Saturday, October 12, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiQuốc đảo Cuba – giao điểm của ba vùng biển lớn (phần...

Quốc đảo Cuba – giao điểm của ba vùng biển lớn (phần 1)

Cuba có tên gọi chính thức là Cộng hòa Cuba, là một quốc đảo nằm ở châu Mỹ và nằm ở giao điểm của 3 vùng biển lớn là Biển Caribe, Vịnh Mexico và Đại Tây Dương. Cụ thể hòn đảo chính của quốc đảo nằm cách bán đảo Yucatan của Mexico khoảng 200km về phía đông, cách thành phố Key West của bang Florida, Hoa Kỳ khoảng 155km và Nam Andros của Quốc đảo Bahamas khoảng 180 km về phía Nam, cách Haiti khoảng 85km về phía tây, cách Côn Đảo Jamaica 146 km và quần đảo Cayman khoảng 200 km về phía bắc.

Cảnh quan ở Cuba.

Với diện tích 109.884 km2, lãnh thổ đất nước bao gồm hòn đảo chính Cuba và hòn đảo lớn nhất bên ngoài là Isla de la Juventus cùng với khoảng 1.600 hòn đảo nhỏ xung quanh.

Cuba là quốc gia đông dân thứ hai ở vùng biển Caribe, chỉ sau Haiti, với dân số vào năm 2022 là gần 11,1 triệu người.

Chắc hẳn rất nhiều người sẽ biết đến câu nói “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” của lãnh tụ Cuba Phidel Castro. Câu nói bất hủ ấy thể hiện tình cảm ruột thịt, sẵn sàng hi sinh và chia sẻ của Cuba đối với người đồng chí anh em Việt Nam.

I – Quốc gia bị cấm vận lâu nhất trên thế giới

Để hiểu tại sao Cuba bị cấm vận lâu như vậy, cần nhìn lại quá khứ. Trước cuộc cách mạng năm 1959, các công ty Mỹ chiếm 80% thị phần trong lĩnh vực dịch vụ, khai thác mỏ, nông trại và các cơ sở lọc dầu, 40% sản xuất đường và 50% ngành đường sắt tại quốc đảo này. Thời điểm đó, chính quyền độc tài Pakistan tại Cuba đang được Mỹ hậu thuẫn. Tuy nhiên, cuộc cách mạng do Phidel Castro dẫn đầu đã lật đổ chính quyền Fulgencio Batista vào ngày 1/1/1959, khiến Mỹ bắt đầu lo ngại.

Một năm sau đó, toàn bộ doanh nghiệp của Mỹ tại Cuba đã bị Quốc hữu hóa. Đáp lại việc này, chính quyền của tổng Thống Mỹ tại thời điểm đó là Dwight D.Eisenhower đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba và áp đặt lệnh cấm vận thương mại và ngăn chặn xuất khẩu vào quốc gia này. Chưa đầy 2 năm sau đó, vào năm 1962, Tổng thống John F.Kennedy tuyên bố áp đặt lệnh cấm vận kinh tế toàn diện với Cuba và lệnh cấm vận này kéo dài cho đến ngày nay. Đây được coi là hình thức trừng phạt đơn phương kéo dài nhất từng áp dụng lên một quốc gia trong lịch sử thế giới hiện đại.

Những biện pháp cấm vận này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Cuba bởi vào thời điểm đó có tới 95% nguyên liệu sản xuất và các linh kiện cần thiết tại quốc đảo này phải nhập khẩu từ Mỹ. Đồng thời, đây cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của Cuba. Điều này đã khiến cho kinh tế Cuba trong giai đoạn bị cấm vận trở nên tê liệt do thiếu nguồn cung cấp và mất đi thị trường chính.

Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Cuba, từ năm 1962 cho đến năm 2017, các biện pháp cấm vận đã gây thiệt hại lên tới 975 tỷ đô la cho nền kinh tế của quốc gia này.

Việc cấm vận cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân Cuba. Nó không chỉ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghèo đói, thiếu thực phẩm, nước sạch mà còn ngăn cản người dân tiếp cận được những tiện ích và công nghệ thông minh trên thế giới.

Quốc gia có nền kinh tế bao cấp

Sau Cách mạng Cuba vào năm 1959, Cuba phải hứng chịu một loạt các lệnh bao vây, cấm vận tới từ nước Mỹ đã khiến cho nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro đã thực hiện một loạt các biện pháp cải cách kinh tế theo hướng nền kinh tế bao cấp. Giai đoạn đầu của việc cải cách này chứng kiến nhiều nguồn tài nguyên, doanh nghiệp và đất đai đã được quốc hữu hóa. Do định hướng theo mô hình kinh tế bao cấp, cho nên Cuba phải đối mặt với sự hạn chế trong việc phát triển các ngành kinh tế đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu vào canh tác mía đường và ngành du lịch. Trong thời kỳ này, Cuba cũng đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với Liên Xô và các quốc gia cùng khối xã hội chủ nghĩa trên thế giới để tìm kiếm sự hỗ trợ kinh tế.

Người anh cả khối xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ là Liên Xô đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho Cuba. Trong đó, bật là Liên Xô đã mua đường mía từ Cuba với giá cao và bán lại dầu mỏ với giá cực kỳ ưu đãi.

Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, Cuba đã phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Thiếu nguồn tài nguyên và hạn chế trong việc tiếp cận thị trường quốc tế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của đất nước này. Từ đó, Cuba đã phải tìm cách tự duy trì bằng cách tập trung đẩy mạnh hoạt động canh tác mía đường bằng ngành du lịch.

Bất chấp thiệt hại do cấm vận kinh tế, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Cuba vẫn là nước có thu nhập bình quân đầu người đạt mức khá cao. GDP vào năm 2020 của quốc gia này là 107,35 tỷ USD và có GDP bình quân đầu người vào khoảng 9.500 USD. Còn theo Wikipedia, GDP năm 2021 đạt 126,69 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 11.255 USD. Tuy nhiên, hầu hết người dân Cuba chỉ đem về nhà khoảng trên dưới 40 đô la mỗi tháng. Cho đến nay, hơn 1 triệu người dân ở đây vẫn phải sống dựa vào sổ lương thực để đi mua đồ ăn khi mà nguồn lương thực phải nhập khẩu đến khoảng 70%, trong đó các sản phẩm như gạo và đậu phần lớn được nhập khẩu từ Việt Nam.

Bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt kéo dài, nền nông nghiệp bị thiên tai hoành hành, trong khi công nghiệp chưa phát triển, đại dịch COVID-19 vừa trải qua đã khiến cho cuộc sống của người dân thêm phần khó khăn.

Hệ thống phân phối lương thực và hàng hóa cơ bản dựa trên tem phiếu là một phần quan trọng của nền kinh tế bao cấp tại quốc đảo này. Mỗi hộ gia đình sẽ được cung cấp một số lượng lương thực cố định hàng tháng và mỗi ngày khi nhận thức ăn hay một món đồ gì đó thì sẽ được dán tem vào sổ đó. Nếu bạn có cơ hội đến với Cuba, sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh của những đoàn người xếp hàng dài để nhận bánh mì hay gạo. Việc sử dụng tem phiếu được cho là để ngăn chặn tình trạng đầu cơ và tích trữ các mặt hàng thiết yếu, vốn đã khan hiếm tại quốc gia này.

Trong thời gian gần đây, Cuba đã thực hiện một số biện pháp cải cách kinh tế tích cực với mục tiêu cải thiện nền kinh tế và cuộc sống của người dân. Trong đó, bước cải cách quan trọng nhất là chính phủ Cuba đã khuyến khích đầu tư từ nước ngoài, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như du lịch, năng lượng và nông nghiệp. Điều này kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự đa dạng hóa nền kinh tế và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Kể từ năm 2021, khu vực tư nhân của Cuba đã được phép hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực nhằm mang lại sự đa dạng và cạnh tranh mới cho nền kinh tế. Tính đến năm 2023, tỷ lệ việc làm trong khu vực tư nhân là 35%, việc làm trong khu vực công là 65%, giảm so với năm 2000 là 76%. Tuy vậy, việc cải cách kinh tế là một quá trình phức tạp và cần rất nhiều thời gian để đánh giá tác động của chúng lên chất lượng cuộc sống của người dân.

Nghịch lý tại Cuba: Quốc gia nghèo nhưng có hệ thống y tế công cộng phát triển hàng đầu thế giới

Khi nhắc đến Cuba và những thành tựu của đất nước này, không thể không nhắc đến lĩnh vực y tế. Thực tế, Cuba đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là quốc gia sở hữu hệ thống y tế xuất sắc nhất thế giới, kể cả trong việc điều trị những loại bệnh hiểm nghèo và khó chữa trị.

Mặc dù nền kinh tế còn rất khó khăn, nhưng Cuba vẫn sành tới 23% ngân sách quốc gia cho lĩnh vực y tế. Trong khi thiếu hụt vật tư y tế và thuốc men do lệnh cấm vận của Mỹ, Cuba đã tự mình thúc đẩy sự đổi mới và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này với những thành tựu đáng kinh ngạc.

Đáng chú ý là, Cuba đã thành công trong việc phát triển vaccine phòng viêm màng não loại B vào những năm 1980 và tạo nên bước đột phá trong việc phát triển vaccine CimaVax-EGF để điều trị ung thư phổi. Đây cũng là nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm chủng phòng ngừa 13 bệnh tật cho trẻ em dưới 2 tuổi. Đặc biệt, vào năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận Cuba là quốc gia đầu tiên loại trừ việc lây truyền HIV từ mẹ sang con. Các chương trình tiêm chủng toàn dân và chăm sóc y tế phổ thông đã loại bỏ phần lớn các căn bệnh như bại liệt, rubella, lao phổi, thủy đậu… tại quốc đảo này.

Hệ thống chăm sóc y tế cộng đồng tại Cuba đang phục vụ miễn phí cho người dân. Vì vậy, không có sự tồn tại của các bệnh viện tư nhân hay phòng khám tư. Chính những việc làm thiết thực này đã đưa người dân nước này vào danh sách có tuổi thọ cao nhất khu vực và đứng trong top 5 quốc gia có tuổi thọ cao nhất trên thế giới.

Ngoài ra, kể từ năm 2008, chính phủ Cuba đã bắt đầu đưa ra các chương trình phẫu thuật chuyển giới miễn phí cho công dân, trong khi Bỉ là đối tác lâu dài của Cuba trong lĩnh vực này, với việc cung cấp dược phẩm và hỗ trợ phẫu thuật.

Đặc biệt, Cuba còn là một trong những quốc gia có tỷ lệ bác sĩ cao nhất trên thế giới, với tỷ lệ bác sĩ trên mỗi 1.000 người ở Cuba đạt đỉnh cao với con số 8, trong khi chỉ số này ở Mỹ là 3 và ở Ý là 4. Cuba hiện có khoảng 50.000 bác sĩ làm việc tại 61 quốc gia của một lúc. Đó là một kỳ tích mà không một quốc gia phát triển nhất nào có thể sánh được. Còn tính chung trong 60 năm qua, Cuba gửi khoảng 400.000 bác sĩ tới 164 nước trên thế giới trong sứ mệnh gìn giữ sức khỏe cộng đồng và giải quyết khủng hoảng y tế ở những nước kém phát triển. Thậm chí, sau khi Liên Xô tan rã, Venezuela đã trở thành nước viện trợ chính cho quốc gia này. Venezuela đã cung cấp cho Cuba một lượng lớn tiền mặt và gần 100.000 thùng dầu mỗi ngày trong suốt những năm qua, đáp ứng một nửa nhu cầu năng lượng của Cuba. Đổi lại, Havana sẽ cung cấp thuốc men và các dịch vụ y tế cho Kara Cas.

Trong cuộc chiến chống COVID-19 toàn cầu, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới vật lộn vì thiếu hụt nhân lực về ngành y, Cuba lại gửi một lực lượng y tế đến hơn 20 quốc gia như Nam Phi, Mexico, Mozambique, Canada ….. thông qua các chương trình viện trợ y tế.

Giáo dục là miễn phí và bắt buộc

Giống như y tế, Cuba là quốc gia đã đạt được những thành tựu vượt trội trong lĩnh vực giáo dục. Nơi đây đã chi mạnh 30% ngân sách quốc gia cho giáo dục và hai lĩnh vực này đã chiếm tới 53% ngân sách quốc gia.

Tại Cuba, mọi người đều biết đến khẩu hiệu của ngành giáo dục: “Nếu bạn biết hãy dậy. Nếu không biết hãy học”. Hệ thống giáo dục ở Cuba được chính phủ tài trợ toàn diện. Điều này có nghĩa rằng tất cả học sinh đều được đến trường hoàn toàn miễn phí và được cung cấp bữa trưa miễn phí tại trường.

Ngoài miễn phí, giáo dục cũng là bắt buộc cho toàn bộ trẻ em Cuba từ 6 – 15 tuổi. Ở cấp tiểu học, học sinh không chỉ học những môn ngôn ngữ và toán học cơ bản mà còn được tiếp xúc với các loại nghệ thuật như là kịch và hát. Tiếp đến là cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục chủ yếu tập trung vào kiến thức phổ thông và các kỹ năng thực hành. Sau khi học xong lớp 9, chương trình giáo dục bắt buộc kết thúc và học sinh có thể lựa chọn học đại học hoặc học nghề.

Nhờ vào những chính sách ưu việt này mà Cuba từ một quốc gia có đến 30% dân số không biết đọc và viết đã là quốc gia có tỷ lệ mù chữ chỉ còn 0,2%. Trong một nghiên cứu về giáo dục tại 13 quốc gia La Tinh trước đây, UNESCO cũng đã xác nhận rằng trình độ trung bình của sinh viên Cuba luôn thuộc hàng cao nhất. Thông thường một sinh viên Cuba sẽ có chỉ số kiến thức và kỹ năng cao gấp đôi so với sinh viên của các quốc gia lân cận.

Xứ sở xì gà

Thung lũng Vinales ở miền Tây Cuba, với diện tích khoảng 132 km2, là một trong những thung lũng nổi tiếng nhất thế giới và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. Thung lũng này không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục mà nó còn là vùng đất trồng thuốc lá lớn nhất ở Cuba nguyên liệu để sản xuất ra những điếu xì gà ngon nhất thế giới.

Bởi nơi đây có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp để trồng các loại cây thuốc lá, nên chúng thường có hương thơm đậm đà và có vị cay đặc trưng hơn so với những nơi khác.

Mặc dù trên thế giới có hàng trăm thương hiệu xì gà, nhưng xì gà Cuba vẫn luôn được đánh giá cao vì chất lượng và có giá trị không hề nhỏ. Các thương hiệu xì gà nổi tiếng có thể kể đến như là Cohiba, Montecristo, Partagas…. thông thường giá của chúng sẽ có mức chênh lệch khá lớn giữa các nhãn hiệu. Trong đó, Cohiba Berhica luôn được biết đến là thương hiệu xì gà đắt đỏ và khan hiếm nhất trong các dòng xì gà của Cuba, với giá thành trên thị trường dao động từ khoảng 30 triệu cho đến 60 triệu đồng một hộp 10 điếu, tùy thuộc từng giai đoạn trên thị trường. Điều này có nghĩa một điếu xì gà Cohiba Berhica sẽ có giá từ 3 đến 6 triệu đồng.

Tuy nhiên, thị trường buôn bán xì gà Cuba còn có những mặt tối khác khi tồn tại những khu chợ đen cung cấp những lựa chọn thay thế cho những người muốn tiết kiệm chi phí. Xì gà lậu thường được nhập từ các nước láng giềng hoặc do công nhân từ các nhà máy tuồn hàng ra. Mặc dù chính phủ Cuba đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát việc sản xuất và phân phối xì gà, nhưng tình trạng xì gà lậu vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng đến thị trường chính thống.

(Còn nữa)

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới