Wednesday, October 9, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao TQ vượt xa thế giới về tàu cao tốc

Tại sao TQ vượt xa thế giới về tàu cao tốc

Tại sao Trung Quốc được gọi là quốc gia xây dựng đường sắt cao tốc giỏi nhất thế giới?

Tàu cao tốc không người lái ở Bắc Kinh.

30 năm trước, Trung Quốc còn là một quốc gia với hệ thống đường sắt lạc hậu, tốc độ trung bình chỉ khoảng 48 km/h và trở nên lép vế so với ngành hàng không và đường bộ.

Trước tình hình đó, cơ quan quản lý đường sắt Trung Quốc từ năm 1997 đến năm 2007 đã phát động chiến dịch nâng tốc độ đường sắt với mục tiêu đưa vận tốc tàu chạy trung bình lên 70 km/h. Nhưng nó vẫn chẳng có ý nghĩa gì cho đến năm 2008, một tuyến đường sắt cao tốc với tốc độ lên tới 350 km/h được đưa vào khai thác, đánh dấu một kỷ nguyên mới cho ngành đường sắt Trung Quốc. Và từ đó cho đến nay, 15 năm sau, hàng trăm tuyến đường sắt cao tốc khác ở Trung Quốc đã ra đời với tổng chiều dài lên tới 37.900km, tỏa khắp đất nước, kết nối toàn bộ các cụm siêu đô thị quan trọng. Trong số đó có một nửa được hoàn thành chỉ trong vòng 5 năm.

Hiện nay, Trung Quốc có số lượng đường sắt cao tốc nhiều gấp 8 lần Pháp, gấp 10 lần Nhật Bản, gấp 20 lần so với Anh và gấp 500 lần so với Hoa Kỳ. Trên thực tế, Trung Quốc có nhiều đường sắt cao tốc bằng cả phần còn lại của thế giới cộng lại.

Thật đáng kinh ngạc về số lượng tiến bộ mà họ đã đạt được trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

Một câu hỏi lớn được đặt ra là điều gì đã khiến Trung Quốc lựa chọn thúc đẩy đường sắt cao tốc mạnh mẽ như vậy? Câu trả lời được Trung Quốc đưa ra bao gồm có bốn mục đích:

Về kinh tế

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới. Mặc dù diện tích đất khá rộng nhưng do dân số khổng lồ đã khiến nó có rất nhiều thành phố vừa và nằm sát nhau. Điều này đã làm phát sinh nhu cầu di chuyển giữa các thành phố. Nếu di chuyển bằng xe ô tô sẽ chậm và dễ tắc đường. Còn nếu di chuyển bằng máy bay nó lại quá gần để bay. Các bạn thấy không ai bay từ Ninh Bình hay Thanh Hóa ra Hà Nội cả. Cho nên tàu cao tốc rõ ràng là phù hợp. Các quãng đường như từ Quảng Châu đến Trường Sa, khoảng cách 500km, mất 1 giờ đi máy bay hoặc 2 giờ đi tàu. Tuy nhiên, đi máy bay còn mất thời gian làm thủ tục, kiểm tra an ninh và lên máy bay mất thêm khoảng 2 giờ đồng hồ. Chưa kể đi máy bay còn gặp tình trạng delay. Thống kê cho thấy China Southern, Air China và China Eastern, ba hãng hàng không lớn nhất của Trung Quốc, đến đúng giờ trung bình lần lượt là 67%, 66% và 63%. Như vậy, với các thành phố cách nhau dưới 1.000 km đi tàu rõ ràng nhanh hơn. Chưa kể giá đi tàu cũng rẻ hơn đi máy bay.

Bầu trời của Trung Quốc không đủ chỗ cho máy bay.

Nghe có vẻ vô lý nhưng sự thật là Trung Quốc có mật độ dân cực kỳ dày đặc cho nên nhu cầu bay là rất lớn. Trong khi đó, phần lớn không phận của Trung Quốc là do quân đội kiểm soát tới 70%. Chỉ có 30% không phận được sử dụng cho thương mại – khu vực máy bay dân sự có thể bay. Với hàng nghìn máy bay trong không phận hẹp. Các máy bay ở Trung Quốc thường xuyên bị kiểm soát thông lưu trì hoãn để chờ thông thoáng vùng trời, dẫn đến việc chậm chuyến. Trong tình huống này giải pháp phát triển tàu cao tốc là quá phù hợp, vừa giảm tải cho ngành hàng không lại vừa tiết kiệm thời gian cho khách hàng và cả chi phí đi lại nữa.

Yếu tố chính trị

Có thể các bạn không biết, Trung Quốc có nhiều tuyến tàu cao tốc dài hàng nghìn km với chi phí đầu tư hàng chục tỷ USD và có khai thác đến 30 năm cũng chưa chắc đã thu hồi vốn. Nhưng họ vẫn làm, đó là vì yếu tố chính trị.

Ví dụ như vào năm 2014, tuyến tàu cao tốc mới đã mở giữa Lân Châu và Urumqi. Hai thành phố này tương đối nhỏ, chỉ khoảng 3,5 triệu người. Hai thành phố lại cách nhau tới 1.600 km. Nhìn qua, chúng ta đã thấy có dở mới bỏ ra tới 20 tỷ đô để xây dựng tàu cao tốc nối hai thành phố này mà chỉ phục vụ cho có 7 triệu dân đi lại. Thời gian đi tàu mất tới 11 tiếng, trong khi bay chỉ mất 2,5 tiếng mà xây sân bay rẻ hơn rất nhiều. Nhưng Trung Quốc vẫn xây và bù lỗ để hoạt động. Đơn giản là vì Urumqi là thủ phủ của tỉnh Tân Cương. Như các bạn đã biết, Tân Cương là một điểm nóng chính trị của Trung Quốc. Chính quyền Trung ương ở Bắc Kinh muốn tỉnh Tân Cương hòa nhập như phần còn lại của đất nước. Một trong những cách để làm việc đó là xây dựng đường cao tốc để kéo Tân Cương gần với Bắc Kinh hơn.

Tây Tạng, một khu vực còn được biết đến nhiều hơn Tân Cương về phong trào giành độc lập, là khu vực cuối cùng của Trung Quốc không có đường sắt do dân số ít và địa hình khắc nghiệt. Tuy nhiên, chính quyền trung ương vẫn muốn xây dựng một công trình để đưa nó gần hơn với phần còn lại của đất nước. Và họ đã làm như vậy. Các chuyến tàu hiện chạy thẳng từ Bắc Kinh đến Thành Quan, tuyến đường sắt có độ cao nhất thế giới. Những tuyến tàu này đạt độ cao gần 5.000m so với mực nước biển, cao đến mức hành khách phải sử dụng nguồn cung cấp oxy trực tiếp.

Ngay cả chuyến tàu đến Hồng Kông cũng phục vụ cho mục tiêu của chính quyền trung ương là hội nhập sâu hơn nữa.

Lợi ích xã hội

Các tuyến đường sắt cao tốc không mang lại nhiều lợi nhuận như các phương tiện giao thông khác như máy bay, nhưng chúng chắc chắn tốt hơn cho các quốc gia khi nhìn vào lợi ích tổng thể.

Ví dụ, đối với tuyến đường sắt cao tốc giữa San Francisco đến Los Angeles, một nghiên cứu cho thấy lợi ích xã hội thu được từ lượng khí thải carbon thấp hơn, năng suất công nhân cao hơn và giảm tử vong do nhiều người đi tàu sẽ ít người tự lái xe riêng, giảm tai nạn, dẫn đến tiết kiệm khoảng 440 triệu USD mỗi năm thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

Trung Quốc cũng là quốc gia xây tàu cao tốc rẻ nhất trên thế giới.

Để so sánh, tuyến đường sắt cao tốc của California từ San Francisco đến Los Angeles có chi phí là 77 tỷ USD, dài 520 dặm và nó tiêu tốn đến 148 triệu USD/ dặm. Trong khi, Trung Quốc đang xây dựng mạng lưới của họ với chi phí chỉ 30 triệu USD/dặm. Tất nhiên, chi phí lao động ở Trung Quốc thấp hơn và mạng lưới của họ qua nhiều vùng nông thôn hơn, dẫn đến chi phí giải phóng mặt bằng cũng rẻ hơn. Nhưng bù lại họ phải xây nhiều cầu, đường hầm hơn.

Vậy điều gì khiến chi phí ở Trung Quốc rẻ vậy?

Câu trả lời chính là họ xây dựng với số lượng cực lớn dẫn đến công nghệ và chi phí đều rẻ. Hãy hình dung: bạn thiết kế một ngôi nhà rồi bán cho một gia đình chỉ thu được 30 triệu, nhưng bạn bán bản vẽ đó cho 1000 gia đình, mỗi bản chỉ một triệu thôi là bạn đã thu về một tỷ rồi. Như vậy, sản xuất số lượng lớn, Trung Quốc sẽ làm rẻ hơn rất nhiều.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới