Kinh tế Mỹ được cho là sẽ chịu cảnh siêu lạm phát nếu đồng đô la không còn thống trị thanh toán thương mại toàn cầu.
BRICS đang hướng tới mục tiêu hạ bệ thế thống trị toàn cầu của đồng đô la Mỹ bằng cách thúc đẩy thanh toán thương mại bằng các loại tiền tệ nội khối.
Khối do Trung Quốc và Nga dẫn đầu đang nỗ lực thuyết phục các nước đang phát triển sử dụng đồng nội tệ trong thương mại thay vì đồng đô la Mỹ.
Nếu BRICS loại bỏ vị thế thống trị của đồng đô la Mỹ trong giao thương, đồng bạc xanh sẽ quay trở lại Mỹ dẫn đến siêu lạm phát ở nước này. Nếu điều này xảy ra, 3 lĩnh vực tài chính ở Mỹ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Một số lĩnh vực có thể suy giảm bao gồm ngân hàng, ngoại hối, du lịch, hàng tiêu dùng và sản xuất.
Đầu tiên, lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi ngoại hối bắt đầu sụt giảm. Thị trường ngoại hối hoạt động dựa trên cung và cầu, và nếu nhu cầu về đô la giảm, Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc nhập khẩu đồng đô la.
Nếu ngân hàng trung ương các nước BRICS không tích lũy đồng bạc xanh nữa, đồng tiền Mỹ sẽ quay trở lại chính quê hương của nó. Trong nhiều năm, Mỹ đã đẩy lạm phát của mình sang các quốc gia khác, vì vậy việc đồng bạc xanh quay lại Mỹ sẽ dẫn đến siêu lạm phát ở quê hương của nó.
Thứ hai, lĩnh vực công nghệ sẽ bị ảnh hưởng do lạm phát sẽ dẫn đến mất việc làm. Ngoài ra, các tập đoàn đa quốc gia phải tốn nhiều tiền hơn để duy trì kinh doanh. Do đó, BRICS có thể làm suy thoái nền kinh tế Mỹ nếu thanh toán bằng đồng đô la hoàn toàn bị loại bỏ.
Cuối cùng, đối với lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng sẽ tăng giá chóng mặt. Ngoài ra, lạm phát sẽ đẩy giá hàng hóa trở nên càng đắt đỏ hơn.
Tuy nhiên, viễn cảnh đồng USD bị loại bỏ hoàn toàn khỏi thanh toán quốc tế là điều nằm ngoài sự tưởng tượng của cả những người lạc quan nhất trong nỗ lực lật đổ vị thế thống trị của đồng bạc xanh.
T.P