Sunday, November 24, 2024
Trang chủThâm cung bí sửCuốn nhật ký của một đại tá bị tử hình ở TQ

Cuốn nhật ký của một đại tá bị tử hình ở TQ

Thái Thiết Căn tham gia hồng quân vào tháng 12 năm 1936. Ông được ĐCSTQ phong quân hàm đại tá năm 1955. Ông bị kết án tử hình vào ngày 11 tháng 3 năm 1970. Hơn 40 cuốn nhật ký đã trở thành “bằng chứng” của ông!

Chào mừng các bạn đến với Trăm năm chân tướng!

Vào lúc 9 giờ 40 sáng ngày 11 tháng 3 năm 1970, nhiều tiếng súng trầm đục vang lên tại Nghĩa trang phía Tây bên ngoài cổng phía tây thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô. Thái Thiết Căn, một lão chiến binh hồng quân từng được ĐCSTQ phong quân hàm đại tá năm 1955, ngã gục xuống đất ở tuổi 59.

Trong tập này, chúng ta sẽ dựa trên bài báo “Câu chuyện về những họa nạn rồi được bình phản của đại tá cánh hữu Thái Thiết Căn” của con trai Thái Thiết Căn,Thái Kim Cương, và những bài báo khác, để nói về vị đại tá dị loại của ĐCSTQ và vụ án oan đã xảy ra với ông.

Từ sĩ quan quân đội cấp cao đến tử tù
Thái Thiết Căn, người huyện Úy, tỉnh Hà Bắc, học tại Đại học Hạ Môn, tham gia hồng quân tháng 12 năm 1936, gia nhập ĐCSTQ năm 1939. Sau năm 1949, ông làm việc tại cơ quan nòng cốt Quân ủy Trung ương của ĐCSTQ và tham gia xây dựng các điều lệnh chính quy hóa đầu tiên của quân đội.

Thái Thiết Căn, người có tiền đồ thuận lợi, không bao giờ ngờ rằng vào tháng 4 năm 1959, ông lại đột nhiên bị xếp vào loại “phần tử cánh hữu”, bị khai trừ đảng tịch quân tịch, tước quân hàm đại tá và bị phân công công tác ở Thường Châu, Giang Tô. Và hết thảy những điều này chỉ là khởi đầu của cơn ác mộng.

Ngày 27 tháng 8 năm 1966, trưởng đơn vị An ninh Nhân dân của Thái Thiết Căn và hồng vệ binh địa phương lục soát nhà của Thái Thiết Căn với danh nghĩa “phá tứ cựu”, tịch thu hơn 40 cuốn nhật ký của ông. Vào giữa tháng 11 năm 1969, Ủy ban Quân quản Công Kiểm Pháp thành phố Thường Châu lấy danh nghĩa làm “lớp học tập” để tập trung thẩm tra Thái Thiết Căn và 15 người khác.

Đầu năm 1970, Mao Trạch Đông phát động vận động “Nhất đả tam phản”. Cái gọi là “nhất đả” (một đòn) này chính là đánh bại hoạt động phá hoại của phản cách mạng. Sau khi cuộc vận động bắt đầu, vụ án Thái Thiết Căn được thăng cấp lên thành vụ án tập đoàn phản cách mạng lớn.

Ngày 11/3/1970, Công an thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô tổ chức cuộc họp gồm 10.000 người để tuyên án về “vụ tập đoàn phản cách mạng do Thái Thiết Căn đứng đầu”: Thái Thiết Căn và hai người khác bị kết án tử hình, lập tức chấp hành, một người bị kết án tử hình treo; nhiều người khác bị kết án tù có kỳ hạn.

Làm sao Thái Thiết Căn có thể từ một sĩ quan quân đội cấp cao bị đả thành “cánh hữu”, rồi bị thăng cấp lên thành “phản cách mạng”, dẫn đến họa sát nhân?

Vì chế định điều lệnh quân sự mà chiêu họa
Năm 1958, Mao Trạch Đông chủ yếu lo lắng một nhóm tướng soái trong quân đội lập công cao có thể gây nguy hiểm cho quyền lực tối cao của ông ta, nên đã phát động “vận động chống chủ nghĩa giáo điều” trong quân đội.

Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1958, một hội nghị mở rộng của Quân ủy Trung ương được tổ chức tại Bắc Kinh. Một số tướng lĩnh cấp cao như Lưu Bá Thừa, Túc Dụ, Tiêu Khắc bị phê phán gay gắt vì cái gọi là vấn đề “chủ nghĩa giáo điều”. Sau đó, tại cuộc họp phê bình được tổ chức tại Hoài Nhân Đường của Trung Nam Hải, Lưu Bá Thừa và những người khác lần lượt tiến hành tự kiểm điểm.

Thái Thiết Căn được đích thân Lưu Bá Thừa gọi tên, điều đến Học viện Quân sự Nam Kinh vào năm 1956, nhậm chức phó chủ nhiệm Hội giáo sư lịch sử học thuật quân sự, chủ nhiệm Hội giáo sư lịch sử chiến tranh, đồng thời được phong quân hàm đại tá. Trong quá trình tham gia xây dựng điều lệnh chính quy hóa quân đội, ông cũng đề xuất một số ý kiến, khiến một số quan chức cao tầng bất mãn. Vì vậy, khi Lưu Bá Thừa bị phê phán, Thái Thiết Căn cũng bị liên lụy, bị buộc kiểm điểm.

Ngay khi ông vừa lên sân khấu, không ít người đã bắt đầu mắng mỏ, mắng mỏ rất khó nghe. Lúc đầu ông chịu đựng và chỉ đọc bài kiểm điểm theo bản thảo. Tuy nhiên, sau đó khi bị mắng ghê gớm, ông trở nên lo lắng, đặt bản thảo xuống và nói: “Các bạn sai rồi, ‘điều lệnh quân sự’ mà các bạn phê phán, là đã được tướng Bành (tức nguyên soái Bành Đức Hoài của ĐCSTQ) sửa đổi, được thông qua tại kỳ họp thường kỳ của Quân ủy Trung ương và được chủ tịch Mao phê chuẩn.”

Lời này vừa nói ra, toàn trường náo động. Ông chưa kịp nói xong đã có người từ trên khán đài hét lên: “Lôi anh ta xuống!” Một số người lập tức lao lên sân khấu, bảy chân tám tay giật dây vai, phù hiệu trên cổ áo và phù hiệu mũ của ông, đồng thời xô đẩy ông, đuổi ông khỏi sân khấu, ra khỏi hội trường và giam lại. Tiêu Khắc sau đó đã nói trong hồi ký của mình, rằng điều này là “chưa từng nghe thấy chưa từng thấy trong các hội nghị cấp cao của đảng”.

Tháng 4 năm 1959, Thái Thiết Căn bị khai trừ đảng tịch, quân tịch, bị tước quân hàm, cách chức, bị hạ lương xuống mức 14 (cấp phó đoàn), bị xếp vào loại “cánh hữu”, bị chuyển xuống công tác tại Cục Công nghiệp Cơ giới Thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô.

Cuốn nhật ký trở thành “bằng chứng”
Tuy nhiên, cách xa trung tâm phong bạo quyền lực, vẫn không có cách nào tránh khỏi kiếp nạn lớn hơn. Sau khi “Cách mạng Văn hóa” nổ ra, Thái Thiết Căn sớm phải chịu đòn.

Chúng tôi vừa đề cập rằng ngày 27/8/1966, quân tạo phản đã tịch thu hơn 40 cuốn nhật ký của gia đình Thái Thiết Căn. Trong thời kỳ cực tả đó, nhiều tư tưởng trong nhật ký của Thái Thiết Căn bị phe tạo phản coi là rất phản động. Những cuốn nhật ký này đã trở thành bằng chứng quan trọng nhất cho thấy ông bị “nhận định” là người phản đảng, phản chủ nghĩa xã hội, phản tư tưởng Mao Trạch Đông; nhưng nhìn từ góc độ ngày nay, nhận thức thanh tỉnh của ông rõ ràng là hiếm có và đáng quý.

Những cuốn nhật ký chứa đựng những ghi chép và suy ngẫm phản tỉnh về Nạn đói lớn.

Thái Thiết Căn viết trong nhật ký: “Bí thư Giả nói rằng, tại quê hương ông (Nam Dương), từ năm 1960 đến năm 1961, 70% nông dân chết đói! Có một trung đội trưởng trong Quân đội Giải phóng Nhân dân, một sĩ quan trẻ, chưa từng ở nhà đã nhiều năm, xin phép về thăm họ hàng thì phát hiện cả 8 người trong gia đình mình đều đã chết đói.”

“Ngay tại Thường Châu, vùng đất của lúa và cá Giang Nam, luôn là vùng mùa màng bội thu, mà vẫn có vô số câu chuyện mẹ con không thân, cha con thù địch, bạn bè hại nhau chỉ vì đói.”

“600 triệu người Trung Quốc đang phải hứng chịu một tai nạn vô cùng bi thảm mà lịch sử nhân loại chưa từng có tiền lệ – bệnh phù nề… nói rõ hơn, đó là kết quả của nạn đói trường kỳ!”

“Nhưng chúng ta vẫn chưa thấy ‘lãnh tụ anh minh vĩ đại’ thực thi biện pháp hữu hiệu nào! Đây chắc chắn là một thảm nạn đối với nhân dân Trung Quốc, và đó là một thảm nạn nhân gian chưa từng có!”

Cuốn nhật ký cũng chứa đựng những suy ngẫm về phong trào “chống cánh hữu”.

Trong vận động “chống cánh hữu” năm 1957, hầu hết những phần tử trí thức cao cấp, trong đó bao gồm cả cán bộ cao cấp của đảng, tích cực hưởng ứng lời kêu gọi nói sự thật với đảng, đều bị dán nhãn “phần tử cánh hữu”, “tấn công điên cuồng vào đảng”, phải chịu tận cùng khuất nhục và tra tấn.

Thái Thiết Căn viết trong nhật ký: “Tôi không ngờ rằng hai chữ ‘cánh hữu’ sẽ khiến tất cả những người thực sự có kiến ​​thức và hiểu biết trong và ngoài đảng cấm khẩu vô ngôn.”

Cuốn nhật ký cũng chứa đựng những suy ngẫm về cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng. Mao Trạch Đông là “cao thủ” đấu tranh nội bộ đảng, ông ta khi còn sống đã không ngừng nội đấu, lần lượt đả đảo các đối thủ chính trị của mình.

Thái Thiết Căn đã viết trong nhật ký của mình, rằng cái gọi là cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng kỳ thực chính là “cuộc đấu tranh tranh danh đoạt lợi. Thật không may, một số người trong đảng có tư tưởng, có viễn kiến, có chính nghĩa, trong loại tranh đấu này đã trở thành vật hy sinh của những kẻ thắng lợi! Và những kẻ ti tiện bỉ ổi, ác trọc, không từ hết thảy thủ đoạn âm mưu hại người lại trở thành những người theo chủ nghĩa Mác-Lê đúng đắn.”

Ông còn viết: “Mấy năm trở lại đây, trong đảng đã xuất hiện một nhóm nhân vật đặc biệt… Không cho phép đảng viên có ý kiến bất đồng, cũng không cho phép đảng viên bảo lưu ý kiến, cũng không cho phép đảng viên phát biểu ý kiến… Tùy tiện chụp lên những đảng viên có ý kiến bất đồng các loại phong hiệu miệt thị, bài trừ họ khỏi ban lãnh đạo, thậm chí bài trừ khỏi đảng; chỉ cần một cá nhân có ý kiến đối với họ, đó chính là phản đảng; chỉ cần có ý kiến đối với việc thi hành ngang ngược của họ, thì chính là cánh hữu.” “Họ chính xác là đang toan tính làm cái gì?”

Thái Thiết Căn cũng có những suy ngẫm về việc “đảng quản hết thảy”.

Sau khi ĐCSTQ đoạt chính quyền vào năm 1949, nó đã thiết lập thể chế đảng-quốc gia, đảng tức là quốc gia, quốc gia tức là đảng, đảng lãnh đạo hết thảy.

Thái Thiết Căn trong nhật ký của mình, đã nói một câu hễ châm là thấy máu: “Ở Trung Quốc, phàm là những thứ quốc gia không quản, đều là những thứ dùng bất tận cũng không kiệt, chỉ cần quốc gia thò một tay vào, lập tức cung ứng không đủ, lập tức phải xếp hàng chờ.”

“Vì vậy, người dân hy vọng họ không quản. Tuy nhiên, họ dường như là cái gì cũng đều muốn quản. Nhưng chỉ cần họ quản một thứ, thì thứ ấy lập tức biến mất. Thậm chí họ vì quản quá nhiều mà lãng phí biết bao nhân lực và tài lực, nhưng họ vẫn muốn quản. Nguyên nhân nghe nói là vì muốn ‘phòng ngừa sự nảy mầm của chủ nghĩa tư bản’, về thực tế khách quan chính là sợ hãi nhân dân có đủ cơm ăn áo mặc!”

Mọi người thử nghĩ xem, nếu những cuốn nhật ký thẳng thắn không e dè này được biết đến trong thời kỳ cực tả đó thì hậu quả sẽ ra sao? Và đây vẫn chưa phải là đã hết những nội dung “mẫn cảm” trong nhật ký của Thái Thiết Căn. Ông cũng đặt câu hỏi về chủ nghĩa Mác-Lê.

Một nội dung quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lê là xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thái Thiết Căn viết: “Tư hữu tài sản là cơ sở kinh tế của tự do cá nhân, tư hữu tài sản mà mất đi, tự do cá nhân cũng hoàn toàn mất đi theo nó; Chế độ tư hữu hoàn toàn phá trừ, tự do cá nhân cũng hoàn toàn bị tiêu diệt. Do đó, xem ra tự do cá nhân và chế độ công hữu của chủ nghĩa xã hội là không tương dung với nhau.”

“Nhưng tự do đối với con người mà nói, cũng quan trọng như tài sản vậy. Người châu Âu nói ‘Không tự do, hãy cho tôi cái chết’, đó là bởi vì nếu không có tự do, cũng sẽ không tìm ra thức ăn, trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nếu muốn tự do thì không có thức ăn, còn muốn ăn thì không thể có tự do, do đó trong xã hội xã hội chủ nghĩa, hai thứ đó là không thể đồng thời có được, nhưng ở Trung Quốc hiện đại, tự do đã hoàn toàn bị hy sinh, nhân dân không thể đủ ăn.”

Thái Thiết Căn hỏi: “Đây có phải là tư tưởng của Mác và Lênin?” Sau khi chất vấn chủ nghĩa Mác-Lê, Thái Thiết Căn cũng phản đối những lãnh tụ được gọi là “anh minh”.

Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, Mao Trạch Đông thông qua việc phát động các cuộc vận động hết lần này đến lần khác, không ngừng tập trung quyền lực và củng cố sùng bái cá nhân đối với bản thân, cuối cùng địa vị của Mao dù không phải là “hoàng đế” mà như “hoàng đế”.

Thái Thiết Căn viết trong nhật ký của mình: “Muốn cứu Trung Quốc, muốn cứu nhân dân Trung Quốc, muốn cứu cách mạng Trung Quốc… tất yếu phải đả đảo hoàn toàn mọi hình thức ‘hoàng đế’ ở Trung Quốc! Tất yếu phải giải phóng tư tưởng nhân dân một cách triệt để và thực sự! Tất yếu phải để nhân dân được hưởng các quyền lợi dân chủ và tự do đích thực và đầy đủ! Không được cho phép một nhân vật ‘anh minh vĩ đại’ nào cưỡng hiếp dân ý! Tất yếu phải thực hiện tại Trung Quốc dân chủ và tự do chân chính, không khoan nhượng và triệt để!”

Qua những cuốn nhật ký này có thể thấy Thái Thiết Căn là người rất giỏi tư duy độc lập. Một số cách nhìn ​​trong nhật ký của ông đã khiến ĐCSTQ và các nhà lãnh đạo của nó phản cảm và sợ hãi, đồng thời cũng dẫn đến cho ông họa sát thân.

Tất nhiên, còn có một nguyên nhân quan trọng khác khiến Thái Thiết Căn bị giết.

ĐCSTQ có một kỷ luật sắt: Một khi giữa đảng tính và nhân tính phát sinh mâu thuẫn, tất yếu phải kiên trì đảng tính.

Cái gọi là kiên trì đảng tính là gì? Chính là đảng có nói trắng là đen thì đảng viên cũng phải làm theo nói trắng là đen. Nói cách khác, khi có mâu thuẫn giữa đảng tính và nhân tính, đảng viên phải tiêu diệt nhân tính, phục tùng đảng tính, nếu không sẽ bị đảng “đấu tranh tàn khốc, đả kích vô tình”.

Thái Thiết Căn khi đồng thời kiên trì đảng tính, ông lại không muốn tiêu diệt nhân tính của mình, không những vậy, ông còn là một người có nhân tính rất mạnh. Và điều này đã thôi thúc ông viết nên những nhật ký đó.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới