Monday, September 30, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLiên minh Mỹ - Nhật tung ra chiến lược khiến TQ run...

Liên minh Mỹ – Nhật tung ra chiến lược khiến TQ run sợ

Sự gắn bó ngày càng mật thiết hơn về quân sự giữa Nhật Bản và Mỹ đang tạo thành những mối lo lớn cho Trung Quốc. Trong vài năm qua, Nhật Bản đã trở thành mũi giáo sắc nhọn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sự lớn mạnh của Nhật Bản đe dọa ngày càng nghiêm trọng hơn giấc mơ bá chủ của Bắc Kinh.

Thủ tướng Kishida phát biểu trong chuyến thăm chính thức Mỹ.

Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong 3 năm qua, liên minh Mỹ – Nhật đã đạt đến tầm cao chưa từng có và sẽ cùng nhau hợp tác để thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn cầu cho tương lai. Tuyên bố chung nêu rõ, để tận dụng các cơ sở công nghiệp tương ứng của hai bên, nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lực quan trọng và duy trì trạng thái sẵn sàng lâu dài. Một diễn đàn DICAS sẽ được triệu tập để xác định các lĩnh vực ưu tiên cho hợp tác công nghiệp giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó bao gồm cả việc phối hợp với các bộ, ủy ban liên quan để cùng phát triển và sản xuất tên lửa, cũng như đồng bảo trì các tàu hải quân Hoa Kỳ và máy bay của lực lượng không quân Hoa Kỳ được triển khai ở tuyến đầu tại các cơ sở thương mại của Nhật Bản. Cùng với nhóm hợp tác khoa học và công nghệ quốc phòng hiện có, diễn đàn này sẽ tích hợp và điều chỉnh tốt hơn các chính sách công nghiệp quốc phòng, mua sắm và hệ sinh thái khoa học công nghệ của hai nước.

Hiện tại, tên lửa đánh chặn đất đối không Patriot 2 và Patriot 3, được lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản trang bị cũng như các xe Sơmi rơmooc và bệ phóng của chúng đều được sản xuất bởi các công ty Nhật Bản, đã nhận được giấy phép của Hoa Kỳ như là Mitsubishi Heavy. Tuy nhiên theo trang Bloomberg, những khoản chi phí này đã vượt mức nghiêm trọng.

Mặt khác, theo báo cáo tháng 6/2023 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS, năng lực sản xuất hiện tại của Mỹ chỉ có thể sản xuất 450 tên lửa Patriot mỗi năm. Trong đó 250 chiếc được quân đội Mỹ mua sắm trực tiếp, đồng thời, tiềm lực trong việc tăng sản lượng của các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Hoa Kỳ bị giới hạn ở mức 15% – 20% mỗi năm. Ngày 22/12/2023, chính phủ Nhật Bản đã xem xét và phê duyệt ba nguyên tắc chuyển giao thiết bị phòng thủ phiên bản mới và hướng dẫn ứng dụng, đồng thời quyết định cung cấp cho Hoa Kỳ tên lửa phòng không Patriot do Nhật Bản sản xuất. Đây là lần đầu tiên việc xuất khẩu vũ khí sát thương được cho phép, kể từ khi Nội các Nhật Bản thông qua ba nguyên tắc chuyển giao thiết bị phòng thủ vào năm 2014.

Nhật Bản mở rộng sản xuất tên lửa Patriot

Sự phát triển của ngành công nghiệp quân sự Nhật Bản và sự hội nhập với Mỹ đã khiến Trung Quốc phải lo lắng. Trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp của tình hình quốc tế, Nhật Bản đang điều chỉnh mạnh mẽ chính sách xuất khẩu vũ khí được khởi động từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Nhật Bản thiết lập ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí, đó là: không bán vũ khí cho các nước bị Liên Hợp Quốc cấm và không bán vũ khí cho các nước đã hoặc có thể xảy ra tranh chấp quốc tế.

Năm 2014, chính quyền Abe đã sửa đổi ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khíthành Ba nguyên tắc chuyển giao thiết bị quốc phòng, cho phép xuất khẩu thiết bị quốc phòng trong một số điều kiện nhất định. Cuối năm 2022, chính quyền ông Kishida đã thông qua phiên bản mới của ba văn kiện chính sách an ninh và lần đầu tiên hứa sẽ thúc đẩy xuất khẩu thiết bị quốc phòng. Vào tháng 12/2023 và tháng 3/2024, chính quyền ông Kishida đã hai lần sửa đổi Ba nguyên tắc chuyển giao thiết bị phòng thủ và hướng dẫn áp dụng.

Ngoài việc xuất khẩu tên lửa Patriot sang Mỹ, Nhật Bản còn có hai đợt chuyển giao thiết bị quốc phòng lớn gần đây. Ngày 20/12/2023, Nhật Bản đã chính thức chuyển giao loại radar cảnh báo trên không mẫu mới cho Philippines. Đây là đợt xuất khẩu vũ khí và thiết bị thành phẩm đầu tiên của Nhật Bản. Hệ thống radar này có tầm phát hiện 300 hải lý (tức là khoảng 555 km) và được Philippines triển khai tại một căn cứ cũ của không quân Hoa Kỳ, cách bãi cạn Scarborough khoảng 300 km. Nó có thể theo dõi các động thái của Trung Quốc. Lần thứ hai, ngày 26/3/2024, Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu mới do Nhật Bản, Anh và Ý cùng phát triển sang nước thứ ba. Nhật Bản có tiềm lực mạnh mẽ về công nghiệp quân sự, dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, hội nhập quân sự Nhật – Mỹ chính là cơn ác mộng đối với Trung Quốc.

Nhật Bản là đối tác ưu tiên của Mỹ

Cuộc chiến Nga – Ukraina đã bộc lộ ít nhất ba khuyết điểm lớn của Mỹ: Thứ nhất, trong 10 tháng đầu của cuộc chiến ở Ukraina, tên lửa phòng không Stinger mà Mỹ phải mất 13 năm mới sản xuất được và tên lửa chống tăng Javelin mà Mỹ phải mất 5 năm mới sản xuất được được đưa vào sử dụng, kho vũ khí của Mỹ đã nhanh chóng chạm đáy.

Thứ hai, xung đột quyền lực lớn trong tương lai sẽ là xung đột công nghiệp và ngành công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ chưa được chuẩn bị kỹ càng, cơ sở công nghiệp hiện tại của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong thời bình nhưng nó không thể đáp ứng nhanh chóng sự gia tăng nhu cầu trong thời chiến.

Thứ ba, tư thế sẵn sàng chiến đấu và năng lực sản xuất công nghiệp quân sự của quân đội Hoa Kỳ không thể đối phó với xung đột eo biển Đài Loan. Chiến lược công nghiệp quốc phòng cho rằng: Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã trở thành cường quốc công nghiệp toàn cầu trong nhiều lĩnh vực then chốt, từ đóng tàu đến khoáng sản quan trọng, vi điện tử, với năng lực sản xuất không chỉ vượt xa Hoa Kỳ mà còn vượt xa năng lực của các đồng minh châu Á và châu Âu cộng lại. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn chế tạo những loại vũ khí tốt nhất trên thế giới nhưng phải có khả năng sản xuất những khả năng này với tốc độ và quy mô đủ để tối đa hóa lợi thế.

Chiến lược công nghiệp quốc phòng chỉ ra bốn ưu tiên chiến lược quan trọng để xây dựng hệ sinh thái công nghiệp quốc phòng hiện đại từ 3 – 5 năm tới: Một là, thiết lập chuỗi cung ứng linh hoạt; Hai là, xây dựng lực lượng lao động đủ kỹ năng; Ba là, mua sắm linh hoạt; Bốn là, thúc đẩy các cơ chế thị trường công bằng và hiệu quả, hỗ trợ một hệ sinh thái phòng thủ vững chắc giữa Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác. Đồng thời đảm bảo an ninh kinh tế và khả năng răn đe toàn diện, báo cáo này cũng đề xuất 25 hành động cụ thể, một trong số đó là Tăng cường quan hệ sản xuất quốc phòng quốc tế, hợp tác với các đồng minh và đối tác, thiết lập lợi thế sản xuất thông qua nhiều cơ chế hợp tác quốc tế, mở rộng sản xuất quốc phòng toàn cầu và tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

Hoa kỳ chuẩn bị trở thành “kho vũ khí dân chủ” một lần nữa

Giờ đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang triển khai cạnh tranh chiến lược cực đoan được kích thích bởi cuộc chiến Nga – Ukraina cùng với thách thức về một cuộc chiến tranh eo biển Đài Loan có thể xảy ra, Hoa Kỳ quyết tâm tổ chức lại ngành công nghiệp quốc phòng của mình. Vào ngày 19/10/2023, trong bài phát biểu tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng, ông Biden đã trích dẫn khẩu hiệu của Tổng thống Roosevelt trong thời Thế chiến thứ 2, bày tỏ sẵn sàng một lần nữa trở thành kho vũ khí của nền dân chủ ủng hộ sự nghiệp tự do.

Từ chiến lược công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ đến việc nâng cấp liên minh Mỹ – Nhật, đến diễn đàn DICAS này, có thể thấy rằng công tác chuẩn bị cho chiến tranh của Hoa Kỳ đang được tiến hành một cách có trật tự và ưu thế toàn diện, về công nghiệp quân sự của Hoa Kỳ không ngừng được tăng cường. Điều này về cơ bản đã kiềm chế canh bạc quân sự của Trung Quốc ví như phát động cuộc chiến ở eo biển Đài Loan.

Iran lại phản đối, Bắc Kinh lo dập lửa

Chuyển sang một diễn biến khác, ngay sau khi các quan chức Iran cảm ơn Trung Quốc đã bày tỏ lời chia buồn về vụ tai nạn của Tổng thống Ebrahim Raisi, nước này đã bất ngờ đưa ra lời phản đối.

Theo truyền thông Iran đưa tin, ngày 2/6 Bộ Ngoại giao Iran đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tehran để phản đối việc chính phủ Trung Quốc ủng hộ những tuyên bố vô căn cứ tại Điều khoản 26 của Tuyên bố chung Trung Quốc – Ả Rập. Điều khoản này nêu rõ, các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất có chủ quyền đối với ba hòn đảo ở Vịnh 34, đảo Greater Tunb, đảo Lesser Tunb và đảo Abu Musa, nhưng Iran cho rằng ba hòn đảo này lại thuộc về Iran.

Câu chuyện bắt đầu từ việc Tổng thống các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất là ông Al Nahyan vừa kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc. Trung Quốc và các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất đã ký Tuyên bố chung. Trong Tuyên bố chung này có liên quan đến vấn đề ba hòn đảo nói trên, điều này đã gây ra sự bất bình cho Iran. Iran nhấn mạnh rằng: “Tehran và Bắc Kinh có mối quan hệ đặc biệt và hoàn hảo”. Các nhà ngoại giao Iran cho biết, Tehran hy vọng Bắc Kinh cân nhắc đến việc Iran có sự hợp tác chiến lược với Trung Quốc mà có sự điều chỉnh lập trường của mình về vấn đề này.

Cố vấn chính trị của Tổng thống Iran lúc đó là Mohammad Jamshidi đã tweet bằng tiếng Ba Tư rằng: Iran đã ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa khủng bố sang phía Đông và phía Tây, ngụ ý rằng Bắc Kinh không đủ thành ý. Ngoài ra, chính quyền Iran cũng khẩn trương triệu tập đại sứ Trung Quốc để bày tỏ sự bất bình mạnh mẽ, trong khi truyền thông Iran đáp trả Bắc Kinh rằng độc lập của Đài Loan là quyền lợi hợp pháp làm trang đầu. Twitter cũng bất ngờ thu hút sự chú ý với độc lập của Đài Loan, điều này cho thấy từ quan chức đến người dân ở Iran đều rất tức giận trước thủ đoạn hai mặt của Trung Quốc.

Trước sự tức giận của Iran, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên lập luận rằng, các quốc gia hội đồng hợp tác các nước Ả Rập vùng vịnh và Iran là bạn thân của Trung Quốc và việc Trung Quốc phát triển quan hệ với cả hai bên đều không nhằm vào bên thứ ba. Sau đó, lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Nam Hải đã cử Phó Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Hồ Xuân Hoa dẫn theo phái đoàn Kinh tế và Thương mại tới Iran để dập lửa.

Ông Hồ Xuân Hoa đã gặp Tổng thống Iran là Ebrahim Raisi tại Tehran, thủ đô của Iran và chuyển lời chào của ông Tập đến ông. Vào thời điểm đó, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc tuyên bố rằng, Trung Quốc đặc biệt nhìn nhận mối quan hệ Trung Quốc – Iran từ góc độ chiến lược và sẽ không dao động quyết tâm phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Iran. Trung Quốc kiên quyết ủng hộ Iran chống lại sự can thiệp từ bên ngoài và bảo vệ chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ và tôn nghiêm dân tộc.

Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đưa tin rằng ông Raisi rất thông cảm cho Trung Quốc. Tuy nhiên, các báo cáo của truyền thông Iran lại gần với sự thật hơn. Theo các báo cáo, ông Raisi đã thẳng thắn nói trong cuộc họp rằng, một số quan điểm mà ông Tập bày tỏ trong chuyến thăm khu vực gần đây đã làm dấy lên sự bất mãn và khó chịu trong người dân và cả chính phủ Iran.

Ông Raisi cho biết, Iran nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc bù đắp những quan điểm này, Ông Raisi cũng cho rằng chuyến thăm của phái đoàn Trung Quốc tới Iran là cơ hội tốt để mở rộng hợp tác kinh tế và thương mại, đồng thời nhấn mạnh các thỏa thuận quan trọng được ký kết giữa Iran và Trung Quốc trong các cuộc gặp tổng thống trước đây, nhấn mạnh sự cần thiết phải nỗ lực thực hiện các thỏa thuận song phương. Cũng chính là nói những yêu cầu của Iran không phải chỉ là mấy lời chót lưỡi đầu môi là có thể xoa dịu được mà còn đòi hỏi Trung Quốc phải chi rất nhiều tiền.

Rõ ràng, ông Hồ Xuân Hoa đi cùng với phái đoàn Kinh tế và Thương mại mục đích cũng nhằm đáp ứng yêu cầu này của Iran. Về vấn đề này, các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc chỉ nói một cách mập mờ rằng cùng hợp tác để thúc đẩy thực hiện kế hoạch hợp tác toàn diện Trung Quốc – Iran và thúc đẩy những tiến bộ mới liên tục trong hợp tác thực chất giữa hai nước.

Về điều này, truyền thông Iran đưa tin cụ thể và chi tiết hơn, rằng Trung Quốc và Iran sẽ cùng đầu tư vào các dự án trị giá hàng chục tỷ USD nhằm thúc đẩy hợp tác về kinh tế, công nghiệp, năng lượng, giao thông, tài chính và ngân hàng, đây đều là những dự án nằm trong thỏa thuận hợp tác 25 năm được ký kết giữa Trung Quốc và Iran vào năm 2021. Dù được cho là đầu tư chung nhưng Trung Quốc chắc chắn sẽ bỏ ra phần lớn nguồn vốn, nếu không sau đó Iran sẽ không dừng cơn giận.

Tạm thời không nói việc Ả Rập Saudi và các nước Ả Rập khác nhìn nhận thế nào về thói lật lọng của Bắc Kinh mà chỉ nói đến vấn đề rằng, nếu như người dân Trung Quốc những người khốn khổ vốn không đủ tiền chữa bệnh, không đủ tiền mua nhà, không tìm được việc làm hoặc thậm chí là không có lấy miếng ăn, không biết là họ sẽ cảm thấy thế nào khi họ biết rằng Trung Quốc đã tặng không hàng chục tỷ USD cho người ta. Liệu còn có bao nhiêu người vẫn tin vào lời nói dối “người dân là trên hết” của Bắc Kinh?

Giờ đây, Iran lại một lần nữa bày tỏ sự bất bình với Bắc Kinh và rất có thể đang buộc Trung Quốc phải bơm máu một lần nữa. Nếu Bắc Kinh không đồng ý những việc làm hòng gây tổn hại tinh thần và sức lực của Mỹ, ví như ủng hộ Hamas, viện trợ quân sự cho Nga, gây rối tình hình ở Trung Đông. Lúc này, Trung Quốc đang bị Iran nắm thóp. Rất có thể Bắc Kinh sẽ tiếp tục đáp ứng một số yêu cầu của Iran và dùng tiền để dập tắt ngọn lửa đang cháy.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới