũng biết Trung Quốc từng là đất nước nghèo khó. Những năm 1960 đất nước này từng chìm trong nghèo đói, theo ước tính, từ năm 1958 – 1961 đã có khoảng 20 đến 43 triệu người chết vì nạn đói. Thế nhưng 60 năm qua, Trung Quốc đã chuyển mình từ một quốc gia nghèo đói thành một cường quốc mà bất kì quốc gia nào cũng phải dè chừng. Phía sau sự phát triển thần kì ấy là rất nhiều chính sách từ kinh tế cho tới xã hội. Một trong những chính sách trọng điểm mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra ngay từ đầu, đó là thu hút nhân tài. Vậy họ đã làm những gì để bộ óc sáng tạo và thông minh phục vụ cho mình?
Trung Quốc quan tâm đến chất lượng hơn là số lượng. Cuộc thi đại học ở Trung Quốc được đánh giá là một trong những cuộc thi đại học khốc liệt nhất thế giới. Bởi số lượng thí sinh dự thi luôn lớn hơn 10 triệu người, nhưng chỉ có khoảng 2% trong số đó là đậu đại học mà thôi. Với các thí sinh, đây chẳng khác gì đấu trường sinh tử khi mà tương lai của họ sẽ được định đoạt trong kì thi này. Cũng chính vì tỉ lệ chọi quá cao nên học sinh Trung Quốc chỉ có lựa chọn duy nhất đó là học ngày học đêm, học cho thật giỏi thì mới có cơ hội để đổi đời. Đây chính là bước đầu tiên trong việc chọn lọc nhân tài. Đề thi vào đại học cũng rất khó, gợi mở tư tưởng của thí sinh. Chẳng hạn như đề thi môn ngữ văn năm 2020 của Bắc Kinh với chủ đề chỉ đúng ba chữ “Một nguồn tin” – bạn hãy liên hệ với cuộc sống để tưởng tượng và viết thành một bài văn trần thuật. Nó bắt buộc người ta phải tư duy và vận dụng hết khả năng sáng tạo thay vì họ thuộc văn mẫu một cách một cách máy móc.
Đào tạo và phân loại được nhân tài rồi, nhưng để giữ chân được những nhân tài này cũng không phải điều dễ dàng. Thực tế là họ từng bị chảy máu chất xám một cách nghiêm trọng, như từ năm 1978 – 2010 Trung Quốc cử 1,9 triệu sinh viên và học giả đi du học, cuối cùng chỉ còn 1,3 trong số đó trở về để phục vụ đất nước số còn lại thì tìm cách định cư hoặc làm việc ở nơi mà họ đã đi du học. Tương tự như chương trình Đường lên đỉnh Australia ở một đất nước khác, nhận ra những rủi ro tiềm ẩn của việc chảy máu chất xám Trung Quốc đã không ngồi yên mà tung ra rất nhiều chính sách để giữ chân và thu hút nhân tài.
Nổi bật nhất là vào năm 2008 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động kế hoạch “Một ngàn nhân tài”`, với mục tiêu là tuyển chọn những chuyên gia, nhà khoa học, nhà kinh tế và chiến lược gia hàng đầu trên thế giới về phục vụ cho đất nước. Những người này sẽ nhận được những chế độ đãi ngộ tuyệt vời bao gồm tiền mặt và nhiều ưu tiên khác, kết quả đã khiến cho chúng ta kinh ngạc. Đó là số lượng giáo sư quay về trong giai đoạn từ năm 2008 – 2016 đã tăng lên gấp 20 lần giai đoạn trước đây, còn với những giáo sư gốc Trung Quốc ở nước ngoài thì sao? Tất nhiên là chính phủ Trung Quốc cũng không thể ngó lơ và nhìn nhân tài của mình phục vụ cho nước khác, vì thế dù biết các giáo sư không thể về nước vĩnh viễn, chính phủ vẫn khuyến khích họ thực hiện những chính sách phục vụ đất nước và đưa ra những ưu đãi vô cùng lớn. Đó là chỉ cần giáo sư trở về nghiên cứu hay giảng dạy vào dịp hè thì mức lương họ nhận được có thể gấp năm lần mức lương mà họ đang nhận.
Đến đây mới thấy chính phủ Trung Quốc rất giỏi trong việc nắm bắt tâm lý con người, vì đơn giản ai cũng mong muốn cống hiến cho đất nước, nhưng cống hiến mà bụng không no thì mấy ai đủ tĩnh tâm để làm việc. Vài năm gần đây, Trung Quốc còn áp dụng chế độ tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước mà không có nhiều ràng buộc, như việc nhân viên có thể làm thêm ở các công ty khác miễn là vẫn đảm bảo khối lượng công việc. Thậm chí là không phân biệt bằng cấp hay quốc tịch, nói chung chỉ cần bạn có khả năng thì bạn sẽ có cơ hội thực hiện và làm việc, với cơ chế này Trung Quốc đã tạo điều kiện cho rất nhiều người tài về phục vụ đất nước.
Ngoài ra họ cũng rất chú trọng việc kích thích lòng yêu nước từ người dân, như việc liên tục sản xuất các bộ phim lịch sử cũng giúp người dân hiểu hơn về những gì mà đất nước đã trải qua. Thử nghĩ, ban ngày thì học lịch sử tối về lại cày phim thì ai mà chả thuộc làu làu trong lòng bàn tay, và cũng chính vì điều này nên người dân Trung Quốc rất yêu nước. Mỗi một người trong số họ đều ý thức và góp phần xây dựng đất nước lớn mạnh hơn nữa. Ở các công ty Trung Quốc thì người ta lại không quan trọng tiền lương nhưng chế độ đãi ngộ thì khỏi phải bàn. Ví dụ, nếu lương của bạn chỉ bằng 2/3 mức lương ở Mỹ, nhưng nếu làm ở các công ty Trung Quốc việc bạn được cấp nhà hay xe là chuyện hết sức bình thường, thậm chí nếu làm tốt bạn còn có cả cổ phần trong công ty.
Trước đây, khi nhắc đến hàng hóa của Trung Quốc chúng ta thường nghĩ đến những món hàng mã, hàng kém chất lượng hay nhái lên nhái xuống các thương hiệu. Thế những thời đó đã qua lâu rồi, càng ngày người ta càng tin tưởng hơn về chất lượng các mặt hàng đến từ Trung Quốc.
Thứ nhất, dễ sử dụng.
Thứ hai, độ tiện ích rất lớn và giá rẻ.
Thứ ba, số lượng lớn và độ phủ sóng cực kì rộng.
Nắm bắt thị trường thiếu gì, cần gì, nhà sản xuất ngay lập tức đáp ứng. Và đứng phía sau tất cả những điều trên là một đội ngũ nhân tài luôn luôn thay đổi, luôn luôn đương đầu. Thế mới thấy điều quan trọng nhất trong một tập thể chính là con người, chỉ cần có được những bộ óc sáng tạo và biết cách tận dụng, công ty nào rồi cũng sẽ lớn mạnh hơn, quốc gia nào rồi cũng sẽ trở thành những cường quốc.
T.P