Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐệ trình thứ ba của Việt Nam gửi Liên hợp quốc

Đệ trình thứ ba của Việt Nam gửi Liên hợp quốc

Đó là bản Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng của Việt Nam gửi đến Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS). Và đây là bản Đệ trình thức ba của Hà Nội tính từ năm 2009 đến nay.

Cách đây 15 năm, vào tháng 5/2009 Việt Nam đã hoàn thành hai Đệ trình quốc gia: Một, Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực bắc Biển Đông; hai, Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông.

Việt Nam cũng đã hợp tác với Malaysia xây dựng đệ trình chung về ranh giới thềm lục địa mở rộng đối với khu vực nam Biển Đông.

Như vậy việc Việt Nam trình lên Liên hợp quốc về ranh giới thềm lục địa mở rộng ở các khu vực bắc và giữa Biển Đông là theo một lộ trình đã chuẩn bị, đã tính toán kỹ lưỡng với đủ cơ sở khoa học v à căn cứ pháp lý. Nó hoàn toàn khác với hành động bành trướng trên biển, lấn át, chèn ép để chiếm các thực địa và lãnh hải của nước khác.

Lần này, vào ngày 17/7, giờ địa phương (rạng sáng 18/7/2024 giờ Việt Nam), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, cùng đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Trịnh Đức Hải dẫn đầu, đã chính thức nộp hồ sơ đệ trình: Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng long trọng tuyên bố việc đệ trình nhằm bảo đảm các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với phần thềm lục địa mở rộng tại khu vực này, theo Điều 76 UNCLOS.

Ba lần đệ trình liên tiếp, Hà Nội rất tự tin và thể hiện thái độ thiện chí khi khẳng định rằng, họ có đủ chứng cứ, tài liệu để khẳng định quyền có thềm lục địa tự nhiên mở rộng ngoài 200 hải lý từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mình.

Việc Việt Nam nộp Đệ trình lần này chỉ có một mục tiêu duy nhất là: Bảo đảm các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với phần thềm lục địa mở rộng tại khu vực giữa Biển Đông, phù hợp với Điều 76 của UNCLOS. Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, Đệ trình này không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa nước này với các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông.

Về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Hà Nội khẳng định, đó là hai quần đảo của Việt Nam từ lâu đời, phù hợp với luật pháp quốc tế và các quyền đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác lập phù hợp với UNCLOS. Nếu có tranh chấp, Việt Nam cam kết sẵn sàng giải quyết mọi bất đồng về chủ quyền lãnh thổ bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đàm phán, đối thoại.

Dịp này, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc để bày tỏ lập trường của nước này về việc Philippines nộp Đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Biển Đông vào ngày 14/6/2024. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, cũng như phát triển bền vững ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS-1982.

Trước những hành vi cậy thế nước lớn của Trung Quốc, Việt Nam đã có những giải pháp phù hợp, với quan điểm kiên quyết, kiên trì và không nhân nhượng đối với chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Việc Hà Nội ba lần liên tiếp gửi Đệ trình lên Liên hợp quốc là đúng với luật pháp quốc tế và được lòng dân.

Đương nhiên, là quốc gia tuyên bố hơn 80% diện tích Biển Đông thuộc về mình thông qua “Đường chín đoạn”, chắn chính quyền Bắc Kinh sẽ không vui và sẽ phản ứng với bản Đệ trình mới nhất này. Bởi Trung Quốc thấu hiểu một điều, muốn trở thành cường quốc thì phải phát triển về phía biển. Đó là lý do vì sao Trung Quốc nuôi giấc mộng độc chiếm Biển Đông để làm cửa ngõ tiến ra ngoài.

Muộn còn hơn quá muộn hoặc không bao giờ! Hơn bao giờ hết Hà Nội cần minh bạch ranh giới chủ quyền của mình trên Biển Đông. Mỗi con sóng nơi đây không phải là vô chủ. Một nhánh san hô cũng có chủ quyền. Đó là khoa học và là đạo lý, là lòng yêu nước. Lòng yêu nước không phải là một khái niệm trừu tượng.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới