Monday, November 18, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hội2/3 thế giới đi dày, dép sản xuất từ Việt Nam

2/3 thế giới đi dày, dép sản xuất từ Việt Nam

Việt Nam cạnh tranh với Trung Quốc ngôi vị số 1 ở ngành hàng này.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 10 đã thu về 1,74 tỷ USD, tăng mạnh 30,4% so với tháng 9/2023. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, giày dép đã mang về cho Việt Nam 16,44 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong số các thị trường xuất khẩu của giày dép Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn nhất. Cụ thể từ đầu năm đến nay Mỹ đã chi 5,83 tỷ USD nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, giảm 30% so với cùng kỳ và chiếm đến 35,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.

Trung Quốc xếp thứ 2 về thị trường tiêu thụ giày dép của Việt Nam với 1,52 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022.

Bỉ đứng thứ 3 với 999 triệu USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh 3 thị trường chính, các thị trường khác cũng đang chi mạnh tay nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam lần lượt là Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Anh, Hàn Quốc,…hiện giày dép của Việt Nam đã có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có lợi thế so với các quốc gia cạnh tranh như: Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ và Campuchia.

Từ năm 1998, giày dép đã tham gia câu lạc bộ các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và nhanh chóng ghi danh trong nhóm có kim ngạch cao. Việt Nam là nhà sản xuất giày dép lớn thứ ba ở châu Á, và thứ tư trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu giày dép của Việt Nam chỉ đứng sau thị trường Trung Quốc.

Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày các loại sang nhiều thị trường trên thế giới, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Đặc biệt trong năm 2021, Việt Nam chiếm trên 10% thị phần giày xuất khẩu toàn cầu, theo Niên giám Da giày thế giới năm 2021 (World Footwear Yearbook 2021).

Tuy nhiên bước sang năm 2023, thị trường giày dép đã chịu nhiều tác động tiêu cực. Nguyên nhân của sự ảnh hưởng này đến từ việc các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản bị suy giảm do tình hình lạm phát, sức tiêu dùng suy giảm. Đặc biệt số lượng hàng tồn kho khá lớn đối với mặt hàng thời trang.

Phân tích từ Nghiên cứu và Thị trường cho biết, sản xuất và xuất khẩu giày dép của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2022-2031. Nhóm dự đoán CAGR là 8,1% trong 9 năm tới. Đến năm 2031, Tổ chức Nghiên cứu và Thị trường kỳ vọng thị trường giày dép Việt Nam sẽ đạt giá trị khổng lồ 38,7 tỷ USD – cao gấp đôi so với ước tính năm 2022 là 19,1 tỷ USD. Phần lớn tăng trưởng của Việt Nam có thể đến khi các công ty chuyển địa điểm khỏi Trung Quốc.

Trong bối cảnh một số thị trường lớn bị thu hẹp, nhu cầu giảm, ngành da giày phấn đấu đạt 27 tỷ USD trong năm 2023, tăng khoảng 10% so với năm 2022.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới