Tuesday, October 1, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ thất bại về ngoại giao, châu Âu vẫn ghẻ lạnh Bắc...

TQ thất bại về ngoại giao, châu Âu vẫn ghẻ lạnh Bắc Kinh

Trong bối cảnh các tàu chiến Pháp tham gia tập trận chung với Philippines và Mỹ tại biển Đông, Trung Quốc thể hiện sự im lặng một cách khó hiểu. Lãnh đạo Trung Quốc vẫn thực hiện chuyến thăm Paris theo kế hoạch. Tuy nhiên, việc nóng lòng thực hiện chuyến đi này cho thấy Trung Quốc đang ở thế “Tiến thoái lưỡng nan” trong chiến lược đối nội và đối ngoại.

Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay Orly, phía nam Paris hồi tháng 5/2024

Tuyên bố chung sau chuyến thăm Paris của lãnh đạo Trung Quốc đã bị thu hẹp phạm vi và không đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng như Biển Đông, nhân quyền và thương mại. Điều này cho thấy sự bất đồng giữa Trung Quốc và Pháp vẫn còn nhiều và khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

Tàu chiến Pháp tiến hành tập trận ở Biển Đông

Ngày 29/4/2024, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông báo trước tin tức về chuyến thăm Pháp của ông Tập nhưng lại vô tình vạch áo cho người xem lưng. Bốn ngày trước đó, ngày 25/4 một tàu chiến của Pháp lần đầu tham gia cuộc tập trận vai kề vai giữa Philippines và Mỹ ở Biển Đông, nhằm bày tỏ sự quan ngại đối với khu vực này. Một tàu trinh sát điện tử của Trung Quốc vẫn luôn bám đuôi. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì lại giữ im lặng về vấn đề này, khi tàu chiến Pháp đến Biển Đông tập trận. Trước tình hình này Trung Quốc đã có thái độ lảng tránh và thông báo về chuyến thăm cấp cao tới Pháp của lãnh đạo Trung Quốc. Lâu nay Bắc Kinh luôn coi mình là một nước lớn đối với Hoa Kỳ nhưng đối với Pháp lại không có chút phong thái của một nước lớn chút nào.

Khi ông Emmanuel Macron đến thăm Trung Quốc vào năm 2023, Trung Quốc đã tặng Pháp một đơn đặt hàng lớn mua sắm máy bay. Ông Tập thậm chí còn đi cùng Macron đến Quảng Châu để uống trà. Giờ đây chuyến thăm qua lại của lãnh đạo Trung Quốc chỉ là để mua về chút thể diện và cố gắng chứng minh với nội bộ rằng ông Tập chưa từng gặp phải sự cô lập quốc tế.

Tuyên bố Trung Quốc – Pháp bị chia cắt và thu nhỏ

Ngày 6/5 sau cuộc gặp giữa Ông Tập và ông Macron, tuyên bố của Trung Quốc cho biết: Cả hai bên phải tuân thủ nền độc lập tự chủ và cùng nhau ngăn chặn một Cuộc chiến tranh lạnh mới, hoặc đối đầu mặt trận và cùng nhau phản đối sự tách rời và tuyệt giao, trong bối cảnh đối đầu sâu sắc giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc vẫn đang cố gắng chia rẽ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với châu Âu và Hoa Kỳ với Pháp, khi Trung Quốc gặp phải các lệnh trừng phạt công nghệ ngày càng nghiêm khắc từ Hoa Kỳ, nó phải tìm những cách khác để ăn cắp bản quyền của người ta.

Tuyên bố của Trung Quốc nhấn mạnh: Họ sẵn sàng nhập khẩu thêm các sản phẩm chất lượng cao của Pháp, hy vọng Pháp sẽ xuất khẩu thêm các sản phẩm công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao sang Trung Quốc và hoan nghênh thêm nhiều công ty Pháp đầu tư vào Bắc Kinh. Chính sách miễn thị thực cho công dân 12 nước, trong đó có Pháp đến Trung Quốc trong thời gian ngắn sẽ được gia hạn đến hết năm 2025.

Còn tuyên bố của Pháp lại đề cập đến cạnh tranh công bằng trong kinh tế và thương mại giữa hai bên. Trong khi đó, Trung Quốc lại tiếp tục tỏ ra mơ hồ. Nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc – Pháp, lãnh đạo Bắc Kinh đã đến thăm Pháp sự đồng thuận thực sự trong các cuộc đàm phán giữa đôi bên còn hạn chế và cuối cùng cũng không có lấy một tuyên bố chung nào, điều này cho thấy sự khác biệt nghiêm trọng trong nhiều vấn đề.

Đôi bên đã đưa ra bốn tuyên bố chung bị chia cắt, lần lượt liên quan đến tình hình Trung Đông, tăng cường hợp tác về đa dạng sinh học và đại dương, trí tuệ nhân tạo cũng như trao đổi và hợp tác nông nghiệp, đây có lẽ là lĩnh vực mà cả hai bên có thể đạt được thỏa thuận. Qua đó có thể thấy một góc nhỏ trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pháp, tuyên bố chung giữa hai bên buộc phải thu nhỏ lại, trái ngược hẳn với sự tuyên truyền rầm rộ của các kênh truyền thông Trung Quốc.

Hãy nói về quan điểm của Trung Quốc trong cuộc chiến ở Ukraina, Bắc Kinh thực sự đang ở một thế lưỡng nan vô cùng khó xử. Trước khi chiến tranh nổ ra, lãnh đạo hai nước đã tuyên bố về một mối quan hệ hợp tác không giới hạn giữa Nga – Trung Quốc, việc Nga tấn công Ukraina dường như đã khiến Trung Quốc á khẩu việt vị. Từ đây Bắc Kinh luôn ở thế đu dây giữa phương Tây và Nga, họ không thể để mất Nga vì Moscow cho họ năng lượng giá rẻ và có cùng chí hướng chống Mỹ. Tuy nhiên Trung Quốc càng không thể để mất châu Âu và Mỹ, vì đây là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ. Nói cách khác Trung Quốc muốn mình ở giữa trong sự liên kết này, họ mua dầu giá rẻ từ Nga để phục vụ cho nền sản xuất rồi xuất bán các thành phẩm sang Âu Mỹ.

Phương Tây và thậm chí là cả Nga cũng đã sớm nhận ra rằng, Trung Quốc đang lợi dụng họ trong khi vẫn giữ được thế trung lập ít rủi ro. Nga gây sức ép với Trung Quốc bằng những chuyến tiếp xúc liên tục ở cấp cao buộc Trung Quốc phải bằng cách nào đó hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của Moscow. Theo nhiều chuyên gia Bắc Kinh đã cung cấp nhiều mặt hàng lưỡng dụng cho quân đội Nga, đồng thời giúp Nga né nhiều lệnh trừng phạt từ phương Tây và đương nhiên Mỹ và châu Âu không thể để yên cho Trung Quốc lộng hành ngay dưới mũi. Họ cũng gây sức ép với Bắc Kinh, buộc Trung Quốc phải tỏ rõ thái độ với Nga, không đứng về phía Nga trong cuộc chiến này. Đây là thế lưỡng nan cực kỳ khó giải suốt lịch sử cầm quyền của Trung Nam Hải, bài toán ngoại giao này về cơ bản là Bắc Kinh không cách nào giải được.

Sự hợp tác không thực chất

Các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Pháp không đạt được nhiều kết quả thực chất, nhưng ông Tập lại nói trong bữa tiệc tối rằng: Hai bên cần tăng cường liên lạc và hợp tác trong các vấn đề quốc tế lớn, cùng nhau trao gửi hy vọng cho thế giới hỗn loạn và tìm ra hướng đi cho sự tiến bộ của nhân loại. Những khẩu hiệu như vậy về cơ bản đã đưa công tác tuyên truyền về chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo Trung Quốc lên mức cao nhất.

Về phía Pháp, Tổng thống Macron khá thực dụng. Ông thừa biết lãnh đạo Trung Quốc nhân cơ hội này hô hào khẩu hiệu sáo rỗng, mục đích chủ yếu là để tuyên truyền nội bộ Trung Quốc và Pháp hiện không thể cân đối cuộc chiến Nga – Ukraina. Pháp cũng không thể cân đối các vấn đề Trung Đông, Trung Quốc, thậm chí còn không muốn nhìn thấy các đồng minh như Pháp và Mỹ cân đối các vấn đề ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mối quan hệ giữa hai bên có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ Trung Quốc – EU, nhưng nó còn phụ thuộc vào một quốc gia lớn khác ở Châu Âu chính là nước Đức.

Thủ tướng Đức đã đến thăm Trung Quốc hai năm liên tiếp và sự khác biệt giữa hai bên ngày càng trở nên rõ ràng. Đức mới đây tuyên bố không loại trừ khả năng tàu chiến Đức đi qua eo biển Đài Loan. Đức từng là mục tiêu lớn nhất trong nỗ lực chia rẽ Hoa Kỳ và châu Âu của Trung Quốc. Giờ đây tình hình đã đảo chiều nhanh chóng. Ông Macron cho biết trong cuộc gặp rằng, ông hy vọng các sản phẩm nông nghiệp, hàng không, mỹ phẩm và tài chính sẽ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời khuyến khích đầu tư chung vào các lĩnh vực công nghệ cao ở Pháp.

Quan hệ Trung Quốc – EU không còn như xưa

Ngày 6/5 lãnh đạo Trung Quốc – Tập Cận Bình lần đầu tiên tổ chức cuộc gặp ba bên với tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen. Tuyên bố của Trung Quốc nêu rõ: Họ hy vọng rằng các tổ chức EU sẽ có được sự hiểu biết đúng đắn về Trung Quốc, đây là những gì Trung Quốc thường nói với Hoa Kỳ và bây giờ cũng nói với châu Âu, về cơ bản là nó đã phản ánh mối quan hệ Trung Quốc – EU thật sự hiện nay.

Trong buổi tọa đàm, ông Tập lần nữa phủ nhận vấn đề dư thừa công suất của Trung Quốc và nói rằng các xung đột kinh tế và thương mại cần được giải quyết thỏa đáng. Ông Macron cho biết, trong cuộc đàm phán ba bên rằng quan hệ EU – Trung Quốc cần được giải quyết trước tiên và các vấn đề kinh doanh tiếp cận thị trường, điều kiện cạnh tranh công bằng đầu tư… nên được thảo luận trước khi thảo luận về hai cuộc khủng hoảng lớn ở Ukraina và Trung Đông.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen cho biết: Trong bối cảnh môi trường rất hỗn loạn ở châu Âu, Trung Đông hay Đông Á. Chúng tôi quyết tâm ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lực của Nga tại Ukraina, quan hệ Trung Quốc – EU đang bị thách thức chẳng hạn như tình trạng dư thừa sản lượng do nhà nước gây ra, khả năng tiếp cận thị trường không bình đẳng và sự lệ thuộc quá mức.

Đây là những vấn đề mà Trung Quốc đang cố gắng tránh né nhưng chúng phải được thảo luận khi lãnh đạo Trung Quốc đến thăm châu Âu, có điều chúng sẽ không mang lại kết quả đáng kể. Bà Von der Leyen cho biết trong một tuyên bố rằng: Hai bên đã thảo luận về cam kết của Trung Quốc, không cung cấp bất kỳ thiết bị gây chết người nào cho Nga, cần phải nỗ lực nhiều hơn để giảm việc cung cấp vật liệu lưỡng dụng quân sự cho Nga, điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ EU với Trung Quốc.

Số lượng quốc gia mà lãnh đạo Trung Quốc có thể ghé thăm bị hạn chế

Lần cuối cùng lãnh đạo Trung Quốc đến thăm châu Âu là năm 2019. Trong 5 năm qua tình hình quốc tế đã có những thay đổi to lớn. Ba quốc gia ở châu Âu mà ông Tập đến thăm lần này là Pháp, Serbia và Hungary. Đây là những quốc gia đã không ngần ngại vạch trần tình thế tiến thoái lưỡng nan trong chiến lược của Trung Quốc.

Vương Quốc Anh đã tách rời khỏi EU, nhưng nước này vẫn là một trong những nước lớn ở châu Âu mà ông Tập Cận Bình tạm thời không có cơ hội viếng thăm và Vương Quốc Anh có thể cũng sẽ không mời ông ta đến, khi ông Tập đến thăm Pháp thông tin về vụ hacker của Trung Quốc tấn công trang web của quân đội Anh bị phanh phui ngay cùng thời điểm, Trung Quốc và Anh cũng chưa có điều kiện để thăm viếng lẫn nhau.

Thủ tướng Đức đã đến thăm Trung Quốc hai lần. Năm 2023 ông Tập cử ông Lý Cường có chuyến thăm đáp lễ nhưng ông không được phép đi máy bay đặc biệt, cũng không cho phép ông trả lời các câu hỏi trong cuộc họp báo và các phóng viên cũng không được phép đặt câu hỏi quan hệ Trung Quốc – Đức thực sự đã bị hạ cấp.

Việc Ý tuyên bố rút khỏi sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc đã khiến lãnh đạo Trung Quốc mất mặt và không muốn đi, đồng thời Ý cũng chưa chắc đã có lời mời.

Trong số bốn nước G7 ở châu Âu lãnh đạo Trung Quốc tạm thời chỉ có thể sang Pháp, nhiều quốc gia EU khác có thể không có lời mời, nên sau Pháp ông Tập không còn cách nào khác là phải tới Serbia quốc gia không phải là thành viên NATO hay là EU, quốc gia tách khỏi Nam Tư cũ này có mối quan hệ không tốt với Hoa Kỳ và châu Âu, Trung Quốc đang cố gắng lôi kéo họ nhưng nó không có nhiều giá trị chiến lược đối với Bắc Kinh.

Là một quốc gia Đông Âu, Hungary vẫn luôn nỗ lực hợp tác với phương Tây và đã gia nhập EU và NATO. Tuy nhiên, nước này cũng thân cận với Trung Quốc và hy vọng nhận được các khoản đầu tư từ Bắc Kinh, Hungary có quan hệ không tốt với Ukraina và nhiều lần cản trở các chương trình nghị sự liên quan của EU. Tuy nhiên Hungary và Serbia có quan hệ chặt chẽ, những điều này có thể đều là lý do cho chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc.

Tuy nhiên, Thủ tướng Hungary mới đây đã đến thăm Cựu Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump để xây dựng trước quan hệ với Mỹ, thật không thực tế khi Trung Quốc mong đợi Hungary gia nhập Liên minh chống Mỹ và chống phương Tây.

Cuộc đàm phán với Pháp và EU lại có những trở ngại cơ bản, tuyên truyền sai trái trong nước của Trung Quốc không thể thay đổi tình thế tiến thoái lưỡng nan về mặt chiến lược của Bắc Kinh, trong khi đối nội Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức nội bộ, như là chiến tranh Nga – Ukraina và các vấn đề kinh tế thương mại những vấn đề này khiến Bắc Kinh khó có thể tập trung toàn lực vào Biển Đông. Còn về đối ngoại mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu vẫn còn rất nhiều bất đồng, đặc biệt là các vấn đề nhân quyền và thương mại, việc Pháp tham gia tập trận chung với Philippines – Mỹ lại càng làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ này.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, chiến dịch tăng cường quan hệ của Trung Quốc với Pháp và các nước châu Âu sẽ sớm thất bại. Những mâu thuẫn và bất đồng trong mối quan hệ này cũng sẽ dần dần bộc lộ và nó sẽ khiến Trung Quốc khó có thể đạt được mục tiêu của mình.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới