Monday, December 30, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiTQ giảm mạnh nhập khẩu gạo và hạt tiêu Việt Nam, vì...

TQ giảm mạnh nhập khẩu gạo và hạt tiêu Việt Nam, vì sao?

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện Trung Quốc tăng mua nông sản Việt, nhưng giảm mạnh nhập khẩu gạo và hồ tiêu. Điều này trái ngược với nhiều dự báo trước đó từ phía Việt Nam.

Trừ gạo và tiêu, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam được Trung Quốc thu mua mạnh, nhất là rau quả

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều mặt hàng đạt hơn tỉ đô trong 7 tháng năm 2024 khi xuất sang Trung Quốc như rau quả đạt 2,5 tỉ USD. Tuy nhiên gạo và hồ tiêu lao dốc mạnh, lần lượt giảm hơn 68% và 85% so với cùng kỳ năm trước.

Siết chất lượng hạt gạo
Ngày 14-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Thân (TP.HCM), một đơn vị trung gian chuyên thu mua gạo xuất khẩu, có 80% đơn hàng xuất sang Trung Quốc, lý giải: Trung Quốc nâng tiêu chuẩn về chất lượng gạo lên so với trước. Từ gạo thơm, gạo cao cấp, gạo ST24… đều rất khắt khe về chất lượng và mẫu mã bao bì. Còn gạo chế biến, Trung Quốc chỉ nhập gạo giá rẻ, số lượng lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu của mình ít khi “đánh” sang Trung Quốc loại gạo này nên khó cạnh tranh với các đối thủ ở những quốc gia khác.

Trong khi đó, một chủ nhà máy gạo ở tỉnh An Giang giải thích Trung Quốc đang nằm trong top 5 thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, là thị trường chủ lực của gạo Việt chỉ giai đoạn năm 2010 – 2018.

“Giai đoạn này, gạo Việt bán sang Trung Quốc nổi lên mạnh, vượt Philippines, Cuba, Indonesia. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn ở Trung Quốc có chương trình kiểm dịch khắt khe với gạo nhập và tăng tiêu thụ nông sản nội địa”, chủ nhà máy gạo này nói.

Trong danh sách có hơn 200 doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Việt Nam, riêng thị trường Trung Quốc, trước đây chỉ có 20 doanh nghiệp xuất khẩu có “hộ chiếu” tại thị trường này, hiện nay là 22 doanh nghiệp.

Nhìn góc độ này, chủ nhà máy gạo này lý giải thêm: “Sau 1 – 2 năm, 22 doanh nghiệp này được Trung Quốc đánh giá lại khi đưa vào hàng rào kỹ thuật, tức doanh nghiệp xuất khẩu bị giới hạn. Hơn nữa, Trung Quốc chỉ ăn gạo ST21, gạo thơm, nếp để sản xuất làm bánh, gạo có độ nở tốt như gạo 504. Các doanh nghiệp Việt chiếm 80 – 90% bán gạo thơm, nên thị trường này không có nhu cầu”.

Giải thích thêm lý do, theo một lãnh đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cơ cấu nhập khẩu lương thực của Trung Quốc cũng bị tác động bởi hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc không có thay đổi nhiều qua các năm (vẫn hạn ngạch nhập hơn 2,6 triệu tấn/năm). Mặt khác, nhiều gạo chất lượng cao trên thị trường nên Trung Quốc lại chú trọng vào khâu đóng gói bao bì bắt mắt, cụ thể là bao bì gạo Thái được đánh giá cao hơn bao bì gạo Việt.

Hạt tiêu Trung Quốc giá đang thấp
Về hồ tiêu, theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), Trung Quốc từng là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn thứ hai của Việt Nam, nay đã tụt xuống vị trí thứ năm sau Mỹ, Đức, Ấn Độ và UAE.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng nguyên do chính là giá tiêu nội địa của Trung Quốc đang thấp hơn so với hàng nhập khẩu; nhu cầu chi tiêu của người dân giảm và lượng hàng tồn kho còn đủ dùng.

“Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang tập trung làm tiêu sọ trắng, xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU vì được giá; trong khi xuất sang Trung Quốc giá thấp mà còn bị siết chặt xuất khẩu tiêu tiểu ngạch”, một doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu cho hay.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới