Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnPháp đưa tàu sân bay hạt nhân duy nhất dưới quyền chỉ...

Pháp đưa tàu sân bay hạt nhân duy nhất dưới quyền chỉ huy của NATO

Hải quân các nước NATO bắt đầu đợt triển khai lớn nhất kể từ khi xung đột Ukraine – Nga bùng nổ, với tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp lần đầu tiên đặt dưới sự chỉ huy của liên minh.

Theo Hãng tin Reuters, tàu sân bay Charles de Gaulle bắt đầu sứ mệnh ở Địa Trung Hải ngày 26-4.

Nhóm tác chiến tấn công tàu sân bay Charles de Gaulle và các chiến hạm đi kèm là trung tâm Neptune Strike của NATO. Sứ mệnh sẽ chứng kiến một loạt cuộc tập trận mà NATO khẳng định giúp các thành viên phối hợp mạch lạc và ngăn chặn kẻ thù tốt hơn.

Việc tàu Charles de Gaulle lần đầu tiên đặt dưới sự kiểm soát hoạt động của NATO mang tính biểu tượng cao, vì đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất của Pháp được đặt theo tên vị tổng thống đã rút nước Pháp khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO vào năm 1966.

Pháp quay trở lại bộ chỉ huy vào năm 2009 và theo các quan chức, sự quan tâm của Paris đối với các cuộc tập trận của NATO tăng lên sau khi Nga tấn công Ukraine vào tháng 2-2022.

Quyết định đặt tàu sân bay Charles de Gaulle dưới sự chỉ huy của NATO đã hứng không ít chỉ trích từ những người Pháp cho rằng điều đó thể hiện sự mất chủ quyền.

Đáp lại, các quan chức Pháp cho rằng động thái này là bình thường khi là thành viên của một liên minh quân sự đa quốc gia.

Theo Reuters, Neptune Strike có sự tham gia của khoảng 20 tàu, bao gồm các nhóm tàu sân bay hạng nhẹ từ Ý, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhiệm vụ của đợt triển khai lần này bao gồm các chuyến bay tầm xa để mô phỏng những đợt tấn công hỗ trợ lục quân ở Đông Âu.

Trước thềm triển khai, các đại sứ từ 32 quốc gia thành viên NATO đã đến thăm tàu sân bay Charles de Gaulle, chứng kiến các máy bay chiến đấu Rafale cất cánh từ trên boong.

Neptune Strike không được tuyên bố là một thông điệp của NATO gửi tới Nga. Tuy nhiên, khái niệm chiến lược của NATO xác định Matxcơva là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của các nước thành viên.

“NATO không có chiến tranh với Nga, nhưng chúng tôi rất quan ngại với Nga và chúng tôi rất quan tâm đến việc răn đe Nga để họ không đi xâm chiếm ai”, phó đô đốc Mỹ Thomas Ishee nói về sứ mệnh Neptune Strike.

RELATED ARTICLES

Tin mới