Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã thất bại

Đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã thất bại

Báo cáo của Viện RUSI có trụ sở ở London (Anh) cho rằng, việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí là bằng chứng rõ ràng cho thấy hàng nghìn biện pháp trừng phạt của phương Tây không hiệu quả.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 bay qua Quảng trường Đỏ ở Moscow trong lễ duyệt binh nă, 2016. Tu-95 được Nga sử dụng để phóng tên lửa hành trình Kh-101 vào Ukraine.


Theo một báo cáo mới của Viện RUSI, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không làm suy yếu được hoạt động sản xuất vũ khí của Nga. Đòn trừng phạt không hiệu quả một phần là do các nước phương Tây đưa ra quyết định quá thận trọng và chậm trễ trong việc chia sẻ thông tin tình báo.

Mặc dù Mỹ và các đối tác đã đưa ra một loạt biện pháp trừng phạt trong 2 năm qua nhằm ngăn chặn Moscow tiếp cận các linh kiện quan trọng để chế tạo vũ khí, nhưng Nga vẫn có thể tăng cường đáng kể hoạt động sản xuất đạn pháo, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đầu năm 2022.

Năm 2021, trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Moscow sản xuất 56 tên lửa hành trình Kh-101 mỗi năm. Đến năm 2023, Nga đã sản xuất được 460 tên lửa loại này. Kho tên lửa đạn đạo Iskander của Nga cũng tăng đáng kể, từ khoảng 50 quả trước xung đột lên 180 quả, mặc dù Nga đã phóng số lượng lớn tên lửa trên chiến trường.

Để sản xuất đạn dược cho tên lửa và máy bay không người lái, Nga vẫn phải dựa vào các thiết bị điện tử vi mô nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng các biện pháp của Mỹ và châu Âu đã không thể ngăn chặn Moscow tiếp cận các linh kiện điện tử đó. Theo báo cáo, Nga vẫn duy trì được nguồn cung dồi dào ăng-ten do một công ty Ireland sản xuất để sử dụng trong bộ thiết bị lượn dùng cho bom.

Báo cáo cho biết, việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí là bằng chứng rõ ràng cho thấy hàng nghìn biện pháp trừng phạt của phương Tây không hiệu quả.

Bộ Tài chính Mỹ mới đây đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm trừng phạt các ngân hàng nước ngoài giao dịch với Nga và áp dụng hạn chế nhằm ngăn chặn việc xuất khẩu một số phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin do Mỹ sản xuất sang Nga.

Báo cáo của Viện RUSI cho rằng Mỹ và các đồng minh vẫn có khả năng cắt nguồn cung hoặc tăng giá linh kiện điện tử, máy công cụ và nguyên liệu thô cần thiết đối với hoạt động sản xuất vũ khí của Nga.

Để các biện pháp trừng phạt phát huy hiệu quả, các nước cần chia sẻ thông tin tình báo liên quan – bao gồm cả thông tin mật – một cách nhanh chóng để cho phép thực thi kịp thời các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Các nước Tây nên thành lập một “trung tâm tổng hợp thông tin tình báo” có thể xây dựng “một bức tranh mục tiêu chung về ngành công nghiệp quốc phòng Nga”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới