Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBiển Đông là tài sản chung toàn cầu cần được bảo tồn,...

Biển Đông là tài sản chung toàn cầu cần được bảo tồn, bảo vệ

Biển Đông có diện tích hơn 3,6 triệu km2 có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng về kinh tế, quân sự và môi trường.

Biển Đông là vùng biển có hệ sinh thái biển đa dạng sinh học nhất hành tinh này. Nguồn hải sản phong phú ở đây đã tạo việc làm cho hàng triệu người và nuôi sống hàng trăm triệu người của các quốc gia ven Biển Đông mà còn cung cấp nguồn hải sản cho hàng triệu người trên thế giới. Hệ sinh thái biển ở đây, đặc biệt là các rạn san hô không chỉ đảm bảo môi trường biển bền vững cho khu vực mà cho cả Thái Bình Dương. Biển Đông cũng là nơi có nhiều tài nguyên đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt góp phần bảo đảm an ninh năng lượng chung cho khu vực và thế giới, giúp cho nhiều quốc gia trong khu vực trở lên thịnh vượng.

Biển Đông là nơi diễn ra các hoạt động thương mại quốc tế có tổng giá trị hơn 5.300 tỷ USD mỗi năm. Đây là con đường hàng hải nối từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương có tầm quan trọng bậc nhất trên thế giới. Các nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều phải vận chuyển hàng hóa trên con đường này.

Cũng chính vì Biển Đông có vai trò, vị trí quan trọng như vậy, khi các quốc gia ven biển đều cho rằng kinh tế biển là hết sức quan trọng thì việc tranh chấp chủ quyền, khai thác tài nguyên biển ở Biển Đông càng trở lên phức tạp, xung đột liên tục diễn ra.

Trong các quốc gia ven Biển Đông, hầu hết có nền kinh tế chưa phát triển, kinh tế biển mới phát triển vài thập kỷ gần đây và quan hệ tương đối hòa bình thì Trung Quốc ngày càng làm cho Biển Đông dậy sóng.

Trước hết là việc Trung Quốc thôn tính các đảo, quần đảo bất chấp chủ quyền của các nước đe dọa an ninh hàng hải và hòa bình trong khu vực.

Về môi trường, Trung Quốc cũng bị các nhà nghiên cứu về biển cho là Trung Quốc hủy hoại môi trường biển của Biển Đông nhiều nhất và lớn nhất. Trung Quốc đã ngang nhiên bồi đắp các đảo ngầm ở khu vực quần đảo Trường Sa, hủy hoại hàng loạt rạn san hô cả một vùng rộng lớn.

Trung Quốc có đội tàu đánh bắt cá khổng lồ. Chính phủ Trung Quốc nói rằng đội tàu đánh bắt xa bờ của họ khoảng 2.600 chiếc, nhưng Viện Phát triển hải ngoại của Anh cho rằng đội tàu này có tới 17.000 chiếc. Những tàu này được trang bị nhiều thiết bị điện tử để tìm kiếm nguồn cá và đánh bắt theo kiểu tiêu diệt. Hiện nay, Trung Quốc đánh bắt và tiêu thụ hải sản hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Trung Quốc cũng được cho là đã thải ra 1/3 lượng rác thải nhựa gây ô nhiễm các đại dương trong đó có Biển Đông.

Biển Đông là một phần trong tài sản chung toàn cầu cần phải được bảo tồn và bảo vệ. Các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc cần phải ý thức được điều đó.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới