Saturday, November 23, 2024
Trang chủQuân sựChút sự thật về quân đội TQ

Chút sự thật về quân đội TQ

Trung Quốc đang phát triển sức mạnh quân sự của mình và đưa ra các khẩu hiệu như cái gọi là kế hoạch thiết lập “sức mạnh quân sự hạng nhất” và đánh bại “kẻ thù hùng mạnh”. Song có một vấn đề đó là Quân đội Trung Quốc có nhiều điểm yếu chết người, ngoài vũ khí lạc hậu ra, thì vấn đề tham nhũng và quan liêu cũng là những yếu điểm chí mạng, nhưng yếu tố nguy hiểm nhất là “đảng chỉ huy nòng súng” có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống chỉ huy trong Quân đội.

Các binh sĩ Trung Quốc ngồi trên bệ phóng tên lửa di động khi họ lái xe trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 1 tháng 10 năm 2019 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Mục đích của việc Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát triển mạnh mẽ sức mạnh quân sự là từng bước lấy Biển Đông và các khu vực xung quanh làm nơi diễn tập quân sự để bắt nạt các nước khác. Ngoài ra, trong hội nghị thượng đỉnh APEC, lãnh đạo ĐCSTQ phủ nhận có kế hoạch xâm chiếm Đài Loan. Tuy nhiên hàng loạt hành động quân sự của Bắc Kinh trong những năm gần đây, bao gồm cải cách quân đội, đóng tàu chiến quy mô lớn và tập trận quân sự thường xuyên ở eo biển Đài Loan, rõ ràng đã bộc lộ tham vọng xâm chiếm Đài Loan.

Dù vậy, các chuyên gia đã phân tích rằng quân đội của Trung Quốc ngoài cứng trong mềm, bề ngoài nhìn vào dường như có trang bị tương đương các nước tiên tiến, nhưng về bản chất thì tụt hậu so với Mỹ và các nước phương Tây khác về mặt công nghệ quân sự, điều nguy hiểm nhất là đảng chỉ huy nòng súng, vốn không thích hợp cho việc phát động các cuộc chiến tranh hiện đại.

Công nghệ quân sự vẫn tụt hậu

Quân đội của Trung Quốc có 2 triệu nhân sự, ngân sách hàng năm là 225 tỷ USD, có lục quân, hải quân với quy mô lớn nhất thế giới và lực lượng tên lửa khổng lồ, đặc biệt trong những năm gần đây, họ tiếp tục phát triển trang bị, mở rộng ra bên ngoài và sử dụng vũ lực để đe dọa Đài Loan, thoạt nhìn thì thấy rất đáng sợ.

Nhưng chỉ xét về trang bị, quân đội Trung Quốc vẫn đi sau quân đội Mỹ hơn 10 năm, và không thể tìm được người vận hành thiết bị mới chất lượng cao. Vào tháng 5 năm nay, quy định nhập ngũ mới sửa đổi của Trung Quốc tập trung vào việc giới thiệu sinh viên khoa công nghệ và kỹ thuật chuyên ngành trí tuệ nhân tạo. Nhật báo Quân sự của ĐCSTQ đưa tin vẫn khó tuyển dụng những tài năng kỹ thuật như phi công chiến đấu và kỹ sư; hải quân thì không có đủ nhân lực được đào tạo để vận hành các tàu chiến mới, trong đó phi công tàu sân bay có nhu cầu cấp bách nhất, và đã xuất hiện hiện tượng “thiết bị chờ nhân tài”.

Ngoài ra, tổ hợp công nghiệp quân sự của Trung Quốc vẫn tụt hậu trong các lĩnh vực như động cơ máy bay, tàu thủy và vẫn phụ thuộc vào một số linh kiện của nước ngoài; lệnh cấm vận của Mỹ đối với chất bán dẫn và linh kiện có thể khiến Bắc Kinh gặp khó khăn hơn trong việc phát triển công nghệ quân sự.

Chuyên gia nghiên cứu kiêm giám đốc Viện Quốc phòng và An ninh Đài Loan, Thẩm Minh Thất, nói với Thời báo Epoch Times rằng công nghệ quân sự của Trung Quốc chủ yếu đến từ hai nguồn: Một là viện trợ từ Liên Xô trước đây, sau đó được thiết kế và phát triển ngược, hoặc là được Nga bán, sau đó tự mình mô phỏng chế tạo. Hai là ăn cắp công nghệ của nước ngoài, rồi bắt chước theo, ví dụ tiêm kích J-20 và J-35 rõ ràng là bắt chước chiến đấu cơ F22 và F35 của Hoa Kỳ.

“Nhưng có một số vấn đề trong việc bắt chước. Đầu tiên là vấn đề về vật liệu. Ví dụ, cánh động cơ của Hoa Kỳ rất tiên tiến, Trung Quốc không thể so sánh được. Tốc độ mài mòn của động cơ được làm ra rất cao và tuổi thọ cũng rất ngắn. Việc bắt chước các máy bay của Nga cũng có vấn đề này. Nga cũng lo lắng rằng họ sẽ bắt chước, nhưng thực tế việc bắt chước cũng có những hạn chế”.

“Trong trường hợp này, cho dù đó là kỹ thuật đảo ngược hay là ăn cắp, hoặc bắt chước, thì mức tối đa có thể đạt được cũng chỉ là 80% hoặc ít hơn. Nhìn bề ngoài, các loại vũ khí này có vẻ có thông số kỹ thuật giống như các loại vũ khí khác, nhưng thực tế chúng bị tụt lại phía sau”.

Nếu có sự so sánh quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, dù là khái niệm, chuẩn tắc, hay là hệ thống vũ khí, thì Trung Quốc đều tụt hậu về mọi mặt: ví dụ, công nghệ hàng không mẫu hạm tụt hậu khoảng 15 năm; tác chiến liên hợp tích hợp công nghệ cao chậm hơn Hoa Kỳ ít nhất từ ​​10 đến 15 năm; Máy bay chiến đấu tiên tiến chậm hơn nửa thế hệ, tức là từ 10 đến 15 năm. Bắc Kinh chỉ có thể vượt qua Hoa Kỳ về số lượng tên lửa đạn đạo và tàu chiến, nhưng chất lượng của nó không tốt bằng Hoa Kỳ. Chính vì tụt hậu so với các loại vũ khí thông thường nên quân đội Trung Quốc tránh được sự cạnh tranh trong lĩnh vực này. Quân đội Trung Quốc tập trung nguồn lực phát triển ‘vũ khí sát thủ’.

Ông Hồng Tử Kiệt, chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan nói với Thời báo Epoch Times rằng: “Trong một số lĩnh vực liên quan đến không gian, máy bay không người lái, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và quân sự, Trung Quốc hy vọng sẽ dẫn đầu Hoa Kỳ về công nghệ quân sự hoặc thu hẹp phạm vi tiếp cận của chúng”.

Các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc coi công nghệ lượng tử là ưu tiên chiến lược và một trong những ưu tiên của họ trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 là công nghệ lượng tử. Nhưng bắt đầu từ năm 2022, chính quyền Biden đã cấm các công ty Mỹ bán chip cao cấp cho máy tính siêu cấp, trí tuệ nhân tạo và trung tâm dữ liệu cho Trung Quốc.

Căn bệnh hòa bình, thiếu tinh thần và giáo dục chính trị

Quân đội Trung Quốc hầu như không có kinh nghiệm chiến đấu, hơn nữa còn mắc phải “căn bệnh hòa bình”, do chính sách một con của Trung Quốc được duy trì trong một thời gian dài, quân đội Trung Quốc đã trở thành “đội quân con một”, hơn 70% các binh sĩ là con một, điều này đã khiến sĩ khí của binh lính xuống thấp.

Nhật báo Quân đội ĐCSTQ đưa tin, vào năm 2013, một văn phòng tuyển dụng quân sự phát hiện 60% sinh viên năm nhất đại học không vượt qua kỳ kiểm tra thể chất do béo phì và cận thị. Năm 2016, các chuyên gia y tế phát hiện tỷ lệ gãy xương do căng thẳng ở tân binh bộ binh cao gần gấp đôi so với tân binh Mỹ.

Sức khỏe tâm lý cũng ngày càng xấu đi, một cuộc khảo sát năm 2016 đối với binh sĩ cho thấy gần 30% quân nhân gặp vấn đề về tâm lý, gần gấp đôi tỷ lệ một thập kỷ trước đó. Tệ nhất là lực lượng tên lửa, những người thường xuyên làm việc trong các địa đạo xa xôi.

Các chuyên gia quân sự nước ngoài nhìn chung cho rằng đội ngũ binh sĩ và sĩ quan vẫn luôn là mắt xích yếu nhất trong tiến trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua, điều này đã cản trở khả năng chuẩn bị và chiến đấu của quân đội Trung Quốc.

Xét về chất lượng, truyền thống của Giải phóng quân ngày trước là trước tiên phải trở thành quân nhân, sau đó được thăng cấp từ quân nhân trở thành hạ sĩ quan hoặc sĩ quan. Điều bất lợi là khi bạn là quân nhân có lẽ chỉ là tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông, chưa học qua trường sĩ quan nào, sau đó được thăng cấp cán bộ. Hiện nay nhiều trung tướng, tướng lĩnh Giải Phóng quân đã trở thành sĩ quan theo cách này.

Chuyên gia Hồng Tử Kiệt cho rằng nếu chúng ta chỉ nhìn vào trình độ học vấn thì những sinh viên tốt nghiệp đại học và sinh viên đang đi học cũng đang nhập ngũ khi tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên ngày càng tăng. Nhưng mấu chốt là những người lính có trình độ học vấn cao này có phù hợp với công việc hay không, và họ có vào đúng vị trí đúng chuyên ngành hay không.

Các chuyên gia quân sự nước ngoài ước tính rằng 1/4 thời gian của quân đội Trung Quốc đều dành cho việc giáo dục chính trị, nghiên cứu “Tư tưởng Tập Cận Bình về tăng cường quân đội” và các công việc khác.

“Vì chiến tranh ngày nay là chiến tranh trí tuệ, không phải chiến tranh chính trị nên giáo dục quân sự hiện nay cần nhấn mạnh đến việc nắm rõ tình hình địch, làm chủ trí tuệ, vận dụng trí tuệ v.v. Cái gì là chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, dụ địch của Mao Trạch Đông đã là tư duy chiến lược lỗi thời. Ngày nay, mọi thông tin tình báo đều được phát hiện bởi các vệ tinh quay quanh quỹ đạo, và con người không cần phải chạy lên phía trước để thăm dò động thái.”

Đảng chỉ huy nòng súng và tham nhũng

Vấn đề sâu xa hơn là, không giống như quân đội Hoa Kỳ, điều cốt lõi cơ bản của Quân đội Trung Quốc là bảo vệ chế độ Bắc Kinh. Hành động lớn nhất trong vài thập kỷ qua là vụ thảm sát chính người dân của chính họ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Do có đặc quyền, quân đội Trung Quốc từ lâu đã vướng phải vấn đề tham nhũng và đã tham gia chia sẻ lợi nhuận trong các doanh nghiệp công nghiệp quân sự. Ví dụ, cách đây không lâu, Lực lượng Tên lửa, lực lượng chiến lược hiện đại nhất và tiên tiến nhất của Trung Quốc, do có địa vị đặc quyền, đã có mối liên hệ đáng kể với hệ thống công nghiệp quân sự, dẫn đến vấn đề tham nhũng rất nghiêm trọng.

Tờ Nhật báo Quân sự của ĐCSTQ đưa tin vào năm 2016 rằng một số quan chức chính trị “số lần ngồi trong hội trường thường xuyên hơn số lần trong phòng tác chiến, số lần cầm bút còn nhiều hơn số lần cầm súng, số lần đọc chữ còn nhiều hơn số lần xem bản đồ”. Quân đội Trung Quốc đã đổi mới Hướng dẫn Cán bộ Chính trị năm 2020, yêu cầu chú trọng hơn đến năng lực chiến đấu, nhưng các quan chức chính trị vẫn quá chú trọng đến cách diễn đạt ngôn ngữ và kỹ năng viết.

Chuyên gia Tống Quốc Thành cho rằng đảng chỉ huy nòng súng chính là một hệ thống chỉ huy thống nhất, mọi mệnh lệnh quân sự, chỉ huy quân sự về cơ bản đều phải được ban hành từ dưới lên trên dưới sự chấp thuận và chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên, việc này khá tốn thời gian. Thời buổi hiện nay, chiến tranh là chú trọng về tốc độ và kỹ năng, nắm bắt từng giây từng phút, nếu quân đội quá quan liêu, thống nhất lãnh đạo, mọi việc đều phải được nhà cầm quyền gật đầu phê chuẩn, thế thì chiến tranh còn có hiệu quả gì đây?

Vì vậy, một trong những điểm yếu lớn nhất của quân đội Trung Quốc chính là sự quan liêu và thiếu hiệu quả trong hệ thống quân sự. Bản thân hệ thống chỉ huy rất cứng nhắc, quá mất thời gian và hoàn toàn không thể đối phó với hình thái chiến tranh hiện nay vốn tập trung vào tốc độ cao, hiệu quả cao và trí tuệ cao.

Tại sao quân đội Trung Quốc tránh chiến tranh nóng?

Do điểm yếu chết người có bản chất của Quân đội Trung Quốc, đây là lực lượng vũ trang bảo vệ chính quyền ĐCSTQ, chứ không phải là quân đội bảo vệ lợi ích của người dân và bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Kể từ khi thành lập chính quyền, trong trạng thái hòa bình, Trung Quốc đã chủ động từ bỏ hàng triệu km2 lãnh thổ.

Nhìn lại lịch sử mấy chục năm, ĐCSTQ nhìn chung tránh các cuộc chiến tranh với nước ngoài, sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chiến lược quân sự của Trung Quốc được gọi là dụ địch vào sâu và tích cực phòng thủ, đặc biệt là dưới thời ông Đặng Tiểu Bình về sau luôn tích cực nói về hoà bình và phát triển.

Một khía cạnh quan trọng hơn khác của quân đội Trung Quốc là phối hợp với các hoạt động chiến tranh không giới hạn của nước này như gián điệp, xâm nhập, phá hoại, chiến tranh chính trị và chiến tranh tuyên truyền, đồng thời hư trương thanh thế, dọa nạt đối thủ và các nước láng giềng trong vùng xám.

Trước tình hình nóng hiện nay ở eo biển Đài Loan, liệu Quân đội Trung Quốc sẽ chọn cuộc chiến đổ bộ nóng hay không? Hay sẽ tiếp tục sử dụng nhiều hoạt động gây ảnh hưởng hơn như chiến tranh nhận thức và chiến tranh chính trị chống lại Đài Loan?

Ông Thẩm Minh Thất cho biết, trong hoàn cảnh hiện tại, khó có khả năng xảy ra chiến tranh nóng. Nếu tấn công Đài Loan, nó sẽ hình thành một cuộc chiến mang tính trường kỳ, nếu cuộc chiến kéo dài, cũng sẽ mang đến bất ổn ở các khu vực xung quanh khác cũng như nội bộ Trung Quốc.

Ông phân tích rằng hành động khiêu khích của Trung Quốc không nhằm mục đích quân sự mà nhằm ép buộc, tạo ra hỗn loạn, khiến người dân chống lại Đài Loan, tạo nên tình thế thuận lợi cho các hoạt động quân sự sau này. Trung Quốc đã làm như vậy từ năm 1949 đến nay, liên tục sử dụng các hoạt động vùng xám, đương nhiên cũng để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến tranh của Đài Loan.

Tuy nhiên, ông Thẩm Minh Thất cho rằng không thể loại trừ hai tình huống để ĐCSTQ sử dụng vũ lực ở nước ngoài: Thứ nhất là huấn luyện quân đội và chiếm một hòn đảo bên ngoài trước để xem Đài Loan và Hoa Kỳ phản ứng thế nào. Ngoài ra chính là trong nước có rối ren, muốn chuyển dời trọng tâm thông qua chiến tranh bên ngoài, chính là tìm ra một mục tiêu chiến tranh đơn giản nhất, khiến người dân ủng hộ và phục tùng, bỏ qua những vấn đề nội bộ.

Chuyên gia Tống Quốc Thành cho rằng ĐCSTQ thích sử dụng phương pháp xâm nhập tình báo hoặc chiến tranh nhận thức chống lại người Đài Loan, điều này cho thấy họ không đủ khả năng tấn công Đài Loan bằng vũ lực và phải triển khai một vài các thủ đoạn phi quân sự bên cạnh các hoạt động quân sự thuần túy.

Chủ yếu là vì bản thân Đài Loan cũng có các vấn đề bên trong. Thời gian hòa bình đã 74 năm, người Đài Loan mắc chứng mất trí nhớ hòa bình. Cả thế giới cho rằng eo biển Đài Loan là điểm nóng nguy hiểm nhất, nhưng người dân Đài Loan trái lại lại không có cảm giác gì đặc biệt. Vì vậy, cần phải giáo dục lại và nâng cao nhận thức mới về an ninh quốc gia cho người dân Đài Loan, hiểu rõ bản chất của Trung Quốc cũng như sự tự tin và quyết tâm phòng bị Bắc Kinh của họ.

Nhà cầm quyền ĐCSTQ và quân đội “nghi ngờ lẫn nhau”

Một vấn đề nghiêm trọng hơn với quân đội Trung Quốc là chế độ độc tài cá nhân của nhà cầm quyền không còn cho phép tranh luận nghiêm túc về các chính sách nội bộ, kết quả là năng lực đưa ra các quyết định không ngừng xấu đi, các quan chức có chuyên môn đã bị những người trung thành gạt ra ngoài lề.

Những cuộc đào tẩu của quân đội trong thời kỳ Liên Xô cũ tan rã chắc chắn là một cơn ác mộng đối với Trung Quốc, khi Trung Quốc đàn áp các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh năm 1989, một số sĩ quan quân đội đã từ chối tham gia. Khi những hành động sai trái của người đứng đầu Trung Quốc kích khởi người dân khắp cả nước đứng lên phản kháng, liệu quân đội có còn bảo vệ ông ta và chế độ này của ông ta hay không?

Vào ngày 30 tháng 6 năm nay, Tạp chí “Cầu Thị” đã đăng bài phát biểu của lãnh đạo đảng tại Trường Đảng Trung ương vào tháng 3 năm ngoái, đề cập đến ““Những thay đổi mạnh mẽ ở Đông Âu, sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô, sự tan rã của Liên Xô là những bi kịch ‘không nỡ đành lòng nhìn lại quê nhà dưới ánh trăng’!”. Vậy nên chúng ta “Không thể có kẻ hèn nhát, càng không thể có những người ăn ở hai lòng, thân ở trại Tào tâm ở Hán”.

Ông Tập vẫn luôn lo lắng về quân đội, nếu không thì tại sao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và người đứng đầu Lực lượng Tên lửa đều đã biến mất? Cho nên ông ta mới nói ra câu không thể có những người ăn ở hai lòng, thân ở trại Tào tâm ở Hán, “không đành lòng nhìn lại quê nhà dưới ánh trăng’”, ý tứ chính là một nỗi lo buồn đối với mất đảng và mất nước.

Ông Tống tin rằng quân đội dù có trung thành với đảng đến đâu thì cũng là những đứa con được cha mẹ nuôi nấng, cũng là một bộ phận trong nhân dân, nếu ĐCSTQ trấn áp người dân quá nặng nề, như vậy cũng sẽ có lúc quân đội không thể kìm nén được nữa.

“Xét từ những ví dụ trong quá khứ về sự tan rã của Liên Xô và các cuộc đảo chính ở Đông Âu, quân đội cuối cùng đã đứng về phía nhân dân và thậm chí còn bí mật hỗ trợ người dân lật đổ chính quyền. Ngày trước có lưu truyền một câu nói phổ biến rằng tấn công Đài Loan thì chẳng khác gì tấn công Hoa Kỳ và Nhật Bản, nếu cuộc tấn công vào Đài Loan đã thất bại, thế thì chi bằng hãy tấn công Trung Nam Hải, tức là nếu phải hành động liều lĩnh và thực sự không thể đánh thắng, thế thì bạn chỉ có thể trở thành bia đỡ đạn sống cho kẻ khác mà thôi”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới