Friday, December 20, 2024
Trang chủĐiểm tinNhật Bản đi trên dây giữa Nga - Mỹ

Nhật Bản đi trên dây giữa Nga – Mỹ

Liên tiếp tham gia các cuộc tập trận trên biển sắp tới, Nhật Bản đang tìm cách tự mình khôi phục khả năng chiến đấu, cân bằng lợi ích Nga – Mỹ?

Nhật Bản sẽ cùng với Mỹ, Hàn Quốc tổ chức diễn tập chung đầu tiên chống tên lửa trong tháng 6. Ảnh: Sputnik

Nhật Bản đang tiến hành các cuộc tập trận chung trên biển với Mỹ và Hàn Quốc, một quan chức quốc phòng Hàn Quốc sáng 16/5 nói, theo AP. 

Cuộc tập trận chung bắt đầu vào ngày 28/6, được tổ chức bên lề cuộc tập trận hải quân đa quốc gia 2 năm một lần mà Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản thường xuyên tham gia, diễn ra tại vùng biển Hawaii từ tháng 6 đến tháng 8.

Cuộc tập trận lần này sẽ tập trung hợp tác phát hiện dấu hiệu phóng tên lửa và theo dõi quỹ đạo tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.Cuộc tập trận chung đầu tiên này sẽ có sự tham dự của các tàu lớp Aegis của 3 nước, nhưng không liên quan huấn luyện đánh chặn tên lửa, theo quan chức Hàn Quốc.

Tại vùng biển phía Nam, Nhật Bản cũng tham gia cùng Mỹ và Ấn Độ trong cuộc tập trận  hải quân chung nhằm giám sát các hoạt động trên biển ngày càng bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và Hoa Đông.

Theo nguồn tin chính phủ Nhật Bản hôm 16/5, cuộc tập trận chung mang tên Malabar này dự kiến diễn ra ngoài tại vùng biển gần tỉnh Okinawa vào giữa tháng 6.

Mục đích của cuộc tập trận là tăng cường quan hệ 3 nước trong lĩnh vực an ninh hàng hải và giám sát các hoạt động trên biển ngày càng bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và Hoa Đông.

Ngoài ra, nguồn tin còn cho biết lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản có kế hoạch mở rộng mức độ tham gia trong cuộc tập trận này, như tham gia các cuộc tập trận phòng không, chống ngầm, tìm kiếm và cứu hộ.

Nhật Bản gần đây tăng cường các kế hoạch quân sự, tập trận chung, các động thái quân sự có sự góp mặt của Mỹ nhằm xoa dịu những bất đồng trước đó trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Shinzo Abe mới đây.

Sau chuyến thăm Nga được đánh giá là thành công và đầy dũng cảm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, giới chức Mỹ đã lên tiếng “nhắc nhở” Nhật Bản về “tầm quan trọng phải có quan điểm thống nhất” với Mỹ.

Theo nhận định của giới phân tích, sở dĩ đại diện Mỹ phải lên tiếng “nhắc nhở” Nhật Bản để tránh xảy ra “tiền lệ xấu” đối với Mỹ trong quan hệ với Nga.

Nhat Ban di tren day giua Nga- My
Chuyến thăm đầy “dũng cảm” và nhiều dụng ý của Thủ tướng Nhật tới Nga.

Dự kiến sau chuyến thăm Nga của ông Shinzo Abe, Thủ tướng Italia Matteo Renzi cũng sẽ đến diễn đàn đầu tư hàng năm tại St. Peterburg vào tháng 6 tới.

Thực hiện chuyến thăm “dũng cảm” tới Nga, Thủ tướng Nhật cho rằng việc xích lại gần Nga sẽ giúp Tokyo tiến sát hơn mục tiêu chấm dứt tranh chấp lãnh thổ từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai giữa hai nước, đồng thời giải quyết một số vấn đề khác như nội chiến Syria. 

Trong khi đó, giới chức Nga cũng cố gắng tìm cách đạt những lợi ích chính trị mà chuyến thăm của ông Abe có thể mang lại cho Moscow.

“Đây là một bằng chứng nữa cho thấy chính sách cô lập của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thất bại”, ông Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện Nga, phát biểu về chuyến thăm của Thủ tướng Nhật. “Đây là một chuyến thăm quan trọng cho thấy Nhật Bản đã quyết định không đặt hết trứng vào một giỏ”.

Tuy nhiên, những động thái quân sự mới đây càng cho thấy Nhật Bản đang tích cực củng cố những tiềm năng quân sự của mình sau chuyến thăm Nga tránh làm Mỹ nổi giận.

RELATED ARTICLES

Tin mới