Saturday, November 23, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiện3 triệu doanh nghiệp gia đình ở Đức khốn đốn

3 triệu doanh nghiệp gia đình ở Đức khốn đốn

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhỏ kiểu gia đình trị, vốn là xương sống của nền kinh tế Đức, rao bán mình cho người Mỹ.

Thâm hụt ngân sách gia tăng khiến Đức phải dỡ bỏ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khiến ngày càng nhiều công ty gia đình trị nổi tiếng tại đây phải rao bán mình vì bên bờ vực phá sản.

Bên cạnh đó, chi phí đi vay tăng cao cùng giá năng lượng đắt đỏ càng khiến nhiều ông chủ từ bỏ truyền thống không chấp nhận nhà đầu tư bên ngoài.

Văn hóa phân biệt rạch ròi giữa thời gian riêng tư và giờ đi làm, cộng với sự bảo hộ quá mức của chính phủ với người lao động đang khiến các doanh nghiệp Đức gặp vô vàn khó khăn.

Bất an

Giáng sinh năm 2023, ông chủ Steffen Cyris của hãng sản xuất thịt nguội Schrutka-Peukert tại Bavaria-Đức đã khoe khoang về số đơn đặt hàng “chật cứng”, loại bỏ ngoài tai những lời đồn về tương lai u ám của nền kinh tế vĩ mô, đồng thời yêu cầu nhân viên sẵn sàng tăng ca.

Thế nhưng chỉ trong vài tuần, sự lạc quan đó của ông Cyris đã biến mất. Hàng loạt cửa hàng thịt và tiệm bánh đã hủy đơn hàng với lý do chính phủ dừng trợ cấp kể từ đầu tháng 1/2024. Giờ đây khi nền kinh tế Đức chìm sâu hơn vào suy thoái kinh tế thì bản thân ông Cyris mới bắt đầu lo ngại về triển vọng kinh doanh của mình.

“Tình hình căng thẳng đến mức tôi không chắc liệu mình có nên phá vỡ truyền thống kinh doanh của gia đình không khi chấp nhận lời đề nghị từ nhà đầu tư bên ngoài, nếu như có lời đề nghị như vậy”, ông Cyris cho hay.

Sự bất an của ông Cyris phản ánh nỗi thất vọng ngày càng tăng của khoảng 3 triệu doanh nghiệp “gia đình trị” (Mittelstand) tại Đức, vốn là trụ cột của nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, nhưng nay lại đang bên bờ vực phá sản.

Kinh tế khó khăn, chi phí vay vốn tăng cao cùng việc bảo hộ người lao động quá mức đã khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ kiểu gia đình trị ở Đức cảm thấy công việc kinh doanh, đầu tư khó hơn. Thậm chí nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng không đáng để đổ thêm tiền đầu tư để gặp thêm rắc rối và đang tìm cách rút lui.

Số lượng các công ty vừa và nhỏ tại Đức đang rao bán đã tăng lên trong vài năm trở lại đây. Đại dịch Covid-19 tồi cuộc khủng hoảng năng lượng đã đẩy nhiều hãng đến bờ vực thẳm.

Giờ đây những quy định mới của chính phủ và yêu cầu phải cải cách mô hình kinh doanh để tồn tại đã khiến nhiều doanh nhân Đức quyết định từ bỏ truyền thống kinh doanh của gia đình”, giám đốc Jens Krane của ngân hàng Commerzbank AG cho hay.

Từ bỏ

Những Mittelstand của Đức vốn nổi tiếng toàn cầu do có chuyên môn cao và trải rộng khắp thị trường này, được mệnh danh là những nhà vô địch tiềm ẩn làm nên nền kinh tế lớn nhất Châu Âu.

Theo truyền thống, các chủ sở hữu công ty chỉ chuyển nhượng trong gia đình và rất hạn chế xem xét nhận đầu tư từ bên ngoài hay bán lại công việc kinh doanh trừ phi không còn lối thoát.

Thế nhưng giờ đây, chuyên gia Burc Hesse của hãng luật Latham Watkins cho biết ngày càng nhiều Mittelstand cởi mở hơn với đề nghị đầu tư để trở thành công ty cổ phần tư nhân.

“Ngày càng nhiều ông chủ người Đức than phiền về công việc kinh doanh đang khó khăn hơn bao giờ hết. Bởi vậy việc bán công ty sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn khi chẳng phải quan tâm đến chi phí hoạt động nữa”, ông Hesse thừa nhận.

Hãng tin Bloomberg cho hay điều kiện kinh doanh tại Đức đang ngày một khó khăn hơn khi tòa án hiến pháp nước này ra lệnh cho chính phủ ngừng tài trợ doanh nghiệp nhằm tránh gia tăng thâm hụt ngân sách.

Trong khi chính phủ hạn chế đầu tư công và hỗ trợ doanh nghiệp thì chi phí năng lượng tăng cao, lãi vay đi lên khiến nhiều công ty Đức gặp khó khăn hơn bao giờ hết.

“Giới Mittelstand của Đức đang sôi trào hết lên. Hầu như tuần nào tôi cũng nhận được cuộc gọi từ các gia đình doanh nhân đang gặp khó khăn, hỏi về việc liệu họ có nên bán công ty không? Liệu có buộc phải làm vậy? Liệu duy trì truyền thống doanh nhân Đức có còn giá trị?…”, nhà sáng lập Peter May của hãng tư vấn May Consulting ngậm ngùi.

Ví dụ tiêu biểu nhất là việc gia đình Viessman có trụ sở tại Frankfurt đã bán nhà máy sản xuất máy bơm nhiệt nổi tiếng của gia tộc mình cho tập đoàn Carrier Global của Mỹ. Thỏa thuận này đem về khoản tiền mặt trị giá 12 tỷ Euro, tương đương 13,1 tỷ USD.

Tuy nhiên thương vụ này đã tạo nên sự phản đối kịch liệt trong cộng đồng doanh nghiệp Đức dù gia đình Viessman đã ở vào tình cảnh bất đắc dĩ.

Theo thỏa thuận, người thừa kế của gia đinh Viessman sẽ trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của Carrier Global và gia nhập hội đồng quản trị của công ty Palm Beach Gardens. Số tiền kiếm được sẽ được gia đình Viessman đầu tư những mảng kinh doanh khác của gia tộc.

Quá bảo hộ người lao động

Nhà sáng lập May cho biết tình trạng bảo hộ người lao động quá mức, vốn là tệ nạn lâu năm tại nền kinh tế này là một yếu tố nữa khiến tình hình càng trở nên phức tạp.

Mặc dù văn hóa không làm việc khi hết giờ và phân công rõ ràng thời gian cá nhân với đi làm có lợi cho người lao động nhưng chúng cũng ảnh hưởng đến hiệu suất giải quyết công việc.

Tệ hơn, đạo luật mới năm 2023 của Đức yêu cầu các công ty nhiều hơn 50 lao động phải thiết lập hệ thống tố giác ẩn danh tiêu tốn hàng chục nghìn Euro càng khiến chi phí nhân lực tăng cao.

Trong khi đó, chính phủ lại thu hồi các quỹ cứu trợ thời đại dịch khiến nhiều ông chủ không còn muốn tiếp tục làm ăn.

“Nền kinh tế Đức đang bị bóp nghẹt vì chính sách bảo hộ người lao động quá mức đang tràn ngập mọi lĩnh vực đời sống”, nhà sáng lập May nhận định.

Đồng quan điểm, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner cũng bày tỏ sự quan ngại tương tự vào tháng 2/2024 khi Đức tụt hạng trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh suốt 10 năm qua.

Phát minh ở Đức, sản xuất tại Mỹ

Bên cạnh đó, dân số già hóa khiến nhiều gia tộc không có người kế nhiệm vì tỷ lệ sinh đẻ thấp. Nhiều người kế tục tại Đức thì lại có tư tưởng khác biệt, không còn muốn kế thừa công ty từ gia đình.

Báo cáo của Ngân hàng KfW cho thấy khoảng 125.000 Mittelstand sẽ được chuyển giao cho tầng lớp kế cận từ nay đến năm 2027, nhưng gần ¾ trong số đó gặp vấn đề về việc chuyển giao cho lớp trẻ.

Thế rồi khi được chuyển giao thành công thì khả năng lớp trẻ bán công ty gia đình cho người ngoài cũng khá cao.

Quay trở lại với câu chuyện của Cyris, ông chủ này đang xem xét chuyển việc kinh doanh ra bên ngoài Châu Âu, ví dụ như thị trường Mỹ bằng việc hợp tác với thương hiệu The Aging Room.

Hiện Cyris đang rao bán sản phẩm thịt bò khô của mình tại các bang California và Florida, đồng thời cố gắng kêu gọi thêm đầu tư dù chúng phá vỡ truyền thống kinh doanh gia đình.

“Phát minh ở Đức, sản xuất tại Mỹ (Invented in Germany, Made in the US) đang trở thành tương lai của doanh nghiệp chúng tôi”, ông Cyris kết luận.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới