Wednesday, January 15, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiThương lái TQ lên Tây Nguyên săn lùng thảo dược quý với...

Thương lái TQ lên Tây Nguyên săn lùng thảo dược quý với giá bèo?

Thương lái Trung Quốc xuất hiện trên các tỉnh Tây Nguyên để thu mua thảo dược và những loại cây rừng lạ.

Hình ảnh cây Cu Li bỏ tại tuyến đường

Thời gian gần đây, trên địa bàn 2 tỉnh Gia lai và Kon Tum, nhiều người dân ồ ạt vào rừng tìm cây dược liệu quý bán cho thương lái với giá rẻ. 

Trong khi đó, chính quyền bất lực nhìn thương lái thu mua nguồn thảo dược. Rừng bị tàn phá.

Ghi nhận của PV trên tuyến đường từ huyện Ngọc Hồi đến cửa khẩu bờ Y (Kon Tum, người dân chất đống cây Cu Li với nhiều kích cỡ khác nhau và được thương lái thuê lát mỏng, để phơi khô, sau đó cho vào máy thổi hết lông và đóng bao để chuyển đến cửa khẩu bán sang Trung Quốc.

Theo chị Hồ Thị Thanh Hằng (trú xã Đắk Xú, là một thương lái), mỗi ngày chị thu mua hàng tấn cây Cu li của người dân chở đến bán, rồi vận chuyển về đây sơ chế, sau đó vận chuyển ra các cửa khẩu phía Bắc bán cho các tư thương Trung Quốc.

“Để bán được giá cao cho thương lái Trung Quốc, nhiều thương lái người Việt phải vào tận chân núi thu mua của người dân với giá 1.500-2.000 đồng/kg”, chị Hằng nói.

Trao đổi PV, ông Hoàng Trung Thông – Chủ tịch UBND Huyện Đắk Glei (Kon Tum) cho hay, trình trạng người dân địa phương đổ xô vào rừng tìm thảo dược bán cho các thương lái là có thật. 

Ông Thông cho biết, hiện UBND huyện cùng với hạt kiểm lâm cũng đã họp bàn để ngăn chặn tình trạng khai thác ồ ạt, đồng thời tìm cách quản lý, bảo vệ thảo dược này tốt hơn. 

Tương tự, tại Gia Lai, nhiều người nông dân bỏ hết nương rẫy để đổ xô đi vào vùng núi để tìm loại thảo dược để bán cho các thương lái Trung Quốc.

Loại cây Cu Li được thương lái thu mua ồ ạt
Loại cây Cu Li được thương lái thu mua ồ ạt 

Điều đáng nói, tại các huyện Krông Pa (Gia Lai), nhiều người dân trong khu vực đã đổ xô vào các khu rừng để chặt cây ‘rươi’ (cách gọi của người Jrai hoặc được gọi là cây máu chó ) để bán cho thương lái. Mặc dù người dân nơi đây không biết loại cây này có tác dụng gì.

Vì loại dây này rất dễ bán nên người dân đổ xô đi khai thác, khiến cho loài cây này ngày càng khan hiếm. 

Một người dân nơi đây thông tin: “Chúng tôi không biết họ mua để làm gì, chỉ biết họ mua giá hợp lý và mua số lượng nhiều, nên chúng tôi vào rừng để lấy về bán cho họ thôi”.

Được biết, tại các xã như: Chư Drăng, Ia Rmok, huyện Krông Pa, mỗi ngày có hàng chục người đa phần là trẻ em đi xe máy độ vào rừng khai thác cây “rươi” về bán với giá 3.500 đồng/kg. Mỗi ngày một người dân nơi đây hái trung bình hơn 50 kg/ngày.

Theo nguồn thông tin từ thương lái tại đây, loại cây “rươi” này dùng để làm thuốc, loại dây leo này là một họ của cây ‘máu chó’ mà thời gian qua, tại khu vực Tây Nguyên, các thương lái rẩm rộ thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc làm dược liệu. 

Ông Ksor Run – Chủ tịch UBND xã La Rmok (huyện Krông Pa, Gia Lai) cho biết, hiện tại chính quyền địa phương vẫn chưa nắm được bất cứ thông tin gì về việc người dân tự ý vào rừng chặt cây máu chó (cây rươi) cả. 

Bà Nguyễn Thị Kim Hương Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết, vì ngành kiểm lâm không quản lý con người nên việc người dân vào rừng để khai thác dược liệu là điều rất khó kiểm soát.

 ” Vừa qua, Chi cục kiểm lâm cũng đã đề xuất dự án bảo tồn một số loại thảo dược quý hiếm rồi nhưng tỉnh không có vốn để thực hiện nên đề xuất này vẫn đang còn nằm trên giấy”, bà Hương cho hay.

RELATED ARTICLES

Tin mới