Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao tàu sân bay Phúc Kiến chưa thể ra biển? -...

Vì sao tàu sân bay Phúc Kiến chưa thể ra biển? – Kỳ II: Hiện đại, nhưng vẫn đang thời kỳ thử nghiệm

Tờ South China Morning Post của Hồng Kông đưa tin, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã yêu cầu áp dụng công nghệ máy phóng điện từ cho tàu sân bay của Trung Quốc. Một nhóm kỹ sư hàng đầu Trung Quốc do Chuẩn Đô Đốc Mã Vịnh Minh dẫn đầu đã tìm ra giải pháp cho tàu Phúc Kiến. Theo các kỹ sư Trung Quốc, họ đã phát triển được một hệ thống năng lượng tích hợp IEP tiên tiến. Hệ thống mới này sẽ cung cấp đủ năng lượng cho con tàu trên lý thuyết đây là yếu tố cơ bản để nâng cao khả năng chiến đấu. Tất nhiên, cũng như EMALS, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã triển khai được công nghệ này.

Tàu Phúc Kiến thử nghiệm neo đậu.

Trong những ngày cuối tháng 11/2023, truyền thông đưa tin EMALS của Trung Quốc có những khác biệt đáng chú ý về mặt kỹ thuật so với phiên bản của Mỹ. Cụ thể, máy phóng của tàu sân bay Phúc Kiến đã thử nghiệm phóng một vật chết có trọng lượng tương đương với các máy bay tấn công trên bom. Vật thể này sẽ được phóng xuống nước để kiểm tra độ tin cậy cũng như là sức mạnh của máy phóng, xem nó phóng được bao xa. Tuy nhiên, vẫn phải chờ xem liệu hệ thống EMALS của Trung Quốc có gặp phải các vấn đề giống với hệ thống EMALS của Mỹ hay không. Có vẻ như tàu Phúc Kiến vẫn lép vế hơn tàu của Mỹ khi chỉ có 3 máy phóng điện từ so với 4 máy phóng điện từ trên các tàu sân bay của Mỹ.

Nếu Trung Quốc tăng cường khả năng tác chiến cho tàu sân bay Phúc Kiến, châm ngòi cho một cuộc xung đột lan rộng thì sao? Trung Quốc sẽ trang bị những gì cho tàu Phúc Kiến để phòng vệ và đáp trả lại các tên lửa cũng như các máy bay chiến đấu của địch tấn công?

Hai tàu sân bay trước đó là Liêu Ninh và Sơn Đông đã được trang bị tên lửa và súng máy Gatling do chính Trung Quốc sản xuất. Còn Phúc Kiến, ngoài hai thứ đó, sẽ được trang bị thêm một loạt các vũ khí phòng thủ khác, bao gồm tên lửa phòng không tầm ngắn, rocket chống ngầm và ba hệ thống phòng thủ tầm gần CSVS với pháo Gatling 7 nòng cỡ 30mm nhằm mục đích đánh chặn các tên lửa chống hạm có tốc độ bay tối đa đạt tới Mach 4. Mach 4 là tốc độ gấp bốn lần tốc độ âm thanh, cỡ 5000 km/h.

Trung Quốc cũng đã phát triển thêm phiên bản tên lửa YJ-21 phóng từ tàu mặt nước có tầm bắn 1500km, đạt vận tốc giai đoạn cuối lên tới Mach 10. Ngoài ra, còn có tổ hợp phòng không tầm xa HQ-9B, hệ thống này tương tự với hệ thống phòng không S-300 của Nga, để bảo vệ tàu Phúc Kiến, nước này cũng tập trung phát triển KJ-600, máy bay cảnh báo sớm trên không hoạt động trên tàu sân bay, tương tự như là E-2 Hawkeye của Mỹ.

Tàu sân bay Phúc Kiến được cho là phát triển lên một tầm cao mới. Cả hai tàu sân bay trước đó chỉ có khả năng chở máy bay trực thăng và phạm vi phát hiện của radar bị hạn chế. Vậy tàu Phúc Kiến sẽ có thể chở bao nhiêu người?

Theo ước tính, Phúc Kiến có thể chở thủy thủ đoàn bao gồm 2000 thủy thủ và 1000 phi công. Nhưng cho dù con số khá chính xác, chúng ta cũng thừa biết một vấn đề mà Trung Quốc đang gặp phải, đó là họ đang thiếu trầm trọng phi công lái máy bay lành nghề trên tàu sân bay.

PLA cần ít nhất là 200 phi công lái máy bay chiến đấu để có thể vận hành máy bay trên tàu. Các chuyên gia đã nhận định rằng, việc đào tạo phi công lái máy bay trên tàu sân bay là một quá trình đầy thách thức và khó khăn. Vì sao, vì thiết kế máy bay và đào tạo phi công là một trong những công nghệ cốt lõi khó và phức tạp nhất thế giới mà không nước nào muốn chia sẻ. Yếu tố con người trong những nền tảng và hệ thống vũ khí tối tân này là không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Cần có ba yếu tố cơ bản để đào tạo ra một phi công, đó là người học, giáo viên huấn luyện và công nghệ bay.

Về người học, Trung Quốc đã quyết định đào tạo phi công mới thay vì chọn các ứng viên đủ tiêu chuẩn từ lực lượng không quân. Kể từ năm 2020, hải quân Trung Quốc đã trực tiếp tuyển chọn các học viên vừa tốt nghiệp THPT, vừa 18 tuổi, có đầy đủ sức khỏe và tinh thần. Thậm chí, quân đội Trung Quốc còn đăng tải một đoạn quảng cáo trên nền tảng xã hội Wechat cho biết rằng quân đội đang rất cần nhân lực quân sự chất lượng cao. Nhiệm vụ và sứ mệnh của hải quân Trung Quốc đang rất cần được mở rộng. Tốc độ dịch chuyển chiến lược của Hải quân Trung Quốc đang được đẩy nhanh.

Yếu tố thứ hai là giáo viên huấn luyện phi công cho tàu sân bay. Năm 2017, PLA đã thành lập Đại học Hàng hải Không quân Hải quân (NAU) tại tỉnh Sơn Đông. Ban đầu, chỉ có 5 phi công Trung Quốc đạt được chứng chỉ lái máy bay trên tàu sân bay có thể đảm nhiệm các công tác huấn luyện bay. Số lượng này rõ ràng là không đủ để đẩy nhanh tiến độ, cho nên Trung Quốc đã nỗ lực tuyển thêm các phi công đang tại ngũ hoặc là các cựu phi công quân nhân từng phục vụ trong quân đội Anh hoặc là quân đội Mỹ.

Cuối năm 2023, PPC đã đưa tin có ít nhất tới 30 cựu phi công người Anh đã đến Trung Quốc để đào tạo thế hệ phi công trẻ cho đất nước này. Tất nhiên, Trung Quốc đã dùng mức lương rất cao để lôi kéo họ. Mỹ đã lên án và chỉ trích các cựu phi công Anh đã giúp Trung Quốc huấn luyện các phi công tàu sân bay. Tuy nhiên, chỉ trích cũng là chỉ trích mà thôi, họ đã đến Trung Quốc rồi. Họ là một trong những đối tượng được bảo vệ rất nghiêm ngặt.

Các nhà tuyển dụng Trung Quốc, bao gồm cả các công ty săn đầu người, cũng đã nhắm tới các phi công của các quốc gia khác. Trung Quốc vốn không có máy bay huấn luyện được thiết kế dành riêng cho các hoạt động trên tàu sân bay. Tình trạng thiếu máy bay được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động huấn luyện trên tàu sân bay đã cản trở tiến độ đào tạo học viên buộc phải được huấn luyện trên mô hình tại đất liền. Tuy nhiên, việc thực hành trên mô hình khác rất xa so với các điều kiện trên thực tế. Quá trình huấn luyện bay cực kỳ khó khăn. Việc không có máy bay để thực hành chả khác nào học nấu ăn mà không có nguyên liệu, dao và bếp vậy.

Cần khẳng định, Trung Quốc chưa có kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay. Phải mất nhiều thế hệ để tích lũy kinh nghiệm và trải qua đào tạo mới có thể vận hành tàu sân bay một cách hiệu quả được. Chưa hết, việc sở hữu ba tàu sân bay cũng giống như là nuôi ba con nghiện vậy, chúng đốt rất nhiều tiền mỗi năm. Mọi bằng chứng đều cho thấy Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn huấn luyện tàu sân bay, Trung Quốc mới chỉ đưa tàu sân bay vào sử dụng được khoảng 10 năm. Mỹ đã vận hành các tàu sân bay từ gần 100 năm qua ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, trong nhiều hoàn cảnh và những cuộc chiến khác nhau.

Nhà phân tích Alexander Nein cho rằng, hoạt động liên tục của các tàu sân bay là yếu tố nòng cốt làm nên sức mạnh ưu việt tuyệt đối của quân đội Mỹ. Các tàu sân bay Trung Quốc hiện vẫn đang trong giai đoạn huấn luyện. Vì thế, cho đến nay, các tàu này ít hoặc chưa gây ra những mối đe dọa thực sự nào cho các lực lượng hải quân khác. Trung Quốc vẫn chưa thể tự tin mang con tàu này ra biển để vận hành, đặc biệt là trong những tình huống chiến đấu thực tế.

Quá trình phát triển và thiết kế tàu sân bay cho đến nay vẫn hạn chế và chỉ dừng lại ở những phạm vi hẹp. Hai tàu sân bay đầu tiên là Liêu Ninh và Sơn Đông có phạm vi hoạt động hạn chế và theo những dữ liệu theo dõi của Nhật Bản, phạm vi hoạt động của hai tàu sân bay này vẫn nằm gần các căn cứ Hải Quân ven biển của Trung Quốc. Ngoài ra, các phi công trên tàu sân bay của Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào các căn cứ không quân trên đất liền để thực hiện nhiều nhiệm vụ như giám sát cất cánh và hạ cánh. Tàu sân bay Phúc Kiến không thể chạy bằng năng lượng hạt nhân, có nghĩa là Trung Quốc vẫn đang tập trung tăng cường sức mạnh cho hải quân nước nâu. Hải quân nước nâu có nghĩa là hoạt động chỉ cách bờ 200 hải lý. Ngoài ra, trên thế giới thì còn có cả Hải quân nước xanh dương và Hải quân nước xanh lá.

Tàu Phúc Kiến muốn dùng các vùng nước gần bờ làm khu vực tập bắn. Cuối tháng 11/2023, con tàu được phát hiện nằm cách xưởng đóng tàu gần 300 m, nghĩa là Trung Quốc có thể sớm sẽ đưa con tàu này vào thử nghiệm trên biển. Hình ảnh vệ tinh còn cho thấy khẩu hiệu viết trên mạn tàu của họ là “Hiện thực hóa mục tiêu củng cố quân đội trong thời kỳ mới của Đảng và đưa Quân Giải phóng Nhân Dân PLA trở thành Quân đội đẳng cấp nhất thế giới một cách toàn diện”. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thấy được tàu Phúc Kiến thể hiện sức mạnh của nó một khi mà nó ra biển, mục đích chính của nó là gì?

Có lẽ sứ mệnh chính của tàu Phúc Kiến là mang lại cho quân đội Trung Quốc việc tự do hoạt động trên biển và cũng như là làm suy yếu sức mạnh của không quân Mỹ và các đồng minh tại Đông Á và khu vực Thái Bình Dương.

Theo như Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc năm 2019 có tựa đề là “An ninh quốc phòng Trung Quốc trong thời đại mới” Hải Quân Trung Quốc hiện đang trong quá trình chuyển đổi từ lực lượng phòng thủ gần biển sang bảo vệ ở xa biển. Trung Quốc hướng tới việc xây dựng một lực lượng Hải Quân nước xanh có thể hoạt động ở vùng biển sâu tại Thái Bình Dương hoặc thậm chí là trên toàn thế giới.

Đến thời điểm này Phúc Kiến là tàu sân bay lớn nhất và tiên tiến nhất từng được sản xuất ở ngoài nước Mỹ. Đúng là như vậy, nhưng nó không thể cạnh tranh với các tàu sân bay lớp Ford. Dựa vào các bằng chứng hiện có, nếu quá trình vận hành tàu sân bay đi từ bước đầu tiên là học hỏi, phát triển là bò chẳng hạn, bắt đầu hoạt động là đi bộ, vận hành trơn tru là chạy, thì hiện nay, tàu Trung Quốc vẫn chỉ đang ở trong giai đoạn… bò, nó còn chưa được cho ra biển để chạy thực tế.

Người dân Trung Quốc rất tự hào về khả năng tập hợp và tăng cường sức mạnh quân sự của đất nước họ. Trung Quốc muốn xây dựng lực lượng quân sự ấn tượng nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc và lôi kéo sự ủng hộ của quốc tế. Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất tàu sân bay thứ tư là tàu sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân vào năm 2040. Theo hướng đó, họ sử dụng tàu Phúc Kiến và các con tàu sân bay trước đó làm nền tảng để huấn luyện và thử nghiệm.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới