Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ: đau đầu đới phó với thực phẩm giả

TQ: đau đầu đới phó với thực phẩm giả

Chúng ta biết rằng, muối rất rẻ, nhưng muối giả Trung Quốc còn rẻ hơn nữa. Trà giả, quả óc chó cũng giả. Nhiều thứ giả và độc, không thể tìm thấy ở nơi đâu khác. Dưới đây là 15 thực phẩm đáng sợ nhất thế giới xuất sinh từ Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực phòng chống của chính quyền.

Quả óc chó bê tông

Hãy tưởng tượng bạn đang đi dạo trong một khu chợ nông sản ở Trung Quốc và bắt gặp một cửa hàng bán óc chó. Bạn mua chúng về nhà, mở vỏ ra và bên trong lại cứng như đá. Đúng vậy, có những người bán hàng đã tối đa hóa lợi nhuận của họ bằng cách thay thế phần nhân hạt óc chó bằng những viên đá bê tông, sau đó họ sẽ lấy keo dán lại và bán hạt giả cho khách hàng. Mánh khóe này giúp tăng gấp đôi lợi nhuận bởi vì hạt óc chó được bán theo cân, với phần nhân bê tông nặng sẽ làm tăng tiền bán lên thêm.

Thịt bò giả

Thịt bò và thịt cừu bỏ vào nồi lẩu ở một số nhà hàng Trung Quốc thực chất được làm từ nhiều mảnh thịt vụn xay rồi ép thành cuộn thịt. Tại phía bắc đảo Hải Nam, chính quyền nước này đã tịch thu hơn 20.000 kg thịt lợn bị ngâm trong sáp paraffin, muối công nghiệp và các hóa chất chết người khác để thịt trông giống thịt bò hơn. Nó không chỉ gây nguy hiểm cho thực khách mà còn liên quan đến 20 triệu người theo đạo Hồi sống tại đây không sử dụng thịt lợn.

Chưa dừng lại ở đó, một số nơi, kẻ hám lợi còn sử dụng phần phế liệu thịt bò còn sót lại như nội tạng chưa được làm sạch để sản xuất thịt bò giả. Những phế liệu giá rẻ này được nghiền thành thịt băm, trộn với các hóa chất phụ gia để sản xuất thịt băm tổng hợp. Những doanh nghiệp vô đạo đức còn sử dụng thịt từ những con bò đã chết từ lâu hoặc bò giả để làm giả các dạng thịt bò hạng I bằng cách làm cho màu sắc giống với thịt bò tươi. Họ còn thêm các chất tạo màu như caramel và nitrat. Thậm chí, có một số người còn liều lĩnh kết hợp trứng trộn tinh bột hoặc sử dụng protein thực vật để tạo ra một loại thịt tổng hợp. Sau đó, họ thêm nhiều chất phụ gia khác nhau để làm cho chất này gần giống với thịt bò thật cả về hình dáng và kết cấu, mặc dù nó không chứa chút thịt nào.

Thịt bò giả có ở nhiều nơi, từ quán cơm ven đường đến nhà hàng hạng sang. Nó đã thống trị ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống hơn một thập kỷ qua. Từng có khá nhiều clip vạch trần loại thịt này, như cú lừa thịt bò Mông cổ chẳng hạn.

Cụ thể, thịt bò Mông Cổ này có ba loại. Loại thấp nhất có giá từ 60 đến 80 tệ mỗi kg, chỉ là da lợn và hóa chất phụ gia. Loại tầm trung bao gồm hỗn hợp thịt lợn và thịt vịt cùng với hóa chất phụ gia, có giá từ 80 đến 100 tệ mỗi kg. Còn loại cao cấp bao gồm thịt lợn và loại hóa chất phụ gia, có giá khoảng 100 đến 150 tệ. Nghĩa là với gần 1 kg thịt lợn được mang đi tẩm ướp và hóa trang thành thịt bò, người dân Trung Quốc phải trả 350.000 đến 500.000đ cho mỗi kg thành phẩm loại thịt bò giả này.

Hơn nữa, có thể thấy rằng danh sách các thành phần trên bao bì thịt bò Mông Cổ bao gồm cả vụn thịt lợn, vụn thịt vịt và các hóa chất như Natri cacbonat, thuốc tím 2,4-D và một số chất khác để đánh lừa vị giác. Trong một video, một người đàn ông tuyên bố đã mua thịt bò giả ở một khu chợ tại Bắc Kinh. Ông ấy nói rằng, con người ngày nay thực sự thông minh, họ có thể giả mạo bất cứ thứ gì. Hai miếng thịt bò tươi giả này trông cực kỳ giống thật, gần có màu sắc rất thật và quả là khó để mắt thường có thể nhìn rõ ràng. Ông ấy thử đốt bằng bật lửa, nó nhanh chóng bắt lửa và có mùi giống như mùi nhựa cháy.

Tiếp theo, đến với công nghệ làm thịt bò khô giả. Đầu tiên, họ có một miếng silicon công nghiệp chịu nhiệt dùng để làm khuôn. Họ đổ dung dịch hóa chất tạo thịt vào, nướng trong lò vi sóng. Sau khi nướng chín, những miếng thịt bò khô giả được lấy ra và phun màu nhiều lần sao cho không khác gì với đồ thật. Cuối cùng, thịt bò khô giả đã được hoàn thành.

Thịt cừu giả và sườn cừu giả

Đây cũng là một vấn đề đau đầu khác đối với người tiêu dùng trong những năm gần đây. Một số doanh nghiệp Trung Quốc nhằm cắt giảm chi phí đã trộn thịt chất lượng kém hoặc thậm chí là thịt ôi thiu với các hóa chất và hương liệu khác để chế biến đạt đúng mùi vị và chất lượng như thật. Nhìn bên ngoài, những chiếc sườn cừu giả này gần như không thể phân biệt được với sườn cừu thật. Họ sử dụng một loại enzyme đóng vai trò là chất kết dính, trộn thịt vịt, thịt gà và thịt bò cùng với các gia vị để tạo ra sườn cừu giả.

Muối giả

Trung Quốc cũng là nơi làm giả nhiều loại gia vị khác nhau. Các nhà hàng và người bán hàng giả sử dụng muối công nghiệp như một sự thay thế rẻ tiền hơn so với muối ăn. Muối công nghiệp thường được sử dụng cho việc rửa máy móc hay là các sản phẩm sản xuất như giấy, chất tẩy trắng và lốp xe. Nó không hề giống như muối ăn thông thường, mà nó có thể gây ung thư và phá hủy gan thận của con người.

Hạt tiêu đen cũng không loại trừ, nó được làm từ bùn, còn hạt tiêu trắng thì được làm từ bột mì. Một nghề kinh doanh rõ là kinh khủng. Lời biện hộ của người đàn ông này là gì, ông ta cho rằng: “Việc bán hạt tiêu giả là chấp nhận được vì gia vị giả không giết chết người”.

Đồ ăn từ thịt chuột

Nếu thích ẩm thực đường phố thì chú ý nhé, vì luôn có nhiều rủi ro cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu ở Trung Quốc thì khả năng rất cao là món thịt nướng thơm ngon mà bạn ăn thực chất chính là thịt chuột. Điều đáng lo ngại là đã từng có nhiều báo cáo về những người bán hàng rong ở Trung Quốc và thậm chí là các quán ăn cố tình dùng thịt chuột giả thịt lợn, thịt gà hay thịt cừu. Thịt chuột tất nhiên là rẻ nhưng đó còn có khả năng chứa những loại bệnh khác cho người như dịch hạch và những bệnh nguy hại khác.

Mật ong giả

Mật ong giả bao gồm nước đường, siro, thuốc trừ sâu trái phép. Nó thậm chí còn được trưng bày tại các kệ tại Mỹ bởi nó nhập khẩu từ Trung Quốc với nhãn mác giả. Hai công ty của Mỹ là Isolution và Crossfire đã bị bắt vì nhập khẩu mật ong không nhãn mác. Mật ong chế biến tại Trung Quốc cũng đã đi qua Việt Nam để ngụy trang nguồn gốc của nó.

Gạo xanh bí ẩn

Thêm một điều kỳ lạ nữa trong hai năm qua có một loại gạo có màu xanh tự nhiên đột ngột xuất hiện với số lượng rất lớn. Những lái buôn tuyên bố gạo xanh là đặc sản của vùng Đông Bắc Trung Quốc, nhưng trên các nền tảng mạng xã hội, rất nhiều người ở vùng đó bày tỏ sự ngỡ ngàng bởi vì chính họ cũng không biết. Và thế, chất lượng của loại gạo xanh bắt mắt được quảng cáo là không sử dụng chất tạo màu và chất phụ gia này để trở thành chủ đề được nhiều blogger đánh giá. Một blogger chia sẻ rằng: “Tôi đã mua một số loại gạo hoàn toàn tự nhiên, không có màu nhân tạo, với giá là 162 tệ/kg, loại gạo đắt nhất mà tôi đã mua cho đến nay. Hãy xem danh sách thành phần của nó bao gồm: bột ngô, bột cải bó xôi, bột lá dâu tươi, bột lá tre và nước. Danh sách thành phần thậm chí còn không có gạo”. Blogger đã đề cập rằng, màu của loại gạo này trông nhạt đi sau khi nấu, cơm xanh dính vào nhau, còn cảm giác lúc ăn thì giống như nhai xôi cứng do để tủ lạnh lâu ngày. Thậm chí nhai mạnh có thể làm rụng răng giả.

Trà giả

Gần như không thể tưởng tượng được rằng ngay cả lá trà cũng có thể bị làm giả. Trong một đoạn video quay cảnh một người phụ nữ trình diễn quy trình tạo hương thơm cho lá trà, cô ấy đổ nước thơm này vào cốc cho đúng tỉ lệ, mở công tắc máy nén khí hướng vòi phun vào bên trong một cái máy đang sao trà và phun nước thơm vào đó. Người này chia sẻ rằng, đây là quá trình thêm hương thơm trước khi trà được đóng gói. Chưa hết, để làm cho trà bắt mắt hơn, một số doanh nghiệp phi đạo đức còn phun thêm màu nhân tạo vào lá trà. Đã có nhiều báo cáo cho thấy, bột màu chì cromat được phun phủ trực tiếp vào trà khiến trà có vẻ ngoài xanh hơn, rực rỡ, bắt mắt hơn dù nó có bản chất độc hại và bị cấm sử dụng làm phụ gia thực phẩm.

Hải sâm giả

Sản phẩm này được tìm thấy ở một quầy hải sản tại một chợ đêm ở tỉnh Hồ Nam. Nó có giá 96 tệ nửa cân. Các bạn nghĩ rằng đây là hải sâm không? Người quay video này cho biết rằng cô ấy đã từng ăn hải sâm nhiều lần, nên khi cắn phải thứ này cô ấy thấy kỳ lạ và nghĩ rằng nó chính là hải sâm giả. Đã có báo cáo gây chấn động một thời về một nhà hàng nổi tiếng ở tỉnh Đại Liên đã sử dụng bọt biển thay thế cho hải sâm. Vị du khách du lịch này đã mua một đĩa hải sản với tương đương 1,8 triệu đồng và sau đó anh ta phát hiện càng cua được nhồi toàn bột mì. Hai người đàn ông này đã chi tới 400 tệ, tương đương với 1,4 triệu đồng, để mua một thùng tôm tít. Nhưng khi mở ra, anh ta đã thấy tôm rỗng thịt và bên trong còn chứa đá lạnh.

Mực cao su

Có quá nhiều thứ kinh khủng ở Trung Quốc khiến cho những ai đam mê hải sản phải giật mình. Đó là món mực giả làm từ cao su. Công nghệ này thậm chí đã xuất hiện ở Việt Nam. Mực giả có phần lưng màu đỏ tía, luộc lâu màu vẫn không bị phai. Khi chưa luộc, nó có độ đàn hồi rất cao. Đặc biệt khi nướng, mực không cong vào tự nhiên mà vẫn thẳng tuột, có mùi cháy khét chứ không hề thơm. Nếu như bằng mắt thường, ít ai có thể phân biệt được, mà chỉ khi chế biến mực giả mới lộ bản chất.

Rượu vang giả

Trung Quốc là đất nước có vấn nạn về rượu giả và như đã từng đề cập đến bia rượu giả ở Trung Quốc sản xuất mất vệ sinh như thế nào. Bây giờ là về rượu vang giả. Thống kê kinh hoàng được Hội đồng Rượu Bordeaux ước tính rằng, có 30.000 chai rượu giả được bán ra mỗi giờ ở Trung Quốc. Theo đó, 30% tất cả các loại rượu ở Trung Quốc là hàng giả và 70% rượu vang là giả. Một số rượu vang hóa gia không có nước nho lên men, chỉ là nước đường pha trộn với hóa chất. Một số chuyên gia cho biết các phụ gia của rượu vang giả có thể gây đau đầu, nhịp tim không đều và ung thư.

Trái cây Trung Quốc chứa ổ virus

Việt Nam không phải là nạn nhân duy nhất của thực phẩm nông sản bẩn từ Trung Quốc. Nhiều quốc gia khác cũng phải chịu hậu quả. Hơn nửa triệu người Úc đứng trước nguy cơ bị nhiễm viêm gan A sau khi tiêu thụ các sản phẩm trái cây đóng gói xuất xứ Trung Quốc. Hơn 70.000 gói trái cây Trung Quốc của công ty Pandy Scrap bán mỗi tuần tại Australia được cho là nguồn virus gây bệnh viêm gan A cho những người ăn phải. Viêm gan siêu vi A lây qua tiếp xúc với các nguyên liệu đã bị ô nhiễm bởi phân của người bệnh. Bệnh không đe dọa tính mạng nhưng có thể trở nặng ở người lớn tuổi, người bệnh gan mãn tính và người có hệ miễn dịch kém. Một làn sóng kêu gọi không sử dụng một số loại trái cây đóng gói nguồn gốc Trung Quốc đang lan rộng trong nước Úc. Ở Việt Nam, hoa quả Trung Quốc nhập lậu cũng nhiều lần bị phát hiện chứa chất độc hóa học có thể gây ung thư.

Nấm tươi

Các cơ quan chức năng của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã thu giữ 35 tấn nấm đang được xử lý bằng các chất công nghiệp có thể gây ung thư. Cụ thể, chúng được ngâm trong hóa chất Acid Citric công nghiệp, giúp bảo quản nấm tươi ngon tới một năm, trong khi chất này có hại cho hệ thần kinh của con người vì nó có thể gây dị ứng và ung thư. Ở Việt Nam, một số loại nấm tươi không rõ nguồn gốc rất có thể được nhập về từ Trung Quốc. Không những thế, trong những loại nấm đóng hộp thì 34% là chế biến sẵn từ Trung Quốc, tức khoảng 28.500 tấn mỗi năm.

Ngoài ra, giá đỗ có trồng dễ mấy thì Trung Quốc vẫn làm giả và xuất khẩu. Giá đỗ thường có tuổi thọ ngắn, bị úa hỏng nhanh chóng. Một số công ty vô đạo đức ở Trung Quốc đã cho chất tẩy rửa vào giá đỗ để đảm bảo độ trắng của giá. Thậm chí một số nơi khác còn sử dụng hóc môn tăng trưởng để thúc đẩy sự nảy mầm. Tiêu thụ loại giá đỗ này vào một thời gian dài sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư cùng sự ra đời của nhiều trẻ em bị dị tật bẩm sinh.

Công chúng đã liên tục chỉ trích chính quyền Trung Quốc vì đã không có đủ chế tài cho cái gọi là quy định về giám sát an toàn thực phẩm. Nhiều vụ việc bị phanh phui cho thấy quan chức tham nhũng để bao che cho các doanh nghiệp. Dần dần, sự nguy hiểm của thực phẩm độc hại gần như vượt khỏi tầm kiểm soát. Những thứ đồ giả trên cũng đã phần nào phác họa được thực trạng hiện nay của xã hội Trung Quốc khi hàng tỷ sinh mệnh đã và đang bị đầu độc vì vắc xin, sữa bột độc hại, xã hội ô nhiễm và thực phẩm độc hại.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới