Sunday, October 6, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao thế giới Hồi giáo đánh nhau 1400 năm chưa dứt?

Vì sao thế giới Hồi giáo đánh nhau 1400 năm chưa dứt?

Sunni và Shia là hai giáo phái chính trong Hồi giáo. Mặc dù Sunni và Shia có quan điểm cơ bản về hầu hết các tín ngưỡng và quy định cơ bản của Hồi Giáo, nhưng sự chia rẽ gay gắt giữa hai giáo phái này đã có từ khoảng 14 thế kỷ trước bắt nguồn từ tranh chấp ai sẽ là người kế vị nhà Tiên tri Muhammad khi ông qua đời để lãnh đạo đức tin Hồi giáo. Ước tính, ngày nay khoảng 85% trong số khoảng 1,8 tỷ người Hồi Giáo trên khắp thế giới là người Sunni, trong khi 15% là người Shia. Trong khi người Shia đại diện cho phần lớn dân số ở một số quốc gia bao gồm Iran, Iraq, Bahrain, Azerbaijan và Liban, người Sunni lại chiếm tới hơn 40 quốc gia khác, từ Maroc đến Indonesia.

Khác biệt có từ lâu, nhưng người Sunni và người Shia vẫn sống bên nhau hòa bình trong tương đối phần lớn lịch sử. Chỉ đến cuối thế kỷ 20 thì sự chia rẽ mới bắt đầu sâu sắc, bùng nổ thành bạo lực nhiều nơi ở Trung Đông khi các nhóm cực đoan của Hồi giáo Sunni và Shia đã tranh giành quyền lực tối cao cả về chính trị và tôn giáo.

Nguồn gốc chia rẽ của người Sunni và Shia là bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 sau khi nhà Tiên tri Muhammad qua đời. Người được cho là đã sáng lập ra đạo Hồi, được Thánh Allah gửi gắm các lời dạy để truyền lại cho chúng sinh. Ông Muhammad đã từ trần vào năm 632. Khi ra đi, ông không chỉ định ai là người sẽ kế nghiệp để làm lãnh đạo của người Hồi giáo; ông cũng không có con trai. Vậy nên, cuộc chiến tranh giành quyền lực bắt đầu.

Một bên là Ali, một người trung thành với Muhammad, cùng Muhammad đấu tranh để phát triển đạo Hồi, cũng là con rể của Muhammad, được một nhóm người giáo cho là xứng đáng kế vị ngôi của Muhammad.

Thế nhưng, một nhóm người Hồi giáo khác lại cho rằng ông Muhammad không hề chỉ rõ việc sẽ để Ali kế nghiệp, chỉ khen ngợi Ali vì sự trung thành thôi. Thế nên, những người này cho rằng Ali không được nối ngôi mà phải bầu chọn ra một người mà cộng đồng Hồi giáo ủng hộ. Có vậy mới khách quan và công bằng.

L. Harlon, tác giả của cuốn sách “After The Prophet” nhận định rằng, bản chất của vấn đề là Muhammad qua đời mà không có người thừa kế là nam giới và ông ấy cũng chưa bao giờ nói rõ ai là người mà ông ấy muốn trở thành người kế vị. Điều này là rất quan trọng bởi vì vào thời điểm chết, về cơ bản ông đã tập hợp tất cả các bộ lạc ở Ả Rập thành một Quốc gia Hồi giáo.

Vậy Ali có được chọn không? Rất tiếc là không.

Những người phản đối Ali, mà sau này được gọi là dòng Sunni, họ đã bầu ra một người là bạn thân của Muhammad. Ông này có tên là Abu.

Abu trở thành vị Vua đầu tiên của đất nước Hồi Giáo sơ khai. Khi Abu băng hà, những người ủng hộ Ali, sau này thường được gọi là người Hồi giáo dòng Shia lại tiếp tục đấu tranh đòi ngôi vị cho Ali nhưng họ lại thất bại. Một người khác được chọn nối ngôi nhưng bị ám sát. Một người nữa lại tiếp tục nối ngôi nhưng lại bị ám sát tiếp. Cuối cùng, đến lần thứ tư đấu tranh thì Ali mới được lên ngôi, trở thành vua của đất nước Hồi giáo lúc đó. Nhưng bản thân Ali cũng bị ám sát vào năm 661 trong cuộc tranh giành quyền lực gay gắt.

Việc lên nắm quyền lực ở một đất nước đạo Hồi đó không chỉ là quyền kiểm soát di sản tôn giáo và chính trị của Muhammad, mà còn là một số tiền lớn dưới hình thức thuế và cống nạp do các bộ lạc khác nhau thống nhất dưới ngọn cờ Hồi giáo. Hơn thế nữa, trong vòng một thế kỷ sau cái chết của Muhammad, những người theo ông đã xây dựng một đế chế trải dài từ Trung Á đến Tây Ban Nha.

Sau khi Ali qua đời, ngôi vị lại không được trao cho con trai mà rơi vào tay một người có tên là Yazid. Tuy nhiên, việc Yazidcó được ngôi vua đã khiến cộng đồng người Hồi giáo tiếp tục chia rẽ nghiêm trọng. Năm 681, con trai của Ali là Husayn đã dẫn đầu một nhóm gồm 72 tín đồ và thành viên gia đình từ Mecca đến Karbala, tức là Iraq ngày nay, để đối đầu với vị vua tham nhũng Yazid của triều đại Umayyad. Một đội quân Sunni khổng lồ đã chờ đợi họ trước đó và khi kết thúc cuộc đối đầu kéo dài 10 ngày với nhiều cuộc đấu tranh nhỏ hơn, Husayn đã phải nhận cái kết thảm. Thủ cấp của ông đã được đưa về dâng lên cho vị vua Sunni. Đó được cho là cuộc chiến đầu tiên và khốc liệt nhất của người Hồi Giáo dòng Sunni và Shia.

Trong bối cảnh chính trị hóa Hồi giáo ngày càng tăng và sự trỗi dậy của những người theo trào lưu chính thống ở cả hai phía, thì căng thẳng giữa các giáo phái lại càng gia tăng hơn vào đầu thế kỷ 21, nhất là giữa sau những biến động do hai cuộc chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, và xảy ra sau vụ lật đổ Saddam Hussein do Mỹ hậu thuẫn. Chế độ Sunni ở Iraq và các cuộc nổi dậy quần chúng khắp khu vực bắt đầu từ Mùa Xuân Ả Rập năm 2011. Sự chia rẽ của người Sunni, Shia đã gây ra một cuộc nội chiến kéo dài ở Syria, giao tranh ở Libya, Iran, Iraq, Yemen và các nơi khác. Chủ đề chung trong hầu hết các cuộc xung đột này là cuộc chiến đang diễn ra giữa Ả Rập theo dòng Sunni và Iran theo dòng Shia để giành ảnh hưởng ở Trung Đông với dầu mỏ và các khu vực xung quanh.

Bất chấp tính chất lâu dài của sự chia rẽ giữa người Sunni và Shia việc hai giáo phái này cùng tồn tại trong hòa bình trong nhiều thế kỷ cho thấy cuộc đấu tranh của họ có thể ít liên quan đến tôn giáo hơn là liên quan đến tiền bạc và quyền lực.

Như vậy, chúng ta thấy rằng dù là người theo tôn giáo và cái chữ Islam, (dịch ra là Hồi giáo, trong tiếng Ả Rập có nghĩa là hòa bình). Vậy nhưng, cộng đồng người Hồi giáo từ khi thành lập cho đến hiện tại trải qua 1.400 hòa bình thì rất ít mà chiến tranh đổ máu thì nhiều. Đi ngược lại giáo lý cơ bản nhất là tìm đến sự hòa bình và thanh khiết trong tâm hồn.

Đúng là khi có đi kèm lợi ích mọi lý tưởng đều bị che lấp, chỉ còn lợi ích nhiều hay ít mà thôi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới