Lũ lụt định kỳ của sông Dương Tử là một trong những lý do khiến Trung Quốc xây dựng Đập Tam Hiệp. Ý tưởng này là bằng cách lưu trữ và sau đó xả nước một cách cẩn thận, Trung Quốc sẽ có thể ngăn chặn những thảm họa như lũ lụt năm 1931, trong đó hàng triệu người chết ở các thành phố dọc theo dòng sông hùng vĩ hoặc trận lũ năm 1998 khiến hàng triệu người mất nhà cửa.
Tuy nhiên, đợt thiên tai xảy ra vào năm 2020 đã đặt ra những dấu hỏi về vai trò của Đập Tam Hiệp, dự án thủy điện lớn nhất thế giới nằm trên thượng nguồn sông Dương Tử, đoạn qua thị trấn Tam Đầu Bình, tỉnh Hồ Bắc.
Năm 2020, lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ ở Trung Quốc làm ảnh hưởng tới hàng triệu người dân trong khi đất nước này đang phải chật vật để hồi sinh nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Trận lũ bắt đầu từ giữa tháng 6/2020 khiến mực nước tại hơn 430 con sông đạt mức nguy hiểm. Trong đó 33 sông đạt mức kỷ lục ít nhất 150 người chết và mất tích, buộc gần 15 triệu người phải sơ tán, chỉ tính trong tháng 7. Hiện tại ảnh hưởng đến 27 trong số 31 địa phương cấp tỉnh của Trung Quốc, với hơn 38 triệu người thiệt hại ước tính hơn 12 tỷ USD.
Giáo sư David Trenkman, khoa địa lý, Đại học Alabama, Mỹ, người có hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về lũ lụt ở Trung Quốc cho rằng, hiện tượng El Nino diễn ra vào mùa đông làm thay đổi vị trí của Mai Vũ khiến nó đứng ở miền Nam Trung Quốc gây ra lượng mưa lớn. Mai Vũ là đường ranh giới giữa khí lạnh khô ở miền Bắc và khí ẩm nóng ở miền Nam. Trong những năm khác, khi không có El Nino, Mai Vũ sẽ ở vị trí khác. Ông cũng cho rằng đợt thiên tai nghiêm trọng này đã cho thấy vai trò hạn chế của Đập Tam Hiệp trong kiểm soát lũ lụt ở Trung Quốc.
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc là đập thủy điện lớn nhất thế giới nằm trên sông Trường Giang, bắc qua tỉnh Hồ Bắc và thành phố Trùng Khánh, nơi có địa hình tương đối hiểm trở và lượng mưa rồi rào. Trung Quốc khởi công Đập Tam Hiệp từ năm 1994 đưa vào vận hành năm 2012 với tổng chi phí xây dựng hơn 30 tỷ USD.
Đập có mực nước cao tối đa 175 mét trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 mét. Vùng Hồ Chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km, rộng 112km, thể tích 39,3km3, tổng diện tích bề mặt nước 1.045 km2. Hệ thống 32 máy phát điện của đập sản xuất 22,5 triệu kW điện, đủ cung cấp điện cho 60 triệu người dân Trung Quốc, theo Interesting Engineering.
Theo giáo sư Sheng Men, ba mục đích chính của Trung Quốc khi xây Đập Tam Hiệp là kiểm soát lũ lụt, sản xuất điện và định hướng dòng chảy. Tuy nhiên ông và nhiều chuyên gia nghiên cứu khác đều cho rằng Đập Tam Hiệp không thể ngăn đứng những trận lũ nghiêm trọng. Ông nói, tôi đã xem xét nhiều nghiên cứu khác và họ đều nhận định rằng Đập Tam Hiệp không thể thực hiện được chức năng này và giờ đây chúng ta đang chứng kiến điều đó. Đập Tam Hiệp đã hoàn thành và đi vào vận hành gần 10 năm nhưng nhiều khu vực dọc sông Trường Giang đang trải qua đợt lũ lớn nhất trong lịch sử.
Vào thời điểm đó, khi trả lời phỏng vấn Radio France International, nhà thủy văn học của Trung Quốc Wang Wei Liu đã đặt câu hỏi về sự an toàn của Đập Tam Hiệp khổng lồ, cảnh báo rằng nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Ông Wang có quan điểm trái ngược với tuyên bố chấn an của truyền thông nhà nước. Ông Wang cho rằng Đập Tam Hiệp không ổn định như nhiều người đã tin tưởng và chỉ ra nhiều bất cập về tình trạng của Đập Tam Hiệp hiện nay. Ông Wang cho rằng vấn đề nghiêm trọng hiện nay là các vết nứt và chất lượng bê tông không đạt tiêu chuẩn được phát hiện trong quá trình xây dựng. Ông cảnh báo sự cố vỡ đập sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho các cá nhân cư trú ở hạ lưu sông Dương Tử và họ nên chuẩn bị sơ tán càng sớm càng tốt.
Theo chuyên gia Thủy Văn Trung Quốc, việc thiết kế, xây dựng và kiểm tra chất lượng của con đập chưa được thực hiện một cách độc lập, cũng như có các đánh giá khách quan. Ngoài ra công trình này đã được hoàn thành với tốc độ quá nhanh.
Chuyên gia Thủy Văn Trung Quốc cho hay: Trong cuộc họp báo vào thời điểm đó, chính Thứ trưởng Tài nguyên nước Trung Quốc Ye Yang Chun cũng thừa nhận mực nước trên ít nhất 148 con sông ở Trung Quốc đã dâng cao trên mức cảnh báo, chứng tỏ rằng khả năng kiểm soát lũ của Đập Tam Hiệp chỉ có giới hạn. Trên giao Wang Weiluo cũng chỉ trích chính phủ và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã từ chối thừa nhận mối nguy hiểm tiềm tàng của Đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã nhanh chóng gạt bỏ những lo ngại của ông Wang. Trong bài báo xuất bản sau đó, trích dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Quách Tấn, thuộc Viện nghiên cứu địa chấn Trung Quốc khẳng định Đập Tam Hiệp có thể chứa lượng nước vào nhiều hơn nhiều so với lượng nước hiện nay
Cũng theo ông Quách, Đập Tam Hiệp được trang bị một hệ thống theo dõi sức khỏe đa kênh. Hệ thống này sẽ báo động khi có điều bất thường, như đập bị biến dạng, việc báo động sẽ diễn ra rất lâu trước khi đập có sự thay đổi có thể nhìn thấy. Tại thời điểm của lũ, sau khi Tân Hoa Xã cập nhật diễn biến hồng thủy số 2 tràn qua Đập Tam Hiệp, trong đó nhắc đến việc nước ở thân đập dâng cao nhất trong lịch sử, nhiều phương tiện truyền thông phương Tây đột nhiên đăng tải những thông tin như thể đập sắp sập đến nơi, Hoàn Cầu viết.
Tờ Age of Times – Trụ sở tại Hồng Kông đã trích dẫn một bản tin của Tân Hoa Xã cho rằng Đập Tam Hiệp đã bị biến dạng nhẹ do lũ. Theo Age of Times, Tân Hoa Xã dẫn lời đơn vị vận hành Đập Tam Hiệp nói rằng một số cấu trúc ngoại vi của đập thủy điện lớn nhất thế giới đã bị oằn vì nước lũ. Sự biến dạng xảy ra vào ngày 18/7 khi Đập Tam Hiệp đón đợt lũ lớn thứ 2 trong năm nay. Một số cửa xả lũ bị rỉ nước dù đóng lại nhưng việc này không kéo dài lâu.
Hoàn Cầu Thời Báo ngày 22/7 nêu rằng, bản tin của Tân Hoa Xã chỉ nói các chỉ số về việc biến dạng, rỉ thấm nước tại Đập Tam Hiệp nằm trong giới hạn an toàn giữa mùa lũ, nhưng lại bị truyền thông phương Tây phóng đại lên rằng con đập sắp sập. Tờ này dẫn lời các kỹ sư Trung Quốc cho biết toàn bộ công trình như đập nước, cầu, đường đều bị biến dạng trong mức độ nhất định khi chịu tác động của ngoại lực. Theo Hoàn Cầu Thời Báo, biến dạng co giãn tại Đập Tam Hiệp có thể khôi phục và không kéo dài lâu. Việc biến dạng của Đập Tam Hiệp được cho là luôn nằm trong giới hạn thiết kế từ 1,4 đến 26,7 mm. Quan chức của tập đoàn phụ trách Đập Tam Hiệp trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Quốc đã khẳng định hơn 12.000 thiết bị giám sát đã được lắp đặt tại đập thủy điện lớn nhất thế giới này.
Phụ trách Trung tâm Quản lý đầu mối lưu vực sông thuộc Tập đoàn Tam Hiệp nói, so với trận Đại Hồng Thủy năm 1998, trong trận mưa lũ này nếu không có Đập Tam Hiệp, mực nước tại các khu vực Thành Lăng Cơ ở Hồ Động Đình và Hồ Khẩu ở Hồ Phàn Dương sẽ vượt qua ngưỡng an toàn. Trạm thủy văn hàn khẩu tại Vũ Hán cũng sẽ ghi nhận mực nước cao hơn. Khu vực Trung và Hạ Lưu sông Trường Giang sẽ phải đối mặt với tình trạng lũ lụt nghiêm trọng hơn nhiều. Quan chức này cho biết đoạn nguy hiểm trên sông Trường Giang là Kinh Giang, vai trò phòng chống lũ của Đập Tam Hiệp được thể hiện chủ yếu tại đoạn sông này, nhằm giúp Kinh Giang không phải phân lũ khi gặp những trận lũ 100 năm xảy ra một lần, giúp kiểm soát lưu lượng nước ở Chi Thành, một thị trấn ở tỉnh Hồ Bắc gần Đập Tam Hiệp, không vượt quá 68.000m3/s, khi đoạn sông này có lũ lớn chỉ xảy ra sau 100 đến 1.000 năm, đồng thời kết hợp với các khu vực chia lũ và trữ lũ, giúp ngăn không cho các thảm họa mang tính hủy diệt xảy ra tại Kinh Giang. Nhiệm vụ chính của dự án Tam Hiệp là chặn dòng nước từ thượng nguồn sông Trường Giang, trọng điểm đảm bảo an toàn phòng chống lũ cho đoạn sông Kinh Giang và kiêm cả khu vực thành Lăng cơ của Hồ Động Đình.
Thời gian qua, Đập Tam Hiệp đã chặn và lưu trữ 5,6 tỷ m3 nước. Với dung tích hơn 22 tỷ m3, hồ chứa của đập vẫn còn dư 17 tỷ m3 trữ nước, hoàn toàn có khả năng ứng phó với đợt lũ tiếp theo. Nếu Đại Hồng Thủy cục bộ xảy ra ở vùng Trung và Hạ Lưu sông Trường Giang, lũ lụt xảy ra ở các nhánh sông hoặc ngập nặng ở khu vực nội đô, các thành phố phụ cận sẽ phải chủ yếu dựa vào các hệ thống thoát nước của chính họ. Tuy nhiên, trong tình huống này, Đập Tam Hiệp vẫn có thể đóng góp bằng cách chặn lũ và trữ lũ, ngăn bớt lưu lượng nước, nhằm giữ mực nước tại các dòng chính ở mức thấp nhất, giảm bớt áp lực cho các thành phố ở hạ lưu. Cũng theo quan chức này, Đập Tam Hiệp đang vận hành một cách an toàn và tình trạng tốt. Thời gian gần đây không hề xảy ra cái gọi là biến dạng hoặc những rủi ro khác. Ngay từ năm 1994, tập đoàn này đã tiến hành việc chôn lắp các thiết bị giám sát an toàn tại Đập Tam Hiệp. Tính đến cuối tháng 6/2020, đã có hơn 12.000 thiết bị được lắp đặt tại con đập này nhằm giám sát các vấn đề biến dạng, thấm nước, lực thấm, áp lực nước, các trận động đất, các yếu tố về thủy lực và động lực học. Ngoài các công nghệ và thiết bị giám sát tiên tiến, các nhân viên kỹ thuật cũng đích thân kiểm tra tình trạng của con đập.
Việc đưa các tin đồn về Đập Tam Hiệp biến dạng và có rủi ro vỡ đập chỉ là giật gân gây hoang mang, thậm chí có dụng ý xấu. Người phụ trách này cũng cho biết xả lũ là một biện pháp giúp hồ chứa nước kiểm soát lượng nước chảy ra thông qua các phương tiện xả lũ.
Thông thường hồ chứa nước sẽ xả bớt nước ra ngoài thông qua các tổ máy phát điện. Khi khối lượng nước vượt quá khả năng của các tổ máy, hồ chứa mới sử dụng các cửa xả lũ. Tuy nhiên xả lũ không có nghĩa là hồ chứa nước không có chức năng phòng chống lũ. Ví dụ ngày 2/7/2020, hồ chứa Đập Tam Hiệp đã đón dòng nước có lưu lượng 53.000m3/s, lượng nước chảy ra khi xả lũ là 35.000m3/s. Như vậy, Đập Tam Hiệp đã phát huy vai trò chặn lũ, giúp giảm áp lực nước lũ cho hồ Phàn Dương.
Dự án Đập Tam Hiệp là hệ thống kiểm soát thủy lợi đa chức năng. Cho đến nay, đây vẫn là công trình đập thủy điện lớn nhất thế giới và là niềm tự hào của Trung Quốc.
T.P